Cuộc hóa thân thành tấm canvas của chiếc áo len ấm áp
Ngày đăng: 21/11/19
Không chỉ là một sản phẩm thời trang, giờ đây chiếc áo dệt kim bé nhỏ còn mang trong mình sứ mạng lớn lao kết nối thời trang và văn hóa lại với nhau khi các NTK tô vẽ trên nó những tác phẩm nghệ thuật ở nhiều phong cách khác nhau, được sáng tạo bởi những cây cọ lớn trong làng hội họa cùng tư duy mỹ thuật đương đại.
Trong căn phòng khách một phóng viên treo tấm áo khoác ngắn của Raf Simons được in một bức ảnh chân dung tự chụp biểu tượng nhất của Robert Mapplethorpe với những đường gân, múi cơ tràn đầy sắc dục cùng nụ cười tươi rói. Dù đã được chụp từ năm 1975, giá trị của bức ảnh vẫn còn thu hút đến nỗi nó trở thành một phần trong BST Xuân-Hè 2017 của cựu giám đốc sáng tạo nhà Dior – Raf Simons. Đối với ông, đó là một show diễn đáng nhớ, gợi nhắc về lần đầu tiên vị phóng viên cảm nhận được sự lao động nghệ thuật tại phòng triển lãm Hayward tại London năm 1996. Nó cũng thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nghệ sĩ và tác phẩm của mình bên cạnh sự tham khảo từ văn hóa nghệ thuật của các NTK thời trang.
Cả nghệ thuật lẫn thời trang đều khiến ông say mê, đặc biệt là khi chúng hòa quyện lại với nhau. Ông vẫn còn lưu giữ kí ức khi còn là một thiếu niên nhìn thấy bức chân dung NTK Ossie Clark được vẽ bởi David Hockney, từ năm 1970, mặc một chiếc áo len có hoa văn nổi mờ. Hay chiếc áo len dệt hoa văn hạt kim cương của Christopher Wood trong bức ảnh tự họa năm 1927 của anh ấy, hay chiếc áo len màu hồng được Lynette Yiadom-Boakye khắc họa trong bức tranh “Jewel” nổi tiếng của cô ấy năm 2012. Và còn có những bức khác của Lucian Freud, Elizabeth Peyton, Alice Neel và Andrew Cranston, mà ông đã ghi nhận tại Frieze ở New York vào tháng Năm.
Cranston, một họa sĩ Scotland được dạy dỗ bởi Peter Doig, đã nói về việc đưa những trang phục dệt kim vào tác phẩm, như bức “Pee” năm 2018, đó là “cái tôi, sự hấp dẫn và vấn đề chính trị xã hội”. Họa sĩ được sinh ra tại biên giới Scotland, nơi mà đến cuối thập niên 80, hơn nửa dân số làm việc trong các xưởng dệt. “Toàn bộ thị trấn vang tiếng rít của những con thoi trong cái máy dệt vải.” ông nói. Khi bạn nhìn vào bức “Pee”, điều đầu tiên ta cảm nhận không phải là hành động của người đó, mà chính là chiếc áo len Fair Isle với hoa văn thổ cẩm tuyệt đẹp mà Cranston có. “Đó là một biểu tượng, đầy tính thẩm mĩ, là một cái cớ để ta tôn vinh vẻ đẹp” khi ông nói về chiếc áo len đầy màu sắc trong tranh. “Nhưng ai cần cái cớ chứ?”
Một trong những tín đồ hàng dệt kim, nghệ sĩ người Mỹ Sterling Ruby đã quyết định đưa đồ len vào dòng thời trang S.R. Studio. LA. CA., một vài sản phẩm được giới thiệu tại Hội chợ thời trang nam Pitti Uomo tại Florence. “Chiếc áo len gắn liền với tuổi thơ tôi từ những năm tháng gia đình tôi sản xuất chúng.” – Anh chia sẻ. Những chiếc áo len mà anh trình diễn trên sàn runway được làm từ sợi len được nhuộm bằng tay kỳ công tại California. “Tôi luôn bị cuốn hút bởi cảm giác thư thả, nó giống như một phương pháp trị liệu tinh thần khi ta ngồi đan len, chắc chắn điều đó đã thu hút mọi người ở nhiều lứa tuổi đến với các công việc thủ công truyền thống” anh nói thêm. “Từ kiểu đan xếp dây, móc lưới đến dệt kiểu tổ ong, tôi luôn cảm thấy cuốn hút bởi việc xem và ráp nối một trang phục từ những mảnh nhỏ.”
Trên thực tế, các BST menswear mùa này là sự bùng nổ của các trang phục dệt kim. Ở mọi nơi, từ Dior đến Loewe, Prada đến Hermès hay Valentino đến Marni.
Trên thực tế, các BST menswear mùa này là sự bùng nổ của các trang phục dệt kim. Ở mọi nơi, từ Dior đến Loewe, Prada đến Hermès hay Valentino đến Marni. Không phải tất cả các thương hiệu đều hợp tác cùng những nghệ sĩ khác, nhưng tất cả đều đạt đến chuẩn mực nghệ thuật và làm điên đảo giới mộ điệu. Trong BST dành cho mùa Thu-Đông 2019, Loewe đã đưa tác phẩm của họa sĩ người Anh, Keith Vaughan vào những chiếc áo sweater quá khổ tuyệt đẹp, phối cùng chiếc quần ống rộng bằng loại da mềm nức tiếng của thương hiệu. “Tôi cực kỳ thích các bản phác thảo của ông ấy.”
Jonathan Anderson, giám đốc sáng tạo nhà mốt chia sẻ về ảnh hưởng của Vaughan: hình tượng nam giới trên các mẫu áo khoác len mùa Thu-Đông được lấy cảm hứng từ bức tranh của ông, đây là một trong những tác phẩm đầu tiên mà Anderson sưu tập được. “Đó là là khoảng thời gian mà sự lao động nghệ thuật của Vaughan đã truyền rất nhiều đam mê cho tôi. Ông là một người đồng tính và có rất nhiều thứ thú vị về ông. Tôi cảm thấy là sẽ thật tuyệt nếu đưa tác phẩm ấy vào những mẫu sweater bởi tôi có thể cảm nhận một chút thi vị trong đó; một chút gợi nhớ về Camden và tinh thần nhạc punk Anh Quốc.”
Còn tại nhà Dior, NTK Kim Jones đã họa lại các bức tranh được vẽ bởi nghệ sĩ người Mỹ Raymond Pettibon trên nhiều chất liệu trong đó có dệt kim. “Các tác phẩm của Pettibon có một vẻ đẹp kỳ lạ và sự lãng mạn, chính điều đó thôi thúc tôi đặt chúng vào các thiết kế mùa này.” Jones chia sẻ. “ Chúng tôi chọn bức phác họa theo phong cách Mona Lisa, đó là một tác phẩm tuyệt vời, in nó trên nhiều loại vải, kể cả thêu đính với cườm và dệt kim.” Một trong những chiếc áo len cashmere trong BST mang tác phẩm “No Title (She Must Know…)” của Pettibon từ năm 2010 phải mất đến hơn 20 giờ đan vải thủ công bằng tay với 16 màu chỉ sợ khác nhau. “Chúng tôi không chỉ thời trang hóa các tác phẩm chưa từng được công bố của Pettibon, mà bên cạnh đó còn áp dụng các họa tiết in da báo vào trang phục.” NTK nói thêm.
Hơn thế nữa, huyền thoại làng mốt Miuccia Prada lan tỏa tinh thần trẻ trung với hình ảnh Frankenstein của nữ nghệ sĩ Mary Shelley vào thời trang như nút giao cùng văn hóa của cô tại nhà Prada khi phô diễn mẫu áo len cỗ chữ V lấp lánh cùng gam màu tương phản và áo sweater intarsia tia chớp. Tinh thần đương đại được Valentino tôn vinh qua mẫu áo len dệt kim lấy cảm hướng từ Edgar Allan Poe, du hành thời gian và chân dung Beethoven hơi hướng Clockwork Orange (tên tiểu thuyết) trong lần hợp tác cùng bảo vật xứ Mặt trời mọc Undercover.
Nữ giám đốc sáng tạo nhà Hermès chia sẻ về các tác phẩm menswear mới nhất với báo chí: “BST mùa này là cuộc gặp gỡ của những đường thẳng cùng nét cong uốn lượn.” với chiếc áo sweater trang trí bằng tranh minh họa. Bắt kịp xu hướng bằng các mẫu trang phục dệt kim được trang trí bởi các khối hình của Sol LeWitt và những đường lượn sóng đánh lừa thị giác được sáng tạo bởi Bridget Riley.
Cuối cùng, mọi thứ đưa ta trở lại cùng Raf Simons. Trong BST mùa Thu-Đông 2019, các mẫu áo len mang hình ảnh bộ phim của David Lynch được may, đính trên vai. Mùa Xuân-Hè 2020, anh vượt qua giới hạn với các trang phục được chấm phá với những nét vẽ tay bởi chính Simons.
Bộ ảnh được thược hiện bởi:
Styling: Raphaëlle Helmore
Photography: Gabby Laurent
Biên dịch: Hiếu Lê
Theo How to spend it