Bottega Veneta đã trông như thế nào trước khi “lột xác” thành một Bottega Veneta ‘mới’?

Ngày đăng: 01/03/23

“Sự khéo léo trong trong từng bước đi” từ lâu đã là phương châm mà Matthieu Blazy đã sử dụng để định hướng con đường cho nhãn hiệu Bottega Veneta kể từ khi ra mắt bộ sưu tập đầu tiên. Blazy là một nhà thiết kế vô cùng tài ba, đã biến điều được cho là “không thể thực hiện” thành một trong những thành công lớn nhất thuộc tập đoàn Kering. 

Câu chuyện của thương hiệu bắt đầu vào những năm 1990. Vào thời điểm đó, Bottega đã có hàng chục năm lịch sử đằng sau, nhưng họ vẫn đang phải vật lộn để theo kịp xu hướng tối giản đang chinh phục ngành công nghiệp thời trang. Bottega Veneta đã có ba mươi năm tuổi đời đằng sau và danh tiếng to lớn trong lĩnh vực đồ da (chiếc túi dệt nổi tiếng đã xuất hiện trong American Gigolo cùng với những bộ vest của Armani). Nói qua các chiến dịch đã giải cứu khỏi sự lãng quên của công chúng – Xuân/Hạ 1998 và Thu/Đông 1998, điều vô cùng ấn tượng là DNA của thương hiệu đã được phô diễn: một trong những bức ảnh mô tả một chiếc áo len cổ lọ quá khổ kết hợp với một chiếc túi dệt làm từ cùng loại len với vải dệt kim; sau đó là một bộ đồ có vẻ như mang âm hưởng mạnh mẽ của thập niên 70, với kiểu dáng rũ rượi và một chiếc túi dệt được trang trí bằng lông thú; cổ áo sơ mi to như đôi cánh. 

Bottega trong những năm 90
BST Thu/Đông 1998

Nhưng đáng tiếc thay, thời kỳ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn: sau khi các bộ sưu tập đầu tay đều thành công, Edward Buchanan đã rời đi và ông đã mở thương hiệu Leflesh của riêng mình từ năm 2000 đến 2001. Tập đoàn Gucci vào thời điểm đó đã mua lại phần lớn cổ phần của thương hiệu (tương đương 66,67%) vào tháng 2 năm 2001, chính thức về chung mái nhà Kering sau này.

BST Xuân/Hạ 2000 được thiết kế bởi Laura Molteno & Edward Buchanan
BST Xuân/Hạ 2000 được thiết kế bởi Laura Molteno & Edward Buchanan

Bộ sưu tập đầu tay của Gils Deacon cho Bottega Veneta đã được giới thiệu vào tháng 3 năm 2001. Những sản phẩm ấy mang theo “hơi thở” của sự cổ hủ và hoài niệm về những năm 1970, đã khiến thương hiệu này “thất bại”: đó là bộ sưu tập Thu/Đông 2001 bao gồm chiếc áo khoác da có dải chéo. Cũng với buổi trình diễn trên sàn diễn đó, đã có một sơ suất không nhỏ: Deacon không chịu nổi sự cám dỗ khi đưa các sản phẩm may mặc có logo vào bộ sưu tập – một sự lựa chọn mà ngay cả vào thời điểm đó Vogue cũng gọi là kém thành công. Sau đó, Deacon đã bị điều sang bộ phận thiết kế trang phục nữ tại Gucci. Từ tháng 6 đến tháng 5 năm đó, Domenico De Sole thực hiện một cuộc cải tổ ban lãnh đạo trước đây của thương hiệu. Ngay cả gia đình Moltedo, nắm giữ 33% cổ phần, cũng để cho Tập đoàn Gucci và Domenico De Sole nắm toàn quyền kiểm soát thương hiệu.

Chiếc áo “full logo” của nhà thiết kế Deacon trong BST Thu/Đông 2001
Chiếc áo “full logo” của nhà thiết kế Deacon trong BST Thu/Đông 2001

Như Vogue từng trích dẫn, Bottega Veneta là một trong “những cái vòi quan trọng của Tuần lễ thời trang Milan”. Nhiệm kỳ 17 năm rất dài của Tomas Maier mới chính là người đã tạo nên những “dấu ấn” nổi tiếng của thương hiệu đồng thời còn thành lập Trường dạy làm đồ da của hãng ở Vicenza. Trong một nhận xét có viết rằng: “Tay thủ công xuất sắc, những sản phẩm vượt thời gian và thiết kế đầy sáng tạo. Phù hợp với thời hiện đại và các vật liệu chất lượng nhất từ Bottega Veneta”. 

BST đầu tay của Maier trong tuần lễ thời trang Thu/Đông 2004

Và trong thời gian tại vị này đã có một bí ẩn đến hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp, dòng trang phục nữ đột ngột bị ngừng sản xuất và giám đốc sáng tạo mới – người Đức Tomas Maier – chỉ tập trung vào phụ kiện (Luisa Zargani của WWD không đưa ra lý do, trong khi Steff Yotka của Vogue gợi ý rằng đó là ý muốn của Maier) và những bộ trang phục với Bộ sưu tập Thu/Đông 2004. Một bài báo của New York Post vào thời điểm đó gọi dòng quần áo này là “siêu đắt đỏ” và họ ví chúng như “sự thất bại trong lĩnh vực bán lẻ” đồng thời Tập đoàn lỗ nhẹ do nhu cầu ở Mỹ giảm. 

“BST này không giống như những bộ quần áo may sẵn thông thường. Tôi có khái niệm thiết kế quần áo giống như phụ kiện. Mọi người đều có cá tính riêng và sẽ chọn đồ để mặc theo cách riêng của họ” – Maier nói với tạp chí Vogue vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, công việc tỉ mỉ và tu tưởng chậm rãi của Maier đã mang đến một kết quả tốt cho thương hiệu. Sau bộ sưu tập Xuân/Hạ 2005 được các nhà phê bình đánh giá tốt nhưng lại trình diễn theo một cách hơi khó hiểu bởi họ chủ yếu đầu tư vào dòng túi xách hơn quần áo. Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào tháng 2 năm 2005, khi Maier đã giới thiệu bộ sưu tập đầy đủ đầu tiên, chúng bao gồm áo len kết hợp với váy da, những chiếc váy khác được làm của những viên kim cương lấp lánh kết hợp với bốt da, áo khoác da màu be, áo lụa độc nhất kết hợp với nhung dày. 

BST Xuân/Hạ 2005

Ngay sau đó vài tháng, vào tháng 6, Tim Blanks đã viết trên tạp chí Vogue rằng nhờ một loạt các buổi bán hàng và các buổi giới thiệu riêng mà thương hiệu đã có doanh số bán hàng tăng mạnh, với các sản phẩm cao cấp như vali cá sấu với thuốc nhuộm thực vật, giày da trẻ em, túi thêu chỉ bạc và đế da thằn lằn ẩn bên trong dép mà còn cả quần jean có đường viền được trang trí bằng da dệt. Ngay từ tháng 9 năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thương hiệu ngày càng trở nên nhanh chóng hơn.

Nhiều người hay gọi Maier là tiền thân của Normcore. “Tôi yêu một sản phẩm được làm đẹp nhưng tôi ghét những thứ trông như mới bởi chúng không có cá tính” – anh ấy nói với tạp chí Vogue sau buổi giới thiệu bộ sưu tập trang phục nam Thu/Đông 2006. Mặc dù ta không có dữ liệu về doanh số bán quần áo nam, nhưng phải nói rằng, bỏ riêng từng món đồ riêng lẻ sang một bên, các bộ sưu tập quần áo nam thời đó trông khá lỗi thời và thậm chí quá cơ bản ngày nay. 

Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào tháng 2 năm 2006 với một buổi biểu diễn mà Sarah Mower của tạp chí Vogue đã đặt ra thuật ngữ nghe rất thành công “sự giàu có tàng hình” trùng hợp với sự tự tin ngày càng tăng của Maier với các bộ sưu tập trên sàn diễn. BST Thu/Đông 2006 là bộ sưu tập của hãng với 3 không: “không trang trí, không lông thú, không thêu”, chúng hoàn toàn được làm bằng vải và lần đầu tiên giới thiệu dòng trang sức của thương hiệu. Vào thời điểm đó, Maier cũng đã thử nghiệm việc sử dụng các loại vải giặt khác nhau để tạo ra hiệu ứng nhàu nát. Cùng năm đó, Trường dạy làm đồ da ở Vicenza được mở theo lời khuyên của chính Maier. 

Các nhà báo vào thời điểm đó yêu thích ý tưởng về sự đơn giản mà Maier đang quảng bá. Họ đã có một cái góc nhìn mới từ buổi trình diễn Thu/Đông 2008 trong những bộ trang phục trung tính đã đánh dấu một mốc thời gian trong quá trình thiết kế siêu tối giản. Nếu trang phục nữ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh nhờ vào những bộ sưu tập thành công từ năm 2008 đến 2009, trang phục nam vẫn bị “chậm ý tưởng” mà ngay cả Maier cũng không thể thay đổi một cách thuyết phục. 

BST Xuân/Hạ 2009
BST Thu/Đông 2009

Một vài chiếc áo khoác hoặc quần da có cấu trúc sáng tạo và đầy màu sắc xuất hiện trong trang phục nam Thu/Đông 2011 là sản phẩm mang tính thử nghiệm nhiều hơn với bộ sưu tập Xuân/Hạ 2012 được “chào sân” vào tháng 6 năm 2011. Giữa năm 2012 và 2013, trang phục nam dường như cũng được “khoác lên một chiếc áo mới”, với những đường nét hiện đại, uyển chuyển hơn và ít xếp lớp hơn – những món đồ đơn giản xuất hiện dành cho nam giới. 

Khi gần đến giữa những năm 2010, và đặc biệt là với trang phục nữ Thu/Đông 2014, chúng ta đã bắt đầu thấy những phong cách đặc biệt, như kiểu dáng từ bộ sưu tập kết hợp áo len màu xám với váy màu xanh lá cây chanh và một chiếc túi tương tự như Cassette ngày nay. Trang phục nam giới cũng bắt đầu phát triển và mang nét nhẹ nhàng hơn, áp dụng những đường nét hiện đại hơn và thay vì những bộ vest và cà vạt mà đó là những cảm hứng cổ điển được làm mới một cách thích hợp thông qua màu sắc và chất liệu. 

BST Thu/Đông 2014

Vào năm 2015, kết cấu của quần áo đã trở nên thú vị hơn rất nhiều, màu sắc độc đáo hơn, sản phẩm hấp dẫn hơn. Năm 2016, lễ kỷ niệm 50 năm thành lập thương hiệu đã được tổ chức. Nhân dịp đó, Gigi Hadid và Lauren Hutton đã cùng nhau khép lại show diễn Xuân/Hạ 2017, trong đó Bella Hadid cũng bước trên sàn diễn. Nhưng thời đại Maier sắp kết thúc. Trong buổi trình diễn cuối cùng của Maier với BST Thu/Đông 2018 diễn ra vào tháng 6, Il Sole 24 Ore đã lưu ý: “Trong quý đầu tiên của năm 2018, so với các thương hiệu sáng giá của tập đoàn Pháp, cụ thể là Gucci và Saint Laurent, đã tăng trưởng 37,9 và 12%, còn Bottega Veneta từ một năm trước đó, đã trải qua một giai đoạn khó khăn của mình, về doanh thu học đã có mức giảm -6,8%… Năm 2017, thương hiệu này đạt doanh số 1,176 tỷ, con số gần như không thay đổi so với 1,173 tỷ một năm trước đó. Trong khi Gucci và Saint Laurent đang tăng trưởng ổn định”.

BST Thu/Đông 2018

Về lí do tại sao Maier ra đi? Il Sole 24 Ore một lần nữa tuyên bố rằng nhiệm kỳ 17 năm rất dài của ông ấy “thật không may” khi trúng vào thời đại thời trang của các hãng đối thủ. Virgil Abloh điều hành mảng thiết kế của Louis Vuitton, thì Alessandro Michele của Gucci, Demna của Balenciaga và những “ngôi sao mới nổi” như Jacquemus, The Row, Wales Bonner, Bode và Thom Browne đã thu hút sự chú ý của các thế hệ khách hàng mới. Vào tháng 7 năm 2018, tên của Daniel Lee được xướng lên cho vị trí giám đốc sáng tạo mới của Bottega Veneta và vào tháng 12 cùng năm, hình tượng của Bottega “mới” được công bố qua chiến dịch sắp ra mắt.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Nss Mag