10 người phụ nữ và thương hiệu do họ vận hành góp phần thay đổi thị hiếu ăn mặc

Ngày đăng: 19/10/20

Khi nghĩ về các thương hiệu thời trang được sáng lập hay vận hành bởi phụ nữ, mường tượng viễn cảnh về một tổ chức được vận hành bởi phụ nữ đủ mọi ngành nghề ắt hẳn sẽ xuất hiện trong suy tưởng của phần lớn, từ những công việc như thiết kế, nghiên cứu, tiếp thị, tất cả là sự kết nối và thấu hiểu về nhu cầu giữa phụ nữ với nhau.

Nhận định trên, một cách nào đó, thì hoàn toàn không sai. Nhiều nhân vật được nể trọng vô cùng trong ngành thời trang, từ biên tập viên, nhà doanh nghiệp là phụ nữ. Trong giới kinh doanh, những phụ nữ là buyer nổi tiếng trong ngành như Elizabeth von der Goltz (tại Net-A-Porter), Lisa Aiken (tại Moda Operandi), Brigitte Chartrand (tại SSENSE), Olivia Kim (tại Nordstrom).

Phụ nữ cũng là đối tượng tiêu thụ thời trang trọng yếu. Theo nghiên cứu thống kê, phụ nữ tiêu tốn gấp 3 lần đàn ông cho quần áo, định mức giá trị doanh thu lên tới 159 tỷ đô vào năm 2017 (theo bài viết thống kê được đăng tải bởi CFDA (hội đồng các nhà thiết kế thời trang Mỹ), tạp chí Glamour, công ty tư vấn doanh nghiệp McKinsey&Company). Nếu không có sức tiêu thụ của phụ nữ, kinh doanh thời trang sẽ vô cùng khó khăn.

Tuy là vậy, khi chỉ tính đến lĩnh vực thiết kế thời trang, đàn ông lại nắm giữ vai trò chủ chốt là giám đốc sáng tạo tại những thương hiệu thời trang lớn. Dựa theo nghiên cứu của tờ Business of Fashion đối với tuần lễ thời trang Xuân-Hè 2017, 40,2% trong tổng số 371 đối tượng khảo sát là nhà thiết kế nữ. Khảo sát cũng đồng thời tăng cường mức độ hiển nhiên của sự thật, rằng tuy chỉ có dưới 50% thương hiệu thời trang lớn được dẫn dắt bởi phụ nữ, nhưng tất cả đều liên tục nằm trong danh sách được mến chuộng, bởi phụ nữ.  

Những thương hiệu di sản như Givenchy, Chanel, Prada, Dior đều đặt dưới sự dẫn dắt của phụ nữ. Những thương hiệu thời trang tân thời và nổi trội hiện nay như Fenty, Bode, Simone Rocha, Brother Vellies, Stella McCartney, và Cushnie cũng tương tự là vậy. Theo một báo cáo vào 2018 của tờ The New York Times đã chỉ ra 85% những cử nhân thời trang đều là nữ giới. Trong số đó có 86% tốt nghiệp từ Fashion Institute of Technology (FIT) và 93% tốt nghiệp từ Pratt Institute.

Ngành công nghiệp thời trang phát triển được như hiện tại là bởi sự góp công vô cùng lớn của những người phụ nữ đã chuyên tâm và cống hiến để kiến tạo ra một ngành công nghiệp thật sự sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu của chính những người như họ. Dưới đây là danh sách những người phụ nữ đang truyền cảm hứng và góp phần thay đổi khiếu thị ăn mặc của mọi phụ nữ.

Robyn “Rihanna” Fenty

@BADGALRIRI. 32 TUỔI. CA SĨ KIÊM NHÀ THIẾT KẾ/ SÁNG LẬP CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG FENTY, SAVAGE X FENTY, FENTY BEAUTY

Rihanna là một thế lực đầy uy quyền của ngành giải trí. Nữ ca sĩ chuyển mình thành giám đốc điều hành kinh doanh của những thương hiệu do chính cô sáng lập ra, cùng với giám định chuyên môn và đầu tư bởi tập đoàn LVMH. Từ khi còn ở độ tuổi thiếu niên, album đầu tay với tên gọi Music of The Sun đã được cô ra mắt vào năm 2005. Một năm sau cô chuyển đến Mỹ từ quê nhà tại Saint Michael – Barbados và bắt đầu sự nghiệp rực rỡ của mình.

2017, Rihanna ra mắt thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình – Fenty Beauty. Một năm sau, Savage x Fenty – một dòng sản phẩm nội y với giá thành hợp lý, chỉ dành riêng cho những hội viên đã được đón nhận bởi hàng triệu phụ nữ. Sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho những người gặp khó khăn, cũng giống như Rihanna, trong việc tìm kiếm những trang phục nội y phù hợp với vóc dáng và sắc độ làn da. Sự ra đời của Savage x Fenty được xem là đối thủ cạnh tranh trực diện với thương hiệu Victoria’s Secret.

Tiếp nối đó, Fenty, thương hiệu thời trang cao cấp được chính thức ra mắt. Theo những gì mà tập đoàn LVMH tuyên bố, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của họ thiết lập một thương hiệu thời trang được sáng lập và dẫn dắt bởi một người phụ nữ (còn là một người phụ nữ da màu). Những chiếc đầm corset, những thiết kế hai mảnh rời đơn sắc nằm trong BST đầu tiên được đánh giá là vô cùng nổi bật.

nhà thiết kế

Rihanna, tuy rằng không phải là ca sĩ đầu tiên ra mắt dòng sản phẩm quần áo của riêng mình, nhưng tuyệt nhiên được đánh giá cao hơn những bậc tiền bối trước đó của cô bởi những thiết kế sáng tạo, hoàn toàn mới mẻ và đó thực sự là những gì mà ngành thời trang đang cần.

Simone Rocha

@SIMONEROCHA, 33 TUỔI, NHÀ SÁNG LẬP KIÊM GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO CỦA THƯƠNG HIỆU SIMONE ROCHA.

Tính đến nay đã hơn một thập kỷ kể từ khi Simone Rocha sáng lập nên thương hiệu của riêng mình, đậm đà bản sắc với những thiết kế bằng lưới, trang sức ngọc trai, những chiếc áo cánh với chi tiết cổ đính kết kỳ công, tất cả được pha trộn cảm hứng và biến tấu của tinh thần gothic. Đó là dấu ấn cô đọng lại trong lòng của những người mến mộ thương hiệu.

Simone Rocha là con gái của nhà thiết kế người Anh nổi danh – Johan Rocha và bà Odetta – quản lý của ông. Simone Rocha từ bé đã được thừa hưởng niềm đam mê thời trang từ gia đình. Bản thân NTK cũng có tư duy thiết kế khác với cha của mình. Bằng việc dẫn dắt một đội ngũ nhân lực là những người phụ nữ, NTK lắng nghe về những ý tưởng và mong muốn từ chính họ về thời trang. Rút ra những bài học quý giá, đối với Simone, thời trang dành cho phụ nữ không chỉ có sự nữ tính, mà còn phải thực tế và dễ ứng dụng.

“Là một người phụ nữ làm công việc thiết kế cho những người phụ nữ là một đặc quyền. Mọi người sẽ nghĩ có rất nhiều phụ nữ tham gia vào quá trình sản xuất, và điều đó hoàn toàn đúng đối với thương hiệu của chúng tôi”

Simone Rocha chia sẻ trong bài phỏng vấn cùng tờ The New York Times

Mỗi mùa mới, Simone Rocha lại mở rộng biên độ của tính nữ với các bộ sưu tập của mình. Bộ sưu tập Ready-To-Wear mùa Thu 2020 vừa qua, lấy cảm hứng bởi vở kịch Riders to the Sea của nhà văn John Millington Synge, là một trong những sáng tạo ấn tượng và đa sắc thái nhất từ trước tới nay. Phụ kiện tóc bằng ren, những chiếc nơ lụa to bản, và những chiếc đầm “đi đẻ” của sản phụ đều được giới thiệu trong bộ sưu tập này.

“RIDERS TO THE SEA” KỂ CÂU CHUYỆN VỀ HÀNH TRÌNH HỒI PHỤC CỦA MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ SAU CÁI CHẾT CỦA CẢ GIA ĐÌNH MÌNH.

Với sự nhận định tích cực và tán tụng dành cho BST mới, không hoài nghi nào về việc Simone Rocha sẽ tiếp tục là một cái tên được nhắc tới trong ngành thời trang trong tương lai, với tôn chỉ hoạt động giúp chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng bởi phụ nữ và thiết kế những trang phục với hình ảnh của họ trong tâm trí.

Maria Grazia Chiuri

@MARIAGRAZIACHIURI, 56 TUỔI, GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO DÒNG SẢN PHẨM THỜI TRANG NỮ CỦA DIOR

Suốt hai thập kỷ, bà Maria Chiuri là đồng giám đốc sáng tạo của thương hiệu Valentino cùng với ông Pierpaolo Piccioli – người vẫn tại nhiệm tại nhà mốt. Việc NTK gốc Ý chia tay người đồng nghiệp của mình suốt quãng thời gian dài gắn bó và trở thành giám đốc sáng tạo nữ đầu tiên trong lịch sử của dòng sản phẩm thời trang cao cấp dành cho nữ tại Christian Dior đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Không những thế, Maria Chiuri còn thử nghiệm và phát triển phong cách thiết kế riêng biệt so với những gì quen thuộc đã từng được áp dụng khi còn bên cạnh Piccioli.

Dưới sự dẫn dắt của bà, Dior đã làm tái sinh sản phẩm mang tính biểu tượng của hãng – chiếc túi Saddle Bag, vốn hết mực được yêu chuộng bởi rất nhiều những ngôi sao và người mến mộ thời trang kể từ khi nó được tái xuất hiện vào năm 2018. Nhà mốt nước Pháp cũng hài lòng với thể hiện của Maria khi định mức doanh thu tăng 15% vào năm ngoái.

Nhưng vượt trên tất cả là di sản sáng tạo và sức ảnh hưởng mà bà Maria Chiuri tác động đến phong trào nữ quyền trong xã hội hiện đại.

Cho BST mùa Xuân 2018, Grazia Chiuri đã lấy cảm hứng từ bài luận của Linda Nochlin vào năm 1971 “Tại sao từ trước đến nay không có những người nữ nghệ sĩ vĩ đại?” (“Why Have There Been No Great Women Artists?”). Không chỉ phát ra những bản copy của bài luận này, bà còn in tựa của nó lên những chiếc áo phông của hãng. BST mùa Hè 2020, bà tiếp tục lại đưa loạt đại diện tiêu biểu của những vị nữ thần xuyên suốt lịch sử lên trên những vách dựng của show diễn với khẩu ngữ “Sẽ thế nào nếu phụ nữ thống trị thế giới?” (What If Women Ruled The World?).

Show diễn vào tháng 3 vừa qua, Maria lại một lần nữa đưa chủ đề nữ quyền là trọng tâm, khi bày trí hàng loạt bảng hiệu với ánh đèn sáng chiếu rất nhiều khẩu hiệu ủng hộ nữ quyền mà nổi bật trong đó là những khẩu ngữ như “Đồng thuận” (Consent) hay là “Khi phụ nữ hành động, thế giới sẽ ngừng đọng” (When Women Strike The World Stops). Rất nhiều những khẩu hiệu và biểu ngữ khác nhau ủng hộ cho bình đẳng của phụ nữ và đề cao nữ quyền trong xã hội hiện đại được bày trí trên trần của sàn diễn. Đây đều là tác phẩm của nghệ sĩ nữ ủng hộ nữ quyền – Claire Fontaine.

https://www.youtube.com/watch?v=B7JjJHUwqCE

Vào năm ngoái, bằng những đóng góp không ngơi nghỉ trong cuộc chiến đòi hỏi quyền bình đẳng cho phụ nữ, Maria Chiuri đã được phong tặng huy chương danh dự và danh hiệu cao quý nhất dành cho một công dân của Pháp từ chính bộ trưởng bình đẳng giới – Marlène Shiappa.

Stella McCartney

nhà thiết kế
@STELLAMCCARTNEY. 48 TUỔI. GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO VÀ NHÀ SÁNG LẬP THƯƠNG HIỆU STELLA MCCARTNEY.

Nhắc đến thời trang bền vững sẽ không thể không nhắc đến Stella McCartney, bởi cô luôn là một trong những người ủng hộ tuyệt đối và tiên phong cho ngành công nghiệp này. Những gì mà Stella McCartney và thương hiệu của cô đang làm để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành, khiến nó được xem như một thước đo chuẩn mực cho các doanh nghiệp có đủ để được công nhận là một thương hiệu thời trang bền vững và những nỗ lực mà họ bỏ ra có thật sự đáp ứng được chuẩn mực khắt khe của thời trang bền vững.

Những gì mà Stella McCartney duy trì cam kết đối với ngành công nghiệp thời trang bền vững, ngày càng được phát triển và những thông điệp từ nó vẫn luôn được truyền phát một cách minh bạch, tỏ tường và liên tục, suốt mùa này qua mùa khác theo nhịp tiến của ngành công nghiệp thời trang.

BST mùa Thu 2020, McCartney đã để người mẫu mặc những trang phục giả hình như động vật trên sàn diễn, kèm theo một chiến dịch truyền thông trên Instagram với những hình ảnh hoạt họa động vật như trong hoạt hình, thể hiện những tuyên ngôn như “Áo khoác (bằng lông) của tôi sẽ đẹp hơn nếu như nó vẫn ở trên người tôi”, “Cáo là gì? Cáo không phải là thời trang”… Những bst từ trước đến nay của McCartney vẫn được biết đến rộng rãi bởi hành vi tuyệt đối không xâm hại đến động vật sống.

https://www.instagram.com/p/B9KNWPfJzwf/?utm_source=ig_embed

Tính đến nay, Stella McCartney đã có 32 năm kinh nghiệm trong ngành, và từng có thời thời gian đảm nhiệm vai trò giám đốc sáng tạo của thương hiệu Chloé. Thêm vào đó, bên cạnh những nỗ lực của cô đối với thời trang bền vững, McCartney còn được biết đến với phong cách thiết kế đề cao sự nữ tính và mang đậm ảnh hưởng, tinh thần của Anh Quốc. Bởi thế, NTK đã từng vinh hạnh và tín nhiệm để được thiết kế đầm cướ cho Công nương Sussex – Meghan Markle trong buổi lễ kết hôn của cô và Hoàng tử Henry. Theo tờ Harper’s Bazaar UK, một trong những nguyên do thuyết phục hơn cả để Stella McCartney được tín nhiệm cho vai trò này là bởi vì “cô là một người phụ nữ, của một người phụ nữ”.

Clare Waight Keller

@CLAREWAIGHTKELLER. 49 TUỔI. CỰU GIÁM ĐỐC NGHỆ THUẬT CỦA THƯƠNG HIỆU GIVENCHY.

Vào tháng 3 năm nay, Clare Waight Keller chính thức công bố về việc rời khỏi vị trí của mình tại nhà mốt Givenchy sau những cống hiến trọn vẹn của mình cho nhà mốt sau hơn 2 năm gắn bó. Trước đó, Clare Waight Keller có một bề dày chiến tích đáng kể trong làng thời trang thế giới. Ngay từ khi tốt nghiệp, cô đã được chiêu mộ bởi Calvin Klein để thiết kế cho dòng sản phẩm CK Calvin Klein, và từ đó nhanh chóng giúp cho dòng sản phẩm này thành công hơn trên thị trường. Sau đó, Keller chuyển công tác đến thương hiệu Ralph Lauren, và tiếp nối đó là quãng thời gian gắn bó cùng với Gucci.

Clare Waight Keller lần đầu đảm nhiệm vai trò mới là giám đốc sáng tạo khi đảm nhiệm nó tại thương hiệu Pringles of Scotland kể từ 2005 cho tới tận năm 2011. Tiếp đó, cô kế thừa vai trò giám đốc sáng tạo từ tay của Phoebe Philo tại nhà mốt Chloé, thổi một sức sống mới và khiếu thị đầy tính nữ tới thương hiệu này. Với dạn dày kinh nghiệm và thành tựu trong sự nghiệp, Clare Waight Keller tiếp tục được tín nhiệm để kế thừa vai trò giám đốc sáng tạo của Givenchy từ Ricciardo Tischi khi Tischi chuyển đến công tác tại thương hiệu Burberry.

ĐẦM CƯỚI CỦA MEGHAN MARKLE BỞI CLARE WAIGHT KELLER CHO GIVENCHY.

Chỉ với 2 năm tại nhiệm tại Givenchy, Keller đã được thiết kế chiếc đầm cưới được truyền thông tung hô cho Công nương Sussex – Meghan Markle. Clare cũng được Meghan Markle tín nhiệm để xin lời khuyên về cách ăn mặc, nhân những dịp cô tham dự đám cưới Hoàng gia Anh, hay là dịp đi dạo riêng cùng với Nữ hoàng nước Anh. Không những thế, công nương Sussex còn trao tặng giải thưởng Nhà thiết kế (của hội đồng thời trang Anh Quốc) của năm cho hạng mục trang phục nữ vào năm 2018 cho Keller. Tại lễ trao giải, Keller phát biểu “Sự gắn kết và thấu hiểu sâu sắc là nền tảng giúp phụ nữ luôn có thể hỗ trợ và tôn vinh lẫn nhau.”

Carly Cushnie

@CARLYCUSHNIE. 31 TUỔI. ĐỒNG SÁNG LẬP KIÊM NHÀ THIẾT KẾ CỦA THƯƠNG HIỆU CUSHNIE.

Để trở nên thành công có 2 lựa chọn thường dành cho hầu hết mọi nhà thiết kế: tiến bước theo dấu chân của những người tiền nhiệm bằng cách phụ trợ và tích lũy kinh nghiệm từ họ tại các thương hiệu lớn, hoặc tự bước bằng chân đôi chân của mình. Carly Cushnie là một thành công lớn, là một ví dụ điển hình cho trường hợp thứ hai, sự lựa chọn mà không phải ai cũng dám dấn thân vào.

2008, sau khi tốt nghiệp tại trường thiết kế danh tiếng Parsons và thực tập tại các thương hiệu Proenza Schouler, Donna Karen và Oscar de la Renta, Cushnie cùng với người bạn học Michelle Ochs của mình thành lập nên thương hiệu thời trang mang tên Cushnie et Ochs. Bên cạnh việc thiết kế, cặp đôi cũng là những người hoạt ngôn đại diện cho phụ nữ đi làm, kể những câu chuyện thành công của riêng họ trong quá trình lập nghiệp tới những ai quan tâm lắng nghe với hy vọng sẽ giúp tiếp thêm cảm hứng và sức mạnh để họ vượt qua những chướng ngại, khó khăn trong quá khứ và theo đuổi sự nghiệp, mục tiêu của bản thân.

MICHELLE OBAMA TRONG THIẾT KẾ CỦA CUSHNIE.

10 năm sau, Michelle Ochs rời khỏi thương hiệu của mình, buộc Carly Cushnie phải một mình vận hành doanh nghiệp. Mất đi người bạn đồng hành suốt một thập kỷ không làm cô chùn bước, thay vào đó khiến cô thúc mình để thực nghiệm những gì mới mẻ, và đó là lúc thương hiệu giới thiệu dòng sản phẩm thiết kế bằng denim, và thiết kế phụ kiện với chi tiết được cẩn trọng trau chuốt. Thiết kế Cushnie trở nên được đón nhận rộng khắp bởi tính vừa vẹn tuyệt đối, và đó là lý do mà các nữ minh tinh như Jennifer Lopez, Ashley Graham, Lupita Nyong’o hay thậm chí là Michelle Obama, hết mực ngợi khen nhà thiết kế.

Marine Serre

@MARINESERRE_OFFICIAL. 28 TUỔI. NHÀ SÁNG LẬP VÀ GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO CỦA THƯƠNG HIỆU MARINE SERRE.

Khi chỉ mới trình làng được 6 bộ sưu tập, Marine Serre đã để lại những dấu ấn nổi bật trong làng mốt thế giới. Không chỉ liên tục được nhắc tới bởi những chuyên gia đầu ngành, những thiết kế của thương hiệu cũng được ưu ái mặc bởi họ. Nổi bật nhất là những chiếc quần tất, trang phục bó sát in họa tiết mặt trăng nổi bật của thương hiệu. Bên cạnh sở trường là những họa tiết in lạ mắt, Serre còn được biết đến với phong cách thiết kế theo trường phái bẻ cong Phản Địa Đàng (overarching dystopian). Phong cách này được thể hiện ấn tượng trong show diễn mùa Thu 2020 vào tháng Ba tại Paris vừa qua với những biến thể sáng tạo, thời trang của trang phục bảo hộ phòng độc.

Khi còn học thiết kế tại trường La Cambra tại Bỉ, Serre từng là thực tập sinh tại Maison Margiela, Alexander McQueen và Dior dưới thời của Raf Simons. Cả ba nhà thiết kế này đều được biết đến bởi phong cách thiết kế độc đáo và một công trình sáng tạo khơi gợi cảm hứng. Tuy là vậy, ưu tiên hàng đầu của Serre vẫn luôn thực tế hơn là các nhà thiết kế nam cô từng phụ trợ; cô luôn muốn được nhìn thấy những mọi người mặc được thiết kế của cô trong mọi hoàn cảnh thường nhật.

Marine Serre chia sẻ trong một bài phỏng vấn cùng SSENSE. Khi còn học thiết kế tại trường La Cambra tại Bỉ, Serre từng là thực tập sinh tại Maison Margiela, Alexander McQueen và Dior dưới thời của Raf Simons. Cả ba nhà thiết kế này đều được biết đến bởi phong cách thiết kế độc đáo và một công trình sáng tạo khơi gợi cảm hứng. Tuy là vậy, ưu tiên hàng đầu của Serre vẫn luôn thực tế hơn là các nhà thiết kế nam cô từng phụ trợ; cô luôn muốn được nhìn thấy những mọi người mặc được thiết kế của cô trong mọi hoàn cảnh thường nhật.

“Đối với tôi, quan trọng nhất là sự kết nối với thực tại, hơn là thêu dệt những giấc mộng xa vời”

Marine Serre chia sẻ trong một bài phỏng vấn cùng SSENSE

Bộ sưu tập tốt nghiệp của Serre đã thu hút được sự chú ý của một cửa hàng thời trang tân thời tại Paris là The Broken Arm, biên tập viên của i-D Magazine và giám đốc sáng tạo của Balenciage là Demna Gvasalia – người đã bày tỏ nguyện vọng muốn cô về làm việc cho thương hiệu. Nhưng với những đơn đặt hàng đến từ những ngành bán lẻ thời trang như Opening Ceremony, SSENSE, Dover Street Market, đã giúp tiếp thêm sự tự tin để Serre quyết định đi trên con đường của riêng mình.

MARINE SERRE LÀ QUÁN QUÂN CỦA LVMH PRIZE 2017.

Quyết định đó của Serre là hoàn toàn sáng suốt, bởi sau đó tập đoàn LVMH đã để ý đến tài năng của cô. Trở thành thí sinh trẻ tuổi nhất từng lọt vào danh sách thí sinh của vòng chung kết của cuộc thi LVMH Prize for Young Designer. Những thiết kế của Serre lập tức gây được ấn tượng tới hội đồng giám khảo gồm các giám đốc sáng tạo đầu ngành như Phoebe Philo, Karl Lagerfeld và Nicolas Ghesquiere. Serre đã trở thành người thắng giải của cuộc thi năm đó.

Aurora James

@AURORAJAMES. 33 TUỔI. NHÀ SÁNG LẬP KIÊM GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO CỦA THƯƠNG HIỆU BROTHER VELLIES.

Aurora James nổi tiếng với vai trò là nhà sáng lập và giám đốc sáng tạo của Brother Vellies – thương hiệu phụ kiện được yêu thích bởi cộng đồng tín đồ của sản phẩm giày dép, túi xách thiết kế. Aurora là một người phụ nữ tiên phong trong lĩnh vực giao thương. Thương hiệu của cô được đặt tên theo tư duy thời trang cấp tiến, khi phát triển kiểu bốt sa mạc truyền thống của dân bản địa châu Phi, giày da lộn (velskoen). Mục đích ban đầu chỉ là để hỗ trợ những nghệ nhân của các nước Nam Phi, Kenya, Ma-rốc và ngành giày dép tại châu Phi và danh tiếng của họ.

“Có nhiều thương hiệu giày từ thiện, nhưng đưa họ chi phí hỗ trợ sẽ không thể sánh bằng việc trao cho họ cơ hội để làm việc”, James chia sẻ về động lực thúc đẩy đằng sau việc thành lập thương hiệu. Tất cả những xưởng thiết kế của Brother Vellies tại châu Phi đều thuộc bản xứ, với nguồn nhân lực đa giới tính, xu hướng tính dục, nền tảng và sắc tộc. Thương hiệu cũng hoạt động với mục tiêu vì môi trường, không chỉ bởi bản chất thân thiện với môi trường trong cách vận hành kinh doanh quy mô nhỏ của những nghệ nhân bản địa, mà còn là cách sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình thiết kế như chất liệu da chế tác từ rau củ nhuộm, nguyên liệu từ bánh xe được tái chế, gỗ khắc tay, lông nhuộm màu tự nhiên bằng các loại hoa.

“Tôi cảm thấy rằng chúng ta nên trân quý trái đất này và hành động vì điều đó, bởi trái đất bây giờ đang là của chúng ta, nhưng tương lai vẫn chưa thể nào xác định”

Aurora James chia sẻ.

Vào năm ngoái, Aurora James đã gặt hái thêm hơn nhiều sự công nhận, thành tựu. Tháng Năm 2019, cô được trao tặng giải thưởng “Nhà thiết kế Canada ở quốc tế”. Ngay trước đó, Nicki Minaj – nữ nghệ sĩ/rapper đình đám xuất hiện tại sự kiện Met Gala trong một thiết kế giày bốt của Brother Vellies.

BEYONCÉ TRONG THIẾT KẾ GIÀY BỐT PALM BOOTS TRỨ DANH CỦA BROTHER VELLIES.

Stylist Shiona Turini, trong vai trò là thiết kế phục trang, đã tận tay lựa chọn các mẫu thiết kế giày da rắn Palm Boots để xuất hiện xuyên suốt bộ phim Queen & Slim – một bộ phim gây được tiếng vang và giành được các giải thưởng điện ảnh. Ngay tại thành phố của những giấc mơ Los Angeles, không ai thể hiện rõ sự ủng hộ của mình tới thương hiệu hơn là nữ nghệ sĩ Beyoncé. Chính điều này giúp góp phần đưa sự nghiệp của James lên một tầm cao mới.

Emily Adams Bode

@BODEPERSONAL. 30 TUỔI. NHÀ SÁNG LẬP KIÊM GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO CỦA THƯƠNG HIỆU BODE.

 

Về cốt lõi, Emily Adams Bode là một nhà thiết kế trang phục nam giới. Có các show diễn tại tuần lễ thời trang nam giới tại Paris, và vừa gần đây mở một cửa hàng tại phố Chinatown ở Manhattan (Mỹ) và kinh doanh chủ yếu thời trang dành cho nam. Những khách hàng thân thuộc mến chuộng thiết kế của Bode có thể kể đến là nam ca sĩ Leon Bridges, diễn viên Jordan Peele, ca sĩ Harry Styles.

Tuy tập trung thiết kế cho đối tượng khách hàng là nam giới, Emily Adams Bode vẫn cần phải được điểm tên trong danh sách này vì cô là nhân tố hiếm hoi trong làng thời trang thế giới, là nữ giới nhưng thiết kế cho nam. So với số lượng các nhà thiết kế nữ thiết kế cho nữ, hay đảm nhiệm vai trò dẫn dắt một thương hiệu thời trang/ doanh nghiệp thì số lượng các nhà thiết kế nữ thiết kế cho nam lại càng khó kiếm. Emily Adams Bode không chỉ thuộc nhóm thiểu số, cô còn rất thành công với sự lựa chọn của mình, và điều đó khiến cô trở thành một cái tên nổi bật trong danh sách này.

Hơn nữa, sự phổ biến của phong cách ăn mặc phi giới tính (unisex) cũng góp phần giúp Bode thu hút được một lượng nhất định đối tượng khách hàng là phụ nữ. Dòng sản phẩm khoác ngoài của Bode – Wes Anderson là một sự lựa chọn phù hợp cho phụ nữ. Dòng sản phẩm này có nhiều mẫu thiết kế biểu trưng như những bộ trang phục hai mảnh phối rời mặc để đi cắm trại, những mẫu thiết kế vải đắp được hoàn toàn làm từ các chất liệu mang đậm chất hoài cổ, hiếm có khó tìm (bởi nguồn cung ứng nguyên liệu), và lại còn đi theo theo đường hướng bền vững.

Bode, tuy chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, nhưng chính xác là một ví dụ tốt trong ngành công nghiệp thời trang trong việc dung hòa giữa yếu tố sáng tạo trong thời trang với nhận thức bảo vệ môi trường sẽ kiến tạo ra những thành phẩm thức thời và hợp mốt đến thế nào.

Miuccia Prada

@PRADA. 70 TUỔI. GIÁM ĐỐC SÁNG TẠO CỦA THƯƠNG HIỆU PRADA.

Miuccia Prada không phải lúc nào cũng đeo đuổi sự nghiệp thời trang xuyên suốt cuộc đời bà. Với cái tên trước đây – Maria Bianchi – một nhà thiết kế thời trang với di sản lớn lao như người đời biết ở thì hiện tại, thực chất, từng là một sinh viên của ngành Chính trị học tại trường đại học Milan. Sau khi có tấm bằng thạc sĩ, bà còn chuyển hướng sang làm diễn viên câm kịch trước khi tham gia vào đảng Cộng sản của Ý.  Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí thời trang, văn hóa, nghệ thuật – Document Journal, bà từng chia sẻ rằng “thời trang là điểm đến tệ nhất của phong trào nữ quyền vào những năm 60s”. Chẳng bao lâu, những lời kêu gọi của bà cuối cùng cũng gây được sự chú ý tới ngành thời trang, lúc bấy giờ vẫn chưa phải là môi trường làm việc công bằng với phụ nữ. Vào năm 1979, bà tham gia vào việc kinh doanh thời trang của gia đình.

Với tư duy và nền tảng của một người luôn đấu tranh cho quyền của phụ nữ, bà xem thời trang là công cụ hữu hiệu để truyền phát và ủng hộ lý tưởng đó. Bà sẽ bỏ qua những thiết kế gợi cảm, nhất là những kiểu gợi cảm được nhìn bởi tâm sắc dục của đàn ông. Những thiết kế của bà, với hình ảnh của những người phụ nữ tại diện trong tâm thức, luôn giúp thương hiệu Prada và Miu Miu (dòng sản phẩm thời trang trẻ trung hơn Prada) tạo ra xu hướng thời trang.

Cho đến tận ngày nay, Miuccia Prada vẫn luôn bạo dạn để trở nên khác biệt. “Tôi muốn trở nên sáng suốt hơn, khó khăn hơn có lẽ, hay là phức tạp, thú vị, mới mẻ hơn nữa” khi nói về công việc thiết kế của mình trong bài phỏng vấn với Document Journal. Và tất nhiên, Prada vẫn luôn đạt được những tiêu chí ấy trong mắt của những người mến mộ bà.

Bài viết được chuyển ngữ từ bài viết gốc trên refinery29

Thực hiện: Fellini Rose