Cartier chọn Lộc Hàm làm gương mặt đại diện: Một chiến lược mạo hiểm mang tính bước ngoặt

Ngày đăng: 10/06/19

Trong một chiến dịch vào năm 2016, thương hiệu chuyên chế tác đồng hồ và đồ trang sức nổi tiếng Cartier đã lựa chọn Lộc Hàm, nam ca sĩ, diễn viên Trung Quốc làm gương mặt đại diện cho BST Juste Un Clou biểu tượng. Nhiều người cho rằng đây là một quyết định mang tính bước ngoặt của nhà kim hoàn Pháp.

Chinese star Lu Han in an advert for Cartier jewellery.
Ngôi sao Trung Quốc Lộc Hàm trong một quảng cáo cho trang sức Cartier.

Lộc Hàm là một trong những ngôi sao 9X đình đám trong làng giải trí Hoa ngữ, cùng với Vương Nguyên, Ngô Diệc Phàm, đây là những tên tuổi đắt giá được vô số thương hiệu phương Tây săn đón bởi số lượng người hâm mộ khổng lồ mà những tài tử trẻ tuổi này đang sở hữu. Họ cũng nằm đầu danh sách influencer/celebrity có khả năng tiếp cận tầng lớp phụ nữ trẻ có hứng thú với các sản phẩm thời trang và làm đẹp.

Cuộc hợp tác giữa Cartier và Lộc Hàm mở đường tiên phong cho những cú bắt tay về sau giữa các nhãn hiệu xa xỉ và ngôi sao thần thượng thuộc thế hệ millennials, những người thu hút hàng triệu “fan” trên mạng xã hội và ngoài đời thực.

Chinese teen idol Lu Han wearing Juste Un Clou jewellery from Cartier.
Thần tượng tuổi teen Trung Quốc Lộc Hàm đeo trang sức Juste Un Clou từ Cartier.

Arnaud Carrez, Giám đốc tiếp thị và truyền thống quốc tế của Cartier International chia sẻ: “Nếu quan sát những thiết kế của chúng tôi, bạn sẽ nhận ra hầu hết các sản phẩm mang vẻ nữ tính điển hình. Nhưng, điều đó không hề ngăn cản chúng tôi lựa chọn những người đàn ông lịch lãm và tinh tế trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu. Thiết kế trang sức của Cartier không phải hàng unisex, nhưng chiếc vòng tay Love hay Juste Un Clou có thể khiến người phụ nữ sở hữu nó toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ, trong khi, người đàn ông lại trở nên nam tính và quyến rũ hơn”.

Cartier: Thương hiệu tiên phong thu hút khách hàng nam và millennials

Clash de Cartier bracelet in rose gold.
Vòng đeo tay Clash de Cartier bằng vàng hồng.

Thời trang phi giới tính (genderless hay unisex) trở thành xu hướng trong những năm gần đây, và rồi, trang sức cũng nhanh chóng bị cuốn vòng xoay ấy. Với tầm nhìn xa, Cartier trở thành đơn vị tiên phong theo kịp làn sóng này và hưởng không ít nguồn lợi từ chiến lược đúng đắn của người dẫn đầu. Nếu như cách đây một thập niên, hiếm thấy người đàn ông nào đeo vòng tay Juste Un Clou thì hôm nay, có biết bao quý ông ngoài kia đang tự tin thể hiện cá tính của mình khi mang nó ở chốn đông người và tại các sự kiện đặc biệt.

Châu Á luôn là nơi tiên phong trong xu hướng thời trang phi giới tính. Đàn ông Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông trở nên “phiêu” hơn khi bàn về phong cách. Juste Un Clou là sản phẩm của nữ giới, nhưng hãy quan sát thị trường đông dân nhất toàn cầu – Trung Quốc, sau khi món đồ này được Lộc Hàm đeo và quảng bá, cộng đồng nữ giới và nam giới đều bị thu hút. Kết quả, Juste Un Clou bỗng chốc trở thành sản phẩm unisex ngoài mong đợi ban đầu của người chế tác.

Carrez chia sẻ thêm: “Điều mà chúng tôi cần chú ý trong chiến dịch này là nhập gia tùy tục. Những gì chúng tôi có thể làm ở Trung Quốc chưa chắc đã xảy ra nguyên xi tại Paris, chúng tôi bắt buộc phải nghi ngờ. Nhưng sau tất cả, chúng tôi đã tự hỏi tại sao không liều lĩnh tìm một đại sứ nam cho sản phẩm vốn thuộc về nữ giới. Và kết quả tích cực diễn ra ở thị trường Trung Hoa khiến đội ngũ chẳng thể hài lòng hơn”.

https://www.instagram.com/p/BwMbAWmh06I/?utm_source=ig_embed

Cũng đầu tháng này, Cartier đã ra mắt một BST mới mang tên Clash de Cartier, ngang tầm với Love và Juste Un Clou. Đa phần thiết kế trẻ trung và không quá nữ tính. Tuy nhiên, “Clash” ở đây không đồng nghĩa với việc thu hút những khách hàng trẻ tuổi hơn.

Theo quan điểm của Cartier, Clash de Cartier có thể trở thành món quà trang sức trọn vẹn cho bất cứ khách hàng ở độ tuổi nào. Họ đều thể hiện khao khát như nhau về một sản phẩm trang sức xa xỉ và tinh tế. Giống như đồng hồ Love, Juste Un Clou, Trinity hay Tank và Santos, phân khúc khách hàng của các sản phẩm này rất rộng, họ thậm chí có thể là những người chuyển giới. Vì vậy, ý tưởng phân loại sản phẩm theo độ tuổi hoặc theo phân khúc khách hàng không phải là triết lý kinh doanh của Cartier.

Ý tưởng phân loại sản phẩm theo độ tuổi hoặc theo phân khúc khách hàng không phải là triết lý kinh doanh của Cartier.

Theo đó, thương hiệu Cartier cũng sẽ mở một cửa hàng boutique tại Hồng Kông, ở một trung tâm thương mại nghệ thuật, nhằm hướng đến đối tượng millennials. Bên cạnh boutique này, thương hiệu còn tiết lộ xây dựng thêm một không gian riêng tư, gọi là “phòng thử nghiệm” dành cho những sự kiện chuyên biệt có sự tiếp cận của công nghệ kỹ thuật số hiện đại.

Thực hiện: Trang PS