Căng thẳng giữa Dior và Trung Quốc tiếp tục leo thang: Lại thêm một thiết kế “chiếm dụng văn hoá”?

Ngày đăng: 08/08/22

Khi mà vụ tranh cãi về chiếc váy ​​Mã Diện vốn thuộc về nền văn hoá ngàn năm của Trung Quốc hay di sản của Dior vẫn chưa có hồi kết, lần nữa căng thẳng lại leo thang: khi một thiết kế khác của Dior sử dụng hoạ tiết tương tự phong cách hội hoạ của Trung Hoa. 

Lần thứ hai trong vòng một tháng, Dior bị cư dân mạng Trung Quốc cáo buộc “chiếm dụng văn hoá”, khi mà cuộc tranh cãi trước vẫn còn chưa lắng xuống. Rõ ràng sự im lặng của Dior không phải là cách thức giải quyết ổn thoả scandal, nhất là khi nó diễn ra ở đất nước tỷ dân như lần này. 

Những hoạ tiết trên trang phục Dior, phong cách vẽ này bắt nguồn từ văn hoá Trung Quốc?

Chiếc váy của Dior với tên gọi Jardin d’Hiver mang hoạ tiết bông hoa và chim chóc ra mắt vào Thu 2022 đã bị cư dân mạng Trung Quốc cho là sao chép phong cách hội họa truyền thống của nước này. Trên trang web chính thức của Dior, bộ sưu tập được miêu tả là “thể hiện sự thơ mộng và kỳ lạ từ những bức tranh treo tường của Monsieur Dior”.

Chiếc váy của Dior với tên gọi Jardin d’Hiver mang hoạ tiết bông hoa và chim chóc ra mắt vào Thu 2022 đã bị cư dân mạng Trung Quốc cho là sao chép phong cách hội họa truyền thống của nước này.

Hai vụ cáo buộc này đã và đang làm xấu đi hình ảnh của Dior tại Trung Quốc và ảnh hưởng đến danh tiếng Dior trên toàn cầu. Hashtag #NewDiorProductsAllegedlyCopyingChineseFlowerandBirdPatterns hiện có 3,5 triệu lượt xem trên Weibo. Không chỉ vậy, cư dân mạng Trung Quốc đang đòi Dior phải chính thức xin lỗi. Mặt khác khoảng 50 sinh viên Trung Quốc đã phản đối bên ngoài cửa hàng Dior tại Paris vào tháng 7 vừa qua. 

Chiếc váy được cho là từ di sản của Dior đang gây tranh cãi vì giống với váy Mã Diện từ thời nhà Minh của Trung Quốc

Có thể, Dior hiện đang tìm phương án giải quyết khủng hoảng truyền thông tốt nhất có thể vào thời điểm này. Tuy nhiên, một ý kiến được nêu lên bởi tờ People’s Daily đáng để suy ngẫm: “Các chuyên gia bản quyền nên tham gia vào cuộc thảo luận này và sử dụng vụ việc này như một cột mốc khởi đầu để làm rõ ranh giới giữa đạo nhái và tham chiếu, giữa tham chiếu và tôn vinh”. 

Thực hiện: K. 

Theo Jing Daily

Đọc thêm:

Người Trung Quốc xuống đường biểu tình, Dior tiếp tục im lặng