Định nghĩa mới cho tương lai của fashion marketer: Meme marketing – nghệ thuật lan tỏa thông điệp bằng tiếng cười

Ngày đăng: 20/06/22

Tiếp thị Meme là một trong những chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội mạnh mẽ nhất hiện nay. Với mạng xã hội liên tục phát triển, tiếp thị meme đã thay đổi chiến lược thị trường truyền thông xã hội của hàng trăm thương hiệu. Bất kể bạn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nào, bạn cũng không thể thoát khỏi hàng triệu meme được đăng hàng ngày.

Đứng trước thời đại của mạng xã hội, Twitter, Instagram, Tiktok là nguồn gốc của những nội dung phóng khoáng hay có thể nói là có phần “điên rồ”. Nhiều thương hiệu thời trang đã tận dụng tiềm năng để sáng tạo ra những phương thức marketing độc lạ nhằm giảm khoảng cách với người dùng mạng xã hội. Từ đây, thuật ngữ “Meme marketing” được ra đời, đại diện cho sự phát triển của thị trường trực tuyến và rất được ưa chuộng bởi các thương hiệu đường phố. Với khả năng lan truyền và tăng khả năng hiển thị thương hiệu, những meme này hiện đang được nhiều thương hiệu sử dụng làm chiến lược truyền thông xã hội cốt lõi của họ. Mặc dù, không phải mọi thương hiệu sử dụng chúng đều thành công. 

Trong bài viết này, Style Republik sẽ cùng các bạn giải đáp và phân tích cách thức áp dụng “Meme Marketing’ của các thương hiệu thời trang để đưa ra tính hiệu quả của hình thức này và những lưu ý khi tiếp thị meme!

Vậy Meme là gì?

Meme (phát âm là meem, không phải me me) là một khái niệm, trò đùa hoặc câu cửa miệng được chia sẻ trực tuyến với mục đích hài hước. Hầu hết các meme thường có định dạng là hình ảnh, nhưng chúng cũng có thể là video, GiF hoặc chỉ là văn bản. 

Được biết đến với sự hài hước vui nhộn và độc đáo, những meme này ban đầu là nội dung và những trò đùa vui nhộn, hiện đang được các thương hiệu sử dụng để tăng lượt theo dõi trên mạng xã hội của họ. Trên thực tế, meme phổ biến đến mức có rất nhiều hồ sơ trên mạng xã hội chỉ dành riêng cho việc đăng các meme hài hước cho những người theo dõi họ.

Nguồn gốc của thuật ngữ meme

Meme xuất hiện từ đầu những năm giữa những năm 1990 khi internet đang trở nên phổ biến nhưng những năm gần đây đã bùng nổ trở lại và không có dấu hiệu dừng lại. 

Richard Dawkins là cha đẻ của từ “meme”

Năm 1976, Richard Dawkins – Nhà Sinh học tiến hóa nổi tiếng người anh đã định nghĩa cho từ ‘meme’ trong tựa sách “The Selfish Gene”. Dawkins sử dụng ‘meme’ để mô tả ý tưởng, hành vi hoặc phong cách nhanh chóng lan truyền từ người này sang người khác trong một nền văn hóa. Ông cho rằng từ những phân tử DNA cho đến các đoạn Gen di truyền, cũng giống như trong văn hóa khi ‘meme’ có thể hiểu theo cách học thuật là sự tái bản được phát triển từ bộ não này sang bộ não khác. Trong khi nhiều ý tưởng dần chìm vào lãng quên, các ý tưởng thành công sẽ trở thành chân lý và cộng đồng công nhận rộng rãi.

Meme được áp dụng vào Marketing như thế nào?

Hình ảnh thuộc AdvertisingVietnam

Viral Marketing (Tiếp thị lan truyền) là chiến lược marketing có khả năng tác động tới hành vi chia sẻ, lan truyền nội dung, thông điệp từ người này tới người khác một cách nhanh chóng. Vì vậy, Meme Marketing được coi là một nhánh nhỏ của tiếp thị lan truyền (Viral Marketing) với mục đích giải trí vui nhộn và đang dần được thương mại hóa bởi các thương hiệu. 

Thông thường các thương hiệu sẽ sử dụng Meme Marketing như một cách để:

  1. Chia sẻ thông tin dưới định dạng mới, vui nhộn và dễ ghi nhớ hơn.
  2. Nhân hóa thương hiệu thông qua việc thể hiện cá tính.
  3. Truyền tải những thông điệp phức tạp như văn hóa thương hiệu một cách độc đáo.
  4. Gia tăng tương tác với khách hàng
  • Lý giải sức hút của Meme Marketing 
Hài hước là yếu tố hàng đầu mà các thế hệ X, Y và Z quan tâm khi xem quảng cáo (theo Martech).

Theo thống kê của statista, giới trẻ dành trung bình 200 phút để lướt mạng xã hội mỗi ngày. Đây là khoảng thời gian khổng lồ để các thương hiệu có thể sáng tạo nội dung và tương tác trực tiếp với khán giả của họ, đặc biệt là thế hệ Millennial và gen Z. Nghiên cứu của Martech cũng thể hiện rằng, hài hước là yếu tố hàng đầu mà các thế hệ X, Y và Z quan tâm khi xem quảng cáo. So với những nội dung mang thương hiệu đơn thuần, tiếp thị Meme có sức hút mạnh mẽ đến thế hệ trẻ, đặc biệt là gen Z.

Razvan Romanescu, người đồng sáng lập của Memes.com cho biết: “Ngay từ ban đầu, tôi đã biết rằng meme là tương lai của tiếp thị xã hội. Thời cuộc đã thay đổi và mọi thương hiệu đều buộc phải thích nghi với xu hướng này”.

Bài học từ các case study từ thương hiệu thời trang trong và ngoài nước thành công khi áp dụng Meme Marketing

1. Tạo meme “ngẫu nhiên” để mang lại tiếng cười “ngẫu hứng”

Trong thế giới meme phong phú với nhịp độ vận động nhanh, nhiều hình ảnh gây cười được tạo nên rồi lại bị thay thế nhanh chóng bởi những trào lưu mới. Từ nền tảng hài hước sẵn có từ meme gốc, thương hiệu có thể thêm thắt chút cá tính để mang thông điệp thương hiệu đến gần khách hàng mục tiêu. 

Emilia Wickstead

Người mẫu Morwenna thưởng thức một số Monster Munch trong một chiếc váy Emilia Wickstead rất đáng yêu.

Bộ loungewear thanh lịch đang được đề cập là một chiếc áo choàng ban ngày rộng lớn, bằng vải mỏng của nhà thiết kế Emilia Wickstead có trụ sở tại London, từ bộ sưu tập xuân hè 2019 của cô. Chiếc áo đi kèm với một chiếc mũ lưỡi trai với kiểu in giống như thế kỷ 18, nơi xuất hiện hình ảnh của một đoàn tàu, các loại, chạy dưới chân và lỗ trong các nếp gấp cho bàn tay của tôi.

Mặc cho nó thật lộng lẫy, giống như quấn khăn có trọng lượng – cho đến khi làn gió thổi phồng toàn bộ như một quả bóng bay. Với sự mày mò Photoshop phù hợp, một chú thích hấp dẫn và một tài khoản Instagram, chiếc áo có thể dễ dàng biến thành một chiêu trò gây cười cho thị giác – một bức ảnh, một phiên bản sang trọng của chiếc váy của “Người hầu gái cổ điển ngắm nhìn một đoàn người chạy bộ ở thế kỉ 21”. 

Aodec

Đối với thương hiệu nội địa, chúng ta sẽ không thể bỏ quên Decao, khi hàng loạt các bộ ảnh meme của Aodec được thể hiện lại một cách tinh tế, tôn lên được cá tính thương hiệu hay cũng chính thương hiệu riêng của anh “Thắng Bắng Nhắng”. Thay vì chỉ cập những bài đăng feedback của khách hàng sau khi ra mắt bộ sưu tập như bao thương hiệu khác đang làm, Decao đã rất khéo léo khi lồng ghép hình ảnh mặc trên phố của bản thân anh một cách lém lỉnh tạo nên một trang feed vô cùng đa dạng. Nhìn chung hình ảnh meme thương hiệu Aodec được đăng tải ngẫu hứng, không theo chiến dịch dài hạn nhưng nó phù hợp với tinh thần chung của thương hiệu cũng như đặc tính gây cười và chuyển biến nhanh của “meme”. 

2. Lồng ghép meme vào chiến dịch dài hạn

Gucci

Là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu, Gucci cũng đã thành công áp dụng chiến lược Meme Marketing lấy cảm hứng từ tình huống đời thực để quảng bá thiết kế đồng hồ năm 2017. Với chủ đề của chiến dịch mang tên ‘Feel That When”, chiến dịch đạt tổng 120 triệu lượt tiếp cận chỉ trong năm 2017

Khi bạn có chiếc đồng hồ mới và phải khoe ngay lập tức
“Khi ảnh bực mình vì bạn trễ hẹn 3 tiếng nhưng bạn quá đẹp để mà bận tâm”

Moidien

Moidien trong chiến dịch “Cướp”

Bên cạnh việc sử dụng những meme đơn thuần là để giải trí, nhiều thương hiệu còn có thể tự tạo meme để truyền tải những thông điệp phức tạp hơn. Đối với hình thức này, Moidien đã khéo léo lồng ghép mặt tối câu chuyện xã hội tại Sài Gòn và mang chúng lên bộ ảnh của thương hiệu thật lém lỉnh nhưng cũng chính là insight của những người ở địa phương khác thầm hiểu về thành phố phồn vinh nhất tại Việt Nam. Bộ ảnh mang tên “Cướp” với thông điệp “Cuộc đời ta ướt sũng tính điện ảnh khi ta #inmoidien. Để điên trong Bình Thường Mới, ta phải bất thường kiểu mới.”

3. Bắt kịp xu hướng xã hội để tạo ra meme của riêng

Trong vài năm trở lại đây khi cơn sốt các thương hiệu kết hợp với đồ ăn nhanh có thể kể tới nhóm nhạc thần tượng BTS kết hợp với Mcdonald để ra phần ăn BTS meal. Thì các ông lớn thời trang đã nhanh trí kết hợp với các thương hiệu đồ ăn nhanh để ra sản phẩm thời trang vô cùng độc đáo mà khách hàng luôn cảm thấy khó hiểu nhưng vô cùng thích thú.

The BTS Meal tại Mcdonald

 

Giày lười da hở gót của Balenciaga kết hợp với McDonald
Crocs kết hợp với KFC

5TheWay

Ở thị trường Việt Nam, trong năm 2021, thương hiệu 5TheWay có một hướng đi riêng khi thông báo sẽ ra mắt dòng sản phẩm 5TheWay fast food lấn sân sang ngành F&B. Thương hiệu chia sẻ rằng hành trình sáng tạo của họ đang đi dần vào lỗi mòn, để giữ bản sắc văn hóa đường phố, dòng sản phẩm đồ ăn nhanh của họ sẽ được ra mắt với hành trình mang tên MakeSomethingNews. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thương hiệu vẫn chưa có động thái gì về hướng đi này nên có thể đây chỉ là một trong những chiến dịch meme marketing của thương hiệu.

Thương hiệu đồ ăn nhanh của 5TheWay trên website.

Deadend

Những gì chúng ta thấy là sự nhạy bén của một số thương hiệu để tạo được tiếng cười cho khán giả cũng như truyền tải nội dung, cá tính, tinh thần thương hiệu theo những cách sáng tạo riêng của họ.

Bên cạnh các thương hiệu nội địa lâu năm đã có tên tuổi, Deadend được thành lập vào năm 2019, tuy số lượng sản phẩm cũng không quá nhiều để phủ sóng toàn quốc – nhưng DEADEND vẫn đạt được những thành tựu nổi bật trong năm 2020 nhờ những content trên áo phông thú vi đậm chất insight người Việt. Mới gần đây, chúng ta còn thấy một hoạt động có thể nói là khá kì quặc nhưng vô cùng thú vị của thương hiệu khi cho ra mắt sản phẩm nước uống “Sinh tố cá hồi bơ” kết hợp với nhà hàng eat clean Phượng Chóp Chép với cái tên rất meme – ‘Ảo ảo – Avocado Salmon Smoothie’.

Việc sử dụng meme của ngành công nghiệp thời trang cho thấy sự thay đổi trong cách tiêu thụ, quảng cáo. Chúng ta luôn có các nền văn hóa phụ như punk, goth, mod, hippies, v.v, nhưng giờ đây, chúng ta có một đơn vị đo lường (meme) và sức mạnh của chia sẻ tức thì (mạng xã hội). 

Meme marketing có phải là phương thức được đón nhận bởi các thương hiệu thời trang nội địa không?

Có lẽ là chưa, nhưng ở thời điểm hiện tại, những gì chúng ta thấy là sự nhạy bén của một số thương hiệu để tạo được tiếng cười cho khán giả cũng như truyền tải nội dung, cá tính, tinh thần thương hiệu theo những cách sáng tạo riêng của họ.

Thực hiện: Trung Kisuke