Chiến lược kinh doanh của Hermès: Thương mại điện tử là “cửa hàng lớn nhất”

Ngày đăng: 29/10/20

Thương hiệu Hermès đang lên chiến lược kinh doanh trong đó thúc đẩy thương mại điện tử đang được xem trọng. Trong hội thảo vào Quý 3 vừa qua, Giám đốc tài chính của thương hiệu Eric du Halgoüet phát biểu, công ty có trụ sở tại Paris “đang tăng dần việc cung cấp các sản phẩm trực tuyến” khi nhận thấy sự tăng trưởng trong việc truy cập và chuyển đổi đơn hàng tại nền tảng thương mại điện tử. Dấu hiệu khả quan được nhận thấy từ những mặt hàng mang tính biểu tượng của thương hiệu, tiêu biểu như túi Birkin. 

Kế hoạch phát triển sâu hơn mảng thương mại điện tử được đưa ra khi Hermès báo cáo mức tăng trưởng ba con số về doanh số bán hàng trực tuyến trong Quý 3 của năm, với mức tăng ở tất cả các khu vực và doanh số bán hàng trực tuyến đứng đầu so với doanh số bất kỳ của cửa hàng thuộc thương hiệu. Theo báo cáo đầu tiên của Reuters, du Halgoüet nói rằng các nền tảng thương mại điện tử của Hermès hiện là “cửa hàng lớn nhất” của tập đoàn, với doanh số bán hàng trực tuyến tăng gần 100% trên toàn cầu trong chín tháng đầu năm.

Theo báo cáo của Quý 2, Hermès Hermès đã tiết lộ trong tuần này – báo cáo doanh số bán hàng nói chung đã tăng 7% trong quý lên 1,8 tỷ euro (2,13 tỷ đô la) – phần lớn tất cả các giao dịch trực tuyến (tức là 85%) đến từ khách hàng mới. (Đối với quý 2, chủ tịch điều hành Axel Dumas nói rằng khoảng 75% doanh số bán hàng trực tuyến đến từ khách hàng mới, lưu ý rằng bán hàng trực tuyến là “hoạt động kinh doanh bổ sung thực sự hơn là chuyển giao [từ kênh này sang kênh khác]”).

Trong số những mặt hàng bán chạy nhất của thương hiệu trên kênh thương mại điện tử chủ yếu thuộc về hàng gia dụng. Những bộ chăn và gối có logo của thương hiệu, có giá lên đến 1.500 đô la, hoặc khăn trải bàn có họa tiết hoa văn tiếp tục được khách hàng yêu thích, hàng gia dụng trở thành xu hướng mua sắm lớn trong thời gian vừa qua. 

Mặc dù có sự tăng giá nhẹ từ Hermès hồi đầu năm, công ty cho biết việc điều chỉnh giá cả tại châu Âu, Anh và một phần của thị trường Trung Hoa là nhằm mục đích hài hòa giá cả hơn cho một số sản phẩm nhất định, cùng với việc công ty đang nỗ lực để “giảm khoảng cách về giá giữa các khu vực”. Việc tăng giá bổ sung đang được xem xét, dự kiến có thể “được đưa ra vào đầu năm 2021.”

Về giai đoạn COVID-19, Hermès cho biết thị trường hồi phục nhanh nhất thuộc về “những nơi có khách hàng bản địa lâu lời như Nhật, Hàn, Trung Quốc”, những người đã chuyển việc mua sắm trong những chuyến đi thành việc mua sắm tại bản xứ, vì ảnh hưởng giãn cách xã hội. Việc chi tiêu tại bản xứ như vậy có trước sự khởi đầu của COVID ở một số quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc – nơi mà mà chính phủ đã cắt giảm thuế đánh vào hàng xa xỉ trong những năm gần đây để khuyến khích tiêu dùng trong nước – nhưng chắc chắn điều này đã bị đẩy nhanh do hậu quả của đại dịch.

Trong một bài viết hôm thứ Năm, nhà phân tích Luca Solca của Bernstein trích dẫn lợi nhuận tiếp tục dẫn đầu ngành của Hermès, chỉ ra “tăng trưởng hai con số ở thị trường Trung Quốc” và tăng 11% tại Nhật Bản, và lưu ý rằng “thậm chí LVMH cũng không thể làm điều này.” Đồng thời, Solca cũng chỉ ra một số “nhược điểm” tiềm ẩn đối với Hermès, bao gồm “việc thất bại trong việc đổi mới một cách thuyết phục có thể đẩy Hermès vào “sự lạc hậu”, lạc lõng với những người tiêu dùng xa xỉ trẻ tuổi trên toàn cầu” và “khối lượng sản phẩm da cao cấp tăng  – khi lụa giảm – có thể làm giảm ‘hiệu ứng khan hiếm”, tính nhận thức độc quyền và – cuối cùng – khả năng thương hiệu được yêu thích về lâu dài, so với những đối thủ khác. 

Đối với tình hình cả năm, tập đoàn này cho biết “rất khó để đánh giá, vì quy mô, thời gian và địa lý của cuộc khủng hoảng diễn ra liên tục.”

Thực hiện: Koi

Theo FashionLaw