Cơn sốt đồ thể thao sẽ kéo dài bao lâu sau thời COVID-19?

Ngày đăng: 25/05/20

Trong tình trạng buộc phải giãn cách xã hội, người tiêu dùng buộc phải ở nhà, các cửa hàng thời trang đóng cửa, tuy nhiên dòng đồ thể thao lại trở thành mặt hàng bán chạy trên các kênh trực tuyến. 

Theo công ty khảo sát Edited, tỷ lệ bán ra đồ thể thao đã tăng 36% trong tháng Ba, so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, doanh số bán ra của Activewear (trang phục vận động) tăng 40% ở Mỹ và 97% ở Anh trong tuần đầu tiên của tháng Tư. Các công ty về Activewear, tiêu biểu như Nike, Gymshark và Bandier đã chứng kiến ​​sự cải thiện kinh doanh tổng thể. Điều này không khó lý giải, khi buộc phải ở nhà, đa số mọi người chuyển sang tự tập thể dục và thể hiện cuộc sống cá nhân mình qua mạng xã hội nhiều hơn. Với các video thách thức trên Tiktok hay bài đăng trên Instagram, thể dục tại nhà là một xu hướng. Ngay cả khi họp hành qua Zoom hay video call với đồng nghiệp, trang phục vận động vẫn được ưa chuộng. 

Dù trước đại dịch, activewear đã là lĩnh vực đầy tiềm năng. Theo Euromonitor dự đoán doanh số của thị trường gần sẽ tăng gần 5% cho đến năm 2024, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của thị trường may mặc nói chung. Trong khi nhiều thương hiệu kinh doanh thời trang nhanh phải hủy đơn hàng với các nhà sản xuất, thì các đơn vị sản xuất đồ tập lại tăng doanh số. Tuy nhiên, vào thời kì cách ly và buộc các cửa hàng đóng cửa, cơ hội đến nhiều hơn với các thương hiệu đã có nền tảng thương mại điện tử. 

Trong khi nhiều thương hiệu kinh doanh thời trang nhanh phải hủy đơn hàng với các nhà sản xuất, thì các đơn vị sản xuất đồ tập lại tăng doanh số. Tuy nhiên, vào thời kì cách ly và buộc các cửa hàng đóng cửa, cơ hội đến nhiều hơn với các thương hiệu đã có nền tảng thương mại điện tử. 

Theo nhà sáng lập Robyn Berkley và Jared Vere, từ nhãn hiệu Live the Process của Mỹ cho biết, trước đại dịch khoảng 60% hoạt động kinh doanh của họ thông qua bán buôn. Nhưng khi các cửa hàng phải đóng cửa, họ chuyển sang tiếp thị kỹ thuật số và phát triển truyền thông qua mạng xã hội. Vere cho biết công ty sở hữu chuỗi cung ứng của mình, vận hành nhà máy và kho hàng riêng, điều này giúp thương hiệu dễ dàng đáp ứng sự gia tăng của các đơn đặt hàng trực tuyến.

Lululemon và Nike cùng phát triển tốt ở phân khúc đồ thể thao, trong khi các nhãn thời trang nhanh gặp khó. Doanh số Nike đã tăng 7% trong quý vừa qua, bất chấp đại dịch ảnh hưởng nói chung với nền kinh tế. Điều này dựa vào việc tập trung đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng và gia tăng ứng dụng nền tảng kỹ thuật số. 

Tuy nhiên, các thương hiệu activewear cũng gặp các khó khăn chung khi các nhà máy phải ngừng sản xuất, các cửa hàng bị đóng cửa và quan trọng là các ekip sáng tạo không thể làm việc.

Tuy nhiên, các thương hiệu activewear cũng gặp các khó khăn chung khi các nhà máy phải ngừng sản xuất, các cửa hàng bị đóng cửa và quan trọng là các ekip sáng tạo không thể làm việc. Với một thương hiệu phát triển dựa vào truyền thông xã hội, việc không thể quay các sản phẩm mới đã gây ra một trở ngại khác. Các thương hiệu đã phải sử dụng photoshop làm mới những tấm hình cũ, đồng thời cũng sử dụng hình ảnh từ các influencer và khách hàng gửi về. 

Lululemon tuy tăng đơn hàng trực tuyến nhưng vẫn phải bù vào chi phí mặt bằng. Trong khi đó, Nike chứng kiến ​​hàng tồn kho tăng 7% lên 5,8 tỷ USD trong quý 3 do sự lây lan của COVID-19 tại Trung Quốc, theo công ty dữ liệu thị trường tài chính Refinitiv.

Kết nối với khách hàng trong thời gian này là điều quan trọng. Nike là một ví dụ điển hình, các ứng dụng về vận động của Nike tăng 80% vào cuối quý. Mức độ tương tác các ứng dụng của người tiêu dùng Trung Quốc khá cao, từ đó kích thích họ mua sắm. Tuy nhiên, doanh số kỹ thuật số chỉ tăng tốc kể từ khi các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike mở cửa trở lại tại Trung Quốc. Công ty đang hy vọng cho kết quả tương tự ở Mỹ và châu Âu vào thời điểm mở cửa trở lại, trong thời gian này họ cung cấp cho người dùng ứng dụng Nike Club 90 ngày miễn phí.

Nhiều thương hiệu, từ Gymshark đến Alo Yoga, đã bắt đầu phát trực tiếp các bài tập của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội. Trong tuần đầu tiên, khi cửa hàng Lululemon đóng cửa ở châu Âu và Bắc Mỹ, gần 170.000 người đã chuyển qua các lớp học trực tiếp trên Instagram. Các thương hiệu khác, bao gồm Sweaty Betty, cũng đang tổ chức các sự kiện Q & A chuyên về trị liệu và dạy nấu ăn. 

Chăm sóc sức khỏe là các dự án giúp cho các thương hiệu activewear phát triển. Nếu các thương hiệu lắng nghe những gì mà cộng đồng người tiêu dùng kỹ thuật số của họ muốn trong thời gian này, thì họ sẽ ở một vị trí tốt hơn để phát triển sau khi đại dịch đã qua. 

Thực hiện: Koi 

Theo BOF