Các nhà thiết kế trẻ và câu chuyện xoay quanh “chiếm dụng” văn hóa
Ngày đăng: 11/08/21
Các thương hiệu trẻ và mới nổi đang tìm kiếm những cách thức bền vững hơn để hợp tác với các nghệ nhân bản địa thông qua việc hỗ trợ và quảng bá cho nghề thủ công.
Thương hiệu túi xách AAKS của Akosua Afriyie-Kumi đã có mặt tại các vị trí đắc địa thuộc các cửa hàng bách hóa lớn như Nordstrom và Bloomingdale’s. Nhưng đối với nhà thiết kế người Ghana, thành tựu thực sự của nhãn hiệu là bảo tồn và phát huy truyền thống dệt 1000 năm tuổi.
Những chiếc túi Raffia dệt bằng tay của thương hiệu được nữ nghệ nhân ở các ngôi làng ở Ghana ghép lại với nhau một cách tỉ mỉ. Vật liệu giống như rơm có nguồn gốc từ việc tước lá cây cọ raffia và sau đó làm khô, xoắn và nhuộm bằng tay bởi những người nông dân địa phương. Thương hiệu đã xây dựng chương trình đào tạo cho thợ dệt và trả lương cao hơn giá thị trường để đảm bảo các nghệ nhân địa phương có thể kiếm sống từ công việc này. Afriyie-Kumi xem vai trò của mình vừa như một người hỗ trợ nghề truyền thống cùng với việc quảng bá nó trên thị trường quốc tế.
Afriyie-Kumi nói: “Điều thực sự quan trọng với tư cách là một doanh nghiệp chính là thể hiện văn hóa của mình qua các sản phẩm. Hiện tại, chúng tôi có thể chia sẻ những gì chúng tôi đã làm ở Châu Phi bởi mọi người đang chú ý đến nó”
Các nỗ lực của AAKS là một phần của phong trào được thúc đẩy bởi một thế hệ nhà thiết kế trẻ đa dạng với tham vọng đưa tính bền vững vào việc kinh doanh. Ngoài việc nhấn mạnh vào thiết kế và sản xuất có ý thức về môi trường và phúc lợi xã hội trong chuỗi cung ứng của họ, nhiều người cũng đang dựa trên di sản để tìm kiếm và hỗ trợ các nghệ nhân và nghề thủ công bản địa – những cộng đồng thường chịu rủi ro cao nhất từ biến đổi khí hậu.
Hình thức giữ gìn nền văn hóa bền vững phản ánh mối quan tâm sâu sắc về lịch sử chiếm dụng thời trang. Mặc dù các nghệ nhân lành nghề ở các quốc gia như Ấn Độ chịu trách nhiệm về một số chi tiết tinh tế nhất trong sáng tạo thời trang cao cấp, công việc của họ thường được trả lương thấp, định giá thấp và không được công nhận bởi ngành công nghiệp thời trang, thay vào đó đã thúc đẩy quan điểm tập trung vào phương Tây về tiêu chuẩn của cái gọi là sang trọng.
Nhưng cách tiếp cận đó đang thu hút sự chỉ trích ngày càng tăng, đặc biệt là khi đại dịch và sự gia tăng của phong trào Black Lives Matter đã nâng cao nhận thức về các vấn đề chủng tộc và công bằng xã hội giữa người tiêu dùng và tầng lớp sáng tạo trẻ thời trang. Nhận thức sâu rộng hơn của người tiêu dùng cũng đang xâm nhập vào thời trang chính thống.
Giám đốc sáng tạo của Dior, Maria Grazia Chiuri, đã trang trí bối cảnh buổi trình diễn thời trang cao cấp của thương hiệu vào tháng trước bằng những bức tranh thêu tinh xảo được may trong nhiều tháng bởi những phụ nữ trong Trường Thủ công Chanakya ở Mumbai. Một số giải thưởng danh giá nhất của thời trang trong năm qua có sự góp mặt của các nhà thiết kế như Sindiso Khumalo và Kenneth Ize, những người đã hỗ trợ cho nghề dệt bản địa.
Monica Moisin, một luật sư thời trang và là người sáng lập Sáng kiến Quyền Sở hữu Trí tuệ Văn hóa (CIPRI), một tổ chức thúc đẩy và bảo vệ nghề truyền thống trên toàn cầu, cho biết: “Người tiêu dùng và thương hiệu cần hiểu giá trị của những quy trình này. Moisin cho biết, lợi ích mang lại nhiều mặt, gia tăng giá trị cho các sản phẩm mà người tiêu dùng coi là bền vững hơn, đồng thời tạo ra một mô hình kinh doanh có đạo đức, toàn diện và bình đẳng hơn cho ngành công nghiệp này
Thời trang chậm
Các thương hiệu trẻ đang đối mặt với một thách thức khi sử dụng các kỹ thuật truyền thống. Trong đó, quá trình làm thủ công diễn ra chậm và thiếu đồng bộ. Điều đó khó có thể dung hòa với mô hình kinh doanh hiện đại, có nhịp độ nhanh của thời trang.
Mỗi chiếc túi AAKS mất khoảng một tuần để sản xuất – một dấu hiệu đáng lo với các đối tác bán buôn, những người đang đợi đơn đặt hàng được hoàn thành một cách nhanh nhất có thể. Afriyie-Kumi cho biết: “Nếu cửa hàng đặt hàng, giả sử là 500 sản phẩm, chúng tôi cần khoảng bốn tháng để đáp ứng được số lượng này.
Angel Chang, người có dòng quần áo nữ được làm thủ công bởi các nghệ nhân bản địa ở vùng nông thôn Quý Châu, Trung Quốc, cho biết mỗi chiếc quần cho thương hiệu của cô mất 24 giờ để may, so với 18 phút đối với một nhà máy sản xuất cho một thương hiệu đại trà.
Các thương hiệu trẻ đang đối mặt với một thách thức khi sử dụng các kỹ thuật truyền thống. Trong đó, quá trình làm thủ công diễn ra chậm và thiếu đồng bộ. Điều đó khó có thể dung hòa với mô hình kinh doanh hiện đại, có nhịp độ nhanh của thời trang.
Làm việc theo cách này có nghĩa là các thương hiệu cá nhân bị hạn chế về số lượng họ có thể sản xuất và giá sẽ cao. Dòng sản phẩm may sẵn của Chang có giá khởi điểm từ 400 đô la cho một chiếc áo sơ mi cotton dệt tay. Thời gian để đào tạo các nghệ nhân địa phương mất khá nhiều năm để có thể tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất sao cho chất lượng và tính chất mỗi bộ quần áo là nhất quán. Mục tiêu của cô là để người tiêu dùng đánh giá cao các kỹ thuật truyền thống mà cô đang làm việc, giống như cách họ làm công việc của các xưởng may sang trọng của Ý và Pháp.
Việc tìm kiếm các nghệ nhân có kỹ năng để thực hiện nghề truyền thống càng ngày càng khó. Ở nhiều nơi, số lượng người trẻ học các kỹ thuật truyền thống không còn nhiều, họ chủ yếu thích theo đuổi những nghề hứa hẹn được trả lương cao hơn và khả năng thăng tiến cao hơn.
Chang đã phải đầu tư vào các chương trình đào tạo tại địa phương để giúp duy trì các kỹ năng truyền thống còn tồn tại, cô vẫn lo ngại về tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc đang làm xói mòn văn hóa, lịch sử và kỹ thuật bản địa. Chang nói: “Các làng truyền thống đã biến mất hoặc bị phá hủy trong 20 năm qua. Rủi ro lớn nhất là chúng ta đang chạy đua với thời gian – những người lớn tuổi đang biến mất và kiến thức của họ được thế hệ trẻ thừa hưởng và duy trì.”
Ví dụ, nhiều công thức làm thuốc nhuộm thực vật địa phương đã bị lãng quên, Chang nói. “Nếu các công thức còn sót lại không được ghi chép và gìn giữ, thì nó có thể bị mất vĩnh viễn.”
Một hệ thống công bằng hơn
Các thương hiệu như AAKS và Angel Chang cũng đang cố gắng làm việc với các nghệ nhân để giải quyết vấn đề bình đẳng và đảm bảo những người thợ thủ công lành nghề nhận được mức lương xứng đáng với công việc của họ.
Về mặt lịch sử, đó là một lĩnh vực mà ngành công nghiệp thời trang thường thất bại. Trong nhiều trường hợp, các nghệ nhân làm việc tại nhà và được trả tiền cho mỗi tác phẩm họ làm ra, bất kể thời gian là bao lâu. Mức lương của những thợ thêu tay nghề cao tại Ấn Độ là cố định, ở mức tối thiểu khiến các nghệ nhân không có cơ hội được trả thêm nếu làm việc ngoài giờ.
Moisin đến từ CIPRI đề xuất các thương hiệu sử dụng “Quy tắc 3C”, viết tắt của thỏa thuận, ghi nhận và đền bù. Khi làm việc với các nghệ nhân, các thương hiệu nên thỏa thuận về việc sử dụng tác phẩm, sau đó họ phải đảm bảo về việc ghi nhận đóng góp của cộng đồng địa phương và cuối cùng có sự đền bù công bằng cho những thợ thủ công.
Chang làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương để thiết lập mức lương công bằng cho các nghệ nhân mà cô làm việc cùng. Afriyie-Kumi cho biết AAKS cung cấp mức giá nội địa cao gấp ba lần cho những chiếc túi mà họ bán trên thị trường quốc tế và trả tiền cho các nghệ nhân của mình hai tuần một lần, thay vì hàng tháng, để đảm bảo họ luôn có chi phí duy trì cuộc sống.
Theo Ayesha Barenhat, người sáng lập và giám đốc điều hành của nhóm vận động quyền lao động Remake: “Đối với những thương hiệu thực sự nâng tầm một cách bền vững về mặt văn hóa, đây là cách để nâng cao tinh thần của một thế hệ phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ da màu, những người trong lịch sử đã bị bỏ rơi khỏi lợi nhuận của các hệ thống thời trang. Nếu làm đúng, phụ nữ có cơ hội được trao quyền để làm những công việc xứng đáng với họ”.
Chuyển ngữ: Nhi Nguyễn
Theo Business of Fashion