12 quyển sách để bắt đầu cho những ai muốn gia nhập ngành thời trang

Ngày đăng: 16/09/21

Kho sách thời trang là vô tận với rất nhiều tác phẩm xuất sắc, từ chủ đề theo dòng lịch sử, tiểu sử các nhân vật đến các tựa chuyện phiếm cà phê hay các từ điển định nghĩa chuyên ngành, có rất nhiều cuốn sách tuyệt vời để bàn về thời trang. Trên thực tế, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi việc tìm kiếm sách trên Amazon hay thậm chí tại thư viện công cộng. Ở đây Style-Republik xin giới thiệu 12 tựa sách chọn lọc chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những kiến thức thú vị.

Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu khái quát về ngành công nghiệp thời trang và cách thức hoạt động của nó, chúng tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu với 12 cuốn sách sau để hình thành các kiến thức cơ bản. Đây là những quyển cung cấp một cái nhìn tổng thể về những tác động định hình nên hệ thống thời trang ngày nay, từ tỷ suất lợi nhuận đến việc marketing cho những người nổi tiếng, cũng như chi tiết qua lịch sử thời trang qua các thập kỷ. Ngoại trừ quyển sách của Christian Dior (người mà chúng tôi tin rằng cuốn tự truyện của ông là điều cần thiết để hiểu lịch sử và quy trình thời trang cao cấp của Pháp), chúng tôi sẽ lược bỏ các quyển tiểu sử và hồi ký cá nhân. Tuy nhiên không thể phủ nhận những quyển tự truyện hay được viết về các nhân vật như Paul Poiret, Coco Chanel, Elsa Schiaparelli, Yves Saint Laurent, Bill Blass và André Leon Talley đều xuất sắc. Hãy bắt đầu!

The End of Fashion: How Marketing Changed the Clothing Business Forever – Tác giả: Teri Agins

Nếu như bạn chỉ muốn đọc một quyển duy nhất thì đây là lựa chọn hàng đầu. Mặc dù đã hơi lỗi thời (phát hành năm 2000) thế nhưng với sự dày dặn kinh nghiệm của Phóng viên thời trang tờ Wall Street Journal, Agins đã mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về cỗ máy thời trang hiện đại: sự ra đời và phát triển của các đế chế thời trang như LVMH; sự thành công của marketing với các thiết kế của Tommy Hilfiger và Ralph Lauren; những mánh khóe trong các thương vụ làm ăn đằng sau phong cách thời trang của những người nổi tiếng và nhiều hơn thế nữa. 

Fashion (Oxford History of Art) – Tác giả: Christopher Breward

Một quyển sách tổng quan, tinh gọn và phác họa rõ ràng về lịch sử thời trang hiện đại. 

Bổ sung thêm có thể kể đến quyển Costume and Fashion: A Concise History của James Lavers, với dòng lịch sử qua trang phục từ thời kỳ đồ đá cho đến năm 1939. Hay quyển 20th Century Fashion của Valerie MendesAmy de la Haye, là tổng hợp các phong cách thời trang qua từng thập kỷ và sự dịch chuyển văn hóa đã ảnh hưởng đến thời trang như thế nào.

Overdressed: The Shockingly High Cost of Cheap Fashion – Tác giả: Elizabeth L. Cline

Thống kê năm 1965, 95% quần áo người Mỹ mua được sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay con số này thấp hơn 3%. Sách được chia làm 2 phần: lời kêu gọi hành động và lịch sử. Với cuốn này, sinh viên thời trang sẽ hiểu rõ hơn về lý do tại sao thời trang ăn liền (fast fashion) lại nhanh chóng thống trị các trung tâm thương mại và tủ quần áo của chúng ta, tại sao sản xuất hàng may mặc không còn là một ngành công nghiệp lớn của Hoa Kỳ và điều gì sẽ xảy ra với quần áo đã qua sử dụng.

Deluxe: How Luxury Lost Its Luster – Tác giả Dana Thomas

Thời trang xa xỉ là biểu tượng của đẳng cấp chất lượng và sự độc nhất. Đó là thuật ngữ được sử dụng để nói về các thương hiệu với định nghĩa bằng mức giá dù ngay cả khi họ đang bán những chiếc túi da giá rẻ tại một trung tâm mua sắm gần bạn. Thomas xem xét sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang cao cấp trong nhiều giai đoạn, ông đã chỉ ra các hãng như Prada và Burberry trải qua thời kỳ lựa chọn hy sinh chất lượng để thu lợi như thế nào cũng như cách họ kích thích sự thèm muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm của họ. Quyển sách cũng sẽ dạy bạn rất nhiều về các phương pháp sản xuất và marketing hiện đại.

The Fashion Designer Survival Guide – Tác giả: Mary Gehlhar

Những gì cần thiết để tạo nên một thương hiệu nổi tiếng: từ việc phác thảo kế hoạch kinh doanh đến tìm nguồn cung ứng vật liệu để tạo ra hiệu quả tối đa cho một buổi trình diễn thời trang.

Dior by Dior: The Autobiography of Christian Dior – Tác giả: Christian Dior

Hơn cả một cuốn tự truyện, cuốn sách nhỏ gọn gàng này cung cấp cái nhìn từng bước về toàn bộ quy trình thời trang cao cấp: từ nét đặt bút phác thảo đầu tiên đến các buổi trình diễn, giới thiệu với giới thượng lưu, và những buổi thử đồ trực tiếp với khách hàng mang đậm nét cạnh tranh.

The Beautiful Fall: Lagerfeld, Saint Laurent, and Glorious Excess in 1970s Paris – Tác giả: Alicia Drake

Alicia Drake đã ghi lại sự nghiệp rực rỡ 2 nhà thiết kế nổi tiếng là Yves Saint Laurent và Karl Lagerfeld, với những chi tiết tiểu sử đáng kinh ngạc của 2 nhà mốt này. Rất đáng để bạn mong đợi khi mà Lagerfeld thậm chí từng kiện Drake vào năm 2006 vì đã tiết lộ quá nhiều chi tiết về cuộc sống cá nhân của ông.

The Battle of Versailles: The Night American Fashion Stumbled into the Spotlight and Made History – Tác giả: Robin Givhan

Nhà phê bình thời trang từng đoạt giải Pulitzer của Washington Post đã vẽ ra bức tranh hấp dẫn của ngành công nghiệp thời trang Mỹ vào những năm 60-70, thời điểm mà Ready-to-wear (Quần áo may sẵn) đang dần chiếm ưu thế so với sự tồn tại của thời trang cao cấp đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Và sự xuất hiện của những nhà thiết kế người Mỹ dùng tên mình lập nên các thương hiệu, gia nhập hàng ngũ của giới thượng lưu.

Hijacking the Runway: How Celebrities Are Stealing the Spotlight From Designers – Tác giả: Teri Agins

Ngày nay, những người nổi tiếng – không phải nhà thiết kế – mới là nhân vật nắm trong tay quyền lực thực sự trong lĩnh vực thời trang. Từ Elizabeth Taylor cho đến Jessica Simpson, Teri Agins đã hệ thống sự phát triển của các nhãn hiệu nước hoa, thời trang dưới tên của các ngôi sao này và vai trò ngày càng mạnh mẽ của họ trong hệ thống thời trang ngày nay. 

Gods and Kings – Tác giả: Dana Thomas

Alexander McQueen và John Galliano đã làm rung động chuẩn mực thời trang những năm 1990, sau đó trở thành người đứng đầu của 2 nhà mốt quan trọng nhất của thời trang Pháp là Givenchy (McQueen) và Dior (Galliano) – trước khi họ rơi vào bi kịch năm 2010 và 2011. Với đầy các chi tiết hấp dẫn, Gods and Kings vẫn là một tài liệu quan trọng của thời trang trang thập niên 90 và đầu thế kỉ 20.

The Fashion System – Tác giả: Roland Barthes

Được xuất bản vào năm 1968, quyển sách này (không hề dễ đọc) vẫn có vai trò vô cùng quan trọng với ngành thời trang. Nó thiết lập một hệ thống để giải thích ý nghĩa của các chi tiết quần áo, điều mà vẫn đang là cơ sở cho những phương pháp tiếp cận của các nhà phê bình thời trang ngày nay.

Dressed: A Century of Hollywood Costume Design – Tác giả: Deborah Nadoolman Landis

Từ những siêu phẩm bom tấn của Hollywood cho đến những bộ phim đậm chất văn hoá mỗi nước, sự thành công không thể bỏ qua gọi tên phục trang nhân vật hay có thể nói việc phù hợp đem lại sự hoàn hảo. Mỗi bộ trang phục nói một ngôn ngữ riêng, giao tiếp tâm trạng, tính cách và bối cảnh, thúc đẩy hành động của bộ phim giống như một câu thoại có kịch bản. Hơn một vài sự nghiệp diễn xuất đã được khởi xướng trên nền tảng của một bộ trang phục khó quên, và nhiều thời đại được xác định bởi trực giác của một nhà thiết kế trang phục. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách thiết kế phục trang trong các bộ phim hoạt động như thế nào. Đây là quyển sách dành cho bạn.

Thực hiện: C.

Theo Fashionista