“Công thức vàng” để cửa hàng bán lẻ tồn tại trong cuộc chiến thương mại điện tử

Ngày đăng: 27/05/21

Trong bối cảnh hàng loạt chuỗi cửa hàng kinh doanh truyền thống đang chết dần, chúng ta đặt ra một câu hỏi, cửa hàng bán lẻ tồn tại trong cuộc chiến thương mại điện tử khi mà khách hàng ngày càng ưa chuộng việc mua sắm online?

Ông Doug Stephens, người sáng lập Retail Prophet, tác giả của cuốn sách “Reengineering Retail: The Future of Selling in a Post-Digital World” phân tích về hướng đi tương lai của ngành thương mại, đồng thời đưa ra “công thức vàng” để cửa hàng bán lẻ sinh tồn và cạnh tranh trong cuộc chiến với ngành thương mại điện tử trong thời đại số.

“Ngày tận thế” của các cửa hàng bán lẻ truyền thống?

Từ năm 2017, nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa tại Mỹ, Stephens gọi đây là “ngày tận thế của cửa hàng bán lẻ”. Trong những năm vừa qua, thương mại điện tử chiếm tới 1,9 nghìn tỷ USD trong các giao dịch bán lẻ. Vào ngày “Single Day” ở Trung Quốc 2016, Alibaba (trang web thương mại điện tử của riêng nước này) đã kiếm được 8,6 tỷ USD doanh số bán hàng trực tuyến trong chỉ trong 24 giờ.

Stephens lưu ý rằng thương mại điện tử đang được định hình lại với nhiều cách thức tiếp cận khách hàng sáng tạo và gần gũi hơn rất nhiều. Vậy trong thời kì thương mại điện tử đang trỗi dậy mạnh mẽ như vậy, làm thế nào để các cửa hàng bán lẻ có thể tồn tại?

Để tồn tại trong cuộc chiến thương mại điện tử, phải thay đổi!

Khi thế giới ngày càng trở nên ảo hơn, người ta càng khao khát những trải nghiệm thực tế ngoài đời. Theo Stephens, cửa hàng sẽ không chết, nhưng để tồn tại, họ phải thay đổi. “Cửa hàng sẽ dần dần trở thành một phương tiện truyền thông”, ông nói, khi dẫn chứng sự gia tăng của nhu cầu trải nghiệm sản phẩm mua online.

Các cửa hàng sẽ là hình thức truyền thông mạnh mẽ nhất, có thể đo lường và quản lý mà các thương hiệu có thể tuỳ ý sử dụng. Ông giải thích: “Cửa hàng không thể chỉ là để phân phối sản phẩm mà còn để cung cấp các trải nghiệm cho khách hàng.”

Các cửa hàng không cần phải quá nhiều, nhưng cần mang theo nó một câu chuyện, những trải nghiệm thú vị để hấp dẫn khách hàng tới thăm. Stephens tiếp tục trích dẫn các ví dụ thành công từ Sonos, Bandier, Apple, Nordstrom và Sneakerboy. Những cửa hàng trên không chú trọng nhiều đến mua sắm mà họ chú trọng tới tính giải trí, sự hiếu khách và quan trọng nhất là hướng tới cộng đồng.

Các cửa hàng không cần phải quá nhiều, nhưng cần mang theo nó một câu chuyện, những trải nghiệm thú vị để hấp dẫn khách hàng tới thăm.

Mô hình cửa hàng của Nordstrom nhận được nhiều lời khen vì họ đã biết hướng đến cộng đồng và các trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Nơi đây chỉ trưng bày sản phẩm chứ không bán, họ có những dịch vụ về tư vấn ăn mặc, quầy bar giải khát, dịch vụ may đo, làm nail… tất cả để tạo một ấn tượng tốt cho khách hàng khi mua sắm theo kiểu mới.

Stephens chỉ ra: “ Những trải nghiệm với bạn bè thường được ưa thích trên Instagram hơn là với sản phẩm. Tại sao mua sắm và trải nghiệm dịch vụ lại không thể kết hợp được với nhau?” Ông tiếp tục đề xuất một công thức bán lẻ mới:

Cộng đồng + Môi trường trải nghiệm thực tế + Sản phẩm tuyệt vời 

Stephens kết thúc bằng một phép so sánh vui nhộn giữa bến xe bus truyền thống và mô hình bến xe bus mới ở Montreal, nơi mà thay cho những chiếc ghế chờ xe vô hồn và nhạt nhẽo là những chiếc xích đu. Quả thật là mô hình mang tính cộng đồng cao và thú vị hơn nhiều. Đó cũng sẽ là điều giúp cho kinh doanh bán lẻ phải trở thành để tồn tại!

Thực hiện: Cherie Bee

Theo: BOF