Lại một vụ “copycat” gây xôn xao: Baneberry khiến bạn liên tưởng đến thương hiệu thời trang nổi tiếng nào?

Ngày đăng: 27/02/21

Mới đây, Tòa án Nhân dân Tô Châu thông báo đã ra án lệnh tạm thời để hạn chế thiệt hại mà thương hiệu Trung Quốc Baneberry gây cho Burberry, thương hiệu thời trang có xứ sở Anh Quốc, khi vi phạm nhãn hiệu. 

Baneberry được khai sinh bởi công ty Xinboli Trading (Thượng Hải). Thương hiệu này được cho là sao chép về logo với hình ảnh kỵ sĩ cưỡi ngựa cho đến hình ảnh vải sọc mang tính biểu tượng của Burberry. Baneberry có 40 cửa hàng mở cửa tại Trung Quốc chỉ trong vòng một năm rưỡi. 

Burberry, thương hiệu thời trang có xứ sở Anh Quốc với di sản hơn trăm tuổi

Dù vậy, logo và hình ảnh của Baneberry cũng đã được đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc. Nhưng khi so sánh với lịch sử trăm năm tuổi của Burberry, một chuyên gia về luật nhận xét “trong trường hợp này có thể được xác định là sao chép ác ý và bắt chước các nhãn hiệu nổi tiếng có liên quan và có thể cấu thành vi phạm nhãn hiệu.”

Điều đáng nói, Baneberry tuyên bố rằng thương hiệu “có nguồn gốc từ phố Jermyn, Anh” cùng với những lời quảng cáo như “caro của Anh với yếu tố cổ điển trong ngành thời trang” cùng các thông điệp gây nhầm lẫn khác. Các hành vi trên cũng có khả năng bị xem là cạnh tranh không lành mạnh.

Baneberry được khai sinh bởi công ty Xinboli Trading (Thượng Hải). Thương hiệu này được cho là sao chép về logo với hình ảnh kỵ sĩ cưỡi ngựa cho đến hình ảnh vải sọc mang tính biểu tượng của Burberry. Baneberry có 40 cửa hàng mở cửa tại Trung Quốc chỉ trong vòng một năm rưỡi.

Án lệnh của Tòa án Nhân dân Tô Châu đã được ban bố khẩn cấp vì Baneberry và Burberry cùng sở hữu các kênh bán hàng tương tự, cả hai cùng có mặt ở trung tâm thương mại ở các thành phố cấp một và cấp hai như Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu, v.v. và cùng có kênh thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng Trung Quốc phàn nàn khi mua nhầm sản phẩm Baneberry trong các cửa hàng và trên mạng, trong khi họ vốn định mua thương hiệu cao cấp nổi tiếng của Anh.

Việc một phán quyết tạm thời đã được công bố là một động thái táo bạo hiếm hoi của Tòa án Trung Quốc về hành vi vi phạm nhãn hiệu – phán quyết này được đưa ngầm mang thông điệp rằng Trung Quốc đang cố gắng kiềm chế vấn nạn hàng giả, hàng nhái diễn ra tại đất nước tỷ dân này. Hiện vụ án vẫn đang trong quá trình xét xử và chưa có phán quyết cuối cùng. 

Thực hiện: Côn Quân

Theo: BOF, Jing Daily, Natlawreview