Có phải cứ bán lại quần áo là tốt cho hành tinh chúng ta?

Ngày đăng: 28/02/21

Các công ty với thu nhập từ thị trường bán lại bùng nổ trong vài năm trở lại đây đang định vị bản thân như một giải pháp cho vấn đề bền vững của ngành công nghiệp thời trang. Nhưng thực tế phức tạp hơn thế. 

Khi Burberry tuyên bố hợp tác cùng TheRealReal vào tháng Mười, cả hai thương hiệu xa xỉ và kênh bán lại đều quảng cáo sáng kiến này như một bước quan trọng để làm cho ngành thời trang bền vững hơn.

Burberry cho biết quan hệ đối tác sẽ thúc đẩy sự lưu thông nhiều hơn và khuyến khích người tiêu dùng cân nhắc các lựa chọn thân thiện với môi trường khi làm mới tủ quần áo. Tuy nhiên, việc thương hiệu hợp tác với The RealReal cũng có động cơ tài chính: lôi kéo những người bán tiếp tục mua quần áo, giày dép và túi xách mới trong các cửa hàng của Burberry.

Có một điều cần phải nói về nền tảng bán lại. Một mặt, tìm chủ nhân mới cho quần áo đã qua sử dụng giúp chúng không bị chôn lấp hay giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường – một món đồ được mặc nhiều hơn 9 tháng sẽ thải ít carbon hơn 20-30%, theo tổ chức môi trường WRAP. 

Doanh số bán lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường quần áo nói chung, nhưng đang tăng nhanh hơn 21 lần so với doanh số bán quần áo mới. GlobalData, một công ty phân tích, dự đoán thị trường, bao gồm các trang web bán lại, cửa hàng đồ cũ và các địa điểm khác, sẽ đạt 50 tỷ USD vào năm 2023.

Thế nhưng, mặt khác, về khía cạnh môi trường cũng cần phải xem xét lại. Bằng cách đưa trở lại thị trường món hàng không còn được cần đến, việc này cũng thúc đẩy văn hóa tiêu dùng mạnh mẽ hơn. Những người mua túi Burberry rồi bán lại để mua cái mới không giúp giảm được bao nhiêu dấu chân carbon với môi trường. 

Bằng cách đưa trở lại thị trường món hàng không còn được cần đến, việc này cũng thúc đẩy văn hóa tiêu dùng mạnh mẽ hơn.

Michael Sadowski, nhà nghiên cứu tại World Resources Institute cho biết: “Mọi người đều đang kinh doanh, và điều này không ngăn việc họ lại mua sắm cái mới. Nếu bạn mua hàng bán lại và điều này không ảnh hưởng gì với việc mua hàng mới, thì cũng không có hiệu quả gì”. 

Với một số nền tảng, vòng đời của mô hình bán lại không hề gây hại. Với các thương hiệu xa xỉ, có lịch sử lâu đời với vòng xoáy tái thương mại, mà sản phẩm vốn xa rời với một số người mua, hình thức bán lại có thể giúp khách hàng có cơ hội chạm tay vào hàng xa xỉ với mức giá gần gũi hơn. 

Theo The RealReal, phần lớn những người bán sử dụng phần lợi nhuận để mua sắm ở thị trường thứ cấp. Một khảo sát bởi kênh bán lại hàng xa xỉ thực hiện bởi Vestiaire Collective và Boston Consulting Group cho thấy 30% người bán hàng dùng tiền bán được để mua đồ mới. 

“Người mua là những người quan tâm đến bền vững. Người bán thì lại khác: họ có thể là tín đồ thời trang, những người mua sản phẩm khi nó mới ra mắt và muốn lấy lại tiền thông qua việc bán lại và tiếp tục mua đồ mới” – Olivier Abtan giám đốc điều hành và đối tác tại BCG cho biết. 

Bên cạnh việc hợp tác cùng Burberry, TheRealReal cũng đã hợp tác với Stella McCartney để cung cấp cho người ký gửi sản phẩm thuộc thương hiệu này khoản  tín dụng 100 đô la. Vestiaire đã tung ra một loạt chương trình cộng tác với các thương hiệu bao gồm Sandro, Claudie Pierlot và Joseph để cung cấp các ưu đãi từ phiếu mua hàng 10 euro đến chiết khấu 10%. Nền tảng ký gửi ThredUp cũng mang đến cho người gửi hàng ưu đãi tín dụng khi họ gửi sản phẩm của Reformation và Cuyana cho trang web. Công ty cho biết họ chọn những đối tác mang đến sản phẩm chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài và cơ hội để truyền đi thông điệp quan trọng về việc giảm thiểu tác hại của ngành thời trang. RealReal cho biết khoảng 30% người mua sắm của họ sử dụng trang web như một sự thay thế cho thời trang nhanh.

“Đầu tư vào xa xỉ không chỉ tốt cho ví tiền, vì giá trị bán lại, mà còn tốt cho hành tinh, bởi vì sự sang trọng sẽ tồn tại lâu dài” – Allison Sommer, giám đốc các sáng kiến chiến lược tại The RealReal cho biết. “Stella và Burberry là hai thương hiệu nắm bắt được tác động của việc bán lại để khuyến khích khách hàng mua sắm thay vì thời trang nhanh”.

Natalie Steen là một blogger về mua sắm từ năm 2017. Cô viết mỗi tuần trên blog The Nat Note, chia sẻ về những món thời trang và phong cách mua sắm của mình. Steen cho biết cô hay tìm kiếm ở các trang web ký gửi để mua được những món hời gần như mới với mức giá rẻ. Natalie Steen cho biết: “Nó giống như việc bán sang tay, qua một người trung gian. Bạn sẽ ngạc nhiên về việc thường xuyên tìm thấy những thứ còn nguyên tag, và bạn thấy khoái chí vì mức giá giảm đáng kinh ngạc”. 

Bởi vì người tiêu dùng muốn sản phẩm đã quan sử dụng trong tình trạng còn tốt, quần áo trên các nền tảng bán lại thường là mới tinh hoặc mới mặc một lần. Theo Vestiaire và BCG, 62% sản phẩm trên các trang bán lại hàng xa xỉ là đồ khan hiếm hoặc chưa từng sử dụng. Trong trường hợp này, các chuyên gia cho biết việc mua hàng bán lại cũng tương tự như mua sắm tại cửa hàng.  

Tuy nhiên, về mặt đạo đức, để theo đuổi bền vững, người tiêu dùng cần thay đổi hành vi mua sắm của mình. Erin Wallace, Phó chủ tịch phụ trách tiếp thị tích hợp của ThredUp cho biết: “Về mặt đạo đức, rất nhiều người tiêu dùng cần phải thay đổi hành vi của họ”, cho biết: Không phải mặt hàng nào cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng được tái chế.

Đại diện từ một số trang web lớn nhất cho biết sự gia tăng của thời trang nhanh giá rẻ và áp lực của mạng xã hội dẫn đến thói quen mua sắm bừa bãi là mối quan tâm lớn hơn nhiều. Giám đốc điều hành Maria Raga cho biết: “Bất kể Depop là gì, nền tảng trực tuyến cực kỳ phổ biến đối với người tiêu dùng Thế hệ Z ít nhất cũng cung cấp một phương tiện để kéo dài tuổi thọ của quần áo không được sử dụng. Tôi nghĩ mọi người nên có ý thức hơn và đó là lương tâm của họ; tôi không phải nói, “này nếu bạn chưa mặc nó, đừng bán nó trên Depop.”

Giám đốc điều hành Vestiaire, Max Bittner cho biết “người tiêu dùng không mua nhiều hơn vì bán lại; họ mua nhiều hơn bởi vì họ chỉ muốn tiêu dùng nhiều hơn, bởi vì họ sống trong một thế giới Instagram, nơi họ chỉ muốn mua một bộ quần áo mới. ”

“Người tiêu dùng không mua nhiều hơn vì bán lại; họ mua nhiều hơn bởi vì họ chỉ muốn tiêu dùng nhiều hơn, bởi vì họ sống trong một thế giới Instagram, nơi họ chỉ muốn mua một bộ quần áo mới. ” Giám đốc điều hành Vestiaire Max Bittner

Bất chấp những phức tạp, việc bán lại đang giúp thúc đẩy dần một số thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Neil Saunders, giám đốc điều hành tại GlobalData Retail, cho biết mặc dù quy mô vẫn chỉ là một phần nhỏ của thị trường may mặc nói chung, nhưng nó đang phát triển nhanh chóng và bắt đầu có tác động đến tăng trưởng ở thị trường sơ cấp.

Nếu tiếp tục mở rộng quy mô, nó sẽ cung cấp một mô hình kinh doanh đầy hứa hẹn và hấp dẫn để cải tổ ngành công nghiệp thời trang – ThredUp ước tính rằng nếu mọi người dân Mỹ chỉ mua một món đồ đã qua sử dụng thay vì đồ mới, nó sẽ tương đương với việc lấy đi nửa triệu chiếc xe ngoài đường phố trong một năm. Nhưng ngay cả ở quy mô lớn, việc bán lại chỉ là một phần của giải pháp.

“Tôi không nghĩ chỉ cần bán lại là có thể nói “hey, chúng ta bền vững”. Đó là tẩy xanh (greenwashing). Nhưng một phần nào đó, nó cũng có ích” – Saunders cho biết.

Thách thức là trong khi thị trường quần áo cũ ngày càng phát triển, có thể là một công cụ mạnh mẽ trong việc giảm thiểu chất thải và tác động đến môi trường của thời trang, thì đó chỉ là một khía cạnh trong những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tiêu thụ, còn phải cải tiến công nghệ tái chế và đảm bảo quần áo được sản xuất bằng cách thức công bằng và có trách nhiệm với môi trường.

Orsola de Castro, đồng sáng lập và giám đốc sáng tạo của tổ chức phi lợi nhuận Fashion Revolution: “Bán lại,  nó có thể khuyến khích chúng ta vượt qua cảm giác tội lỗi, ‘tôi có thể mua thứ gì đó mới bởi vì, tôi có thể đưa nó lên các nền tảng bán lại, thế là ổn’. Đó không ổn!. Nó không thể là một giải pháp của chúng ta trừ phi mọi thứ khác trước đó cũng ở đấy. Chúng ta cần bán lại quần áo, nhưng quần áo phải được làm cẩn thận và có chất lượng chứ không phải là với khối lượng 150 tấn trang phục mỗi năm”. 

Thực hiện: Koi

Theo BOF