Cuối cùng thì “It Bag” đáng giá bao nhiêu?
Ngày đăng: 19/04/22
Gần đây, chiếc túi mới nhất của Telfar và cuộc đua “tăng giá” của các thương hiệu xa xỉ đã nhận về không ít những tranh cãi.
‘Tăng giá’ chính là cụm từ được lặp lại nhiều nhất trong những tuần gần đây, thậm chí còn được nhận định là một dấu mốc đặc biệt của ngành công nghiệp thời trang. Do tình hình chiến sự ở Ukraine, lạm phát đang ảnh hưởng đến tất cả mọi người và mọi loại sản phẩm. Chuỗi cung ứng bị phân mảnh, chi phí nguyên liệu và chi phí vận tải tăng là một trong những nguyên nhân chính gây ra đợt “tăng giá” này.
Tuy nhiên, phản ứng của đám đông sẽ rất khác nếu thông tin về những lần tăng giá này được công bố bởi các thương hiệu xa xỉ hoặc các thương hiệu mới nổi thuộc sở hữu của người da màu.
Mặt khác, chúng ta có Louis Vuitton, Chanel và Hermès, những hãng thời trang luôn coi sự khan hiếm là một trong những điểm mạnh cũng như một trong những giá trị cốt lõi của thương hiệu, cho rằng việc “tăng giá” là một chiến lược đúng đắn để đảm bảo sự độc quyền cho sản phẩm và thu hẹp số lượng người dùng có thể sở hữu chúng.
Điển hình là chiếc Lady Dior đã trở thành biểu tượng của nhà mốt Pháp, đã tăng giá 17%, từ 4800 USD lên 5400 USD cho size nhỏ nhất. Hiện tại, một chiếc ví da của Celine có giá 1186 USD mặc dù năm ngoái nó có giá chỉ 853 USD. Với Chanel, thương hiệu này tập trung tăng giá theo từng năm vào các mặt hàng cổ điển như túi Chanel 2.55.
Cũng là động thái tăng giá, nhưng nguyên nhân đằng sau lại không xuất phát từ những khó khăn. LVMH đã khép lại năm 2021 với doanh thu lên đến 64.2 tỷ euro, và điều này càng không đúng với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Trong bài báo của The Cut, Shelton Boyd-Griffith, biên tập viên thời trang tại Essence và PopSugar, cho rằng những lời chỉ trích xung quanh Telfar là quá gay gắt, vì thương hiệu này được xác định là một thương hiệu dễ tiếp cận và dành cho tất cả mọi người. “Người tiêu dùng luôn mong đợi các thương hiệu lớn sẽ tăng giá và điều này là một phần “mánh lới” cho doanh nghiệp. Nhưng khi hoạt động truyền thông của thương hiệu không toát ra tinh thần sang trọng, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý người dùng, ngay cả không quá đắt nó vẫn không đắt so với các đối thủ cạnh tranh.”
Một trong những lý do đằng sau thành công đáng kinh ngạc của Telfar là lời hứa tạo ra một nền dân chủ sang trọng thật sự, một phản đề chiến thắng được tóm gọn trong mục tiêu tạo ra các sản phẩm độc quyền dành cho tất cả mọi người. Shopping Bag là sản phẩm nổi tiếng nhất của thương hiệu do Telfar Clemens thành lập, có ba kích cỡ khác nhau và nhiều màu sắc, với mức giá dao động từ 150 USD đến 257 USD. Sau khi được công bố vào giữa tháng 2, nhiều người đã bất ngờ khi phát hiện ra giá của sản phẩm mới nhất của thương hiệu – Circle Bag, có giá 567 USD. Với sự phức tạp trong cấu trúc và quy trình sản xuất, chiếc túi Telfar It Bag mới nhất chắc chắn có lý do để trở nên đắt giá hơn. Hơn thế, giá thành của Telfar It Bag cao cũng bởi vì thương hiệu không sở hữu các cơ sở sản xuất của riêng mình, các vấn đề của chuỗi cung ứng và nguyên liệu thô luôn là một vấn đề lớn đối với những thương hiệu độc lập.
Dù xác định được lý do thực tế đằng sau mức giá cao như vậy, vấn đề cũng phải được giải quyết từ một góc nhìn khác. Với những tuyên bố và với mục tiêu hướng đến tất cả mọi người của Telfar, người ta tin rằng thương hiệu sẽ không có quyền tăng giá hoặc tạo ra một sản phẩm xa xỉ hơn, dù là với mục đích mở rộng phạm vị người dùng, nâng cao chất lượng để đưa sản phẩm đến gần hơn với thị trường thời trang xa xỉ.
Dù túi It Bag của Telfar có giá thấp hơn những chiếc túi mới nhất của Prada hoặc Fendi, nhưng cũng cần nhớ rằng những chiếc Shopping Bag từng làm cho Telfar trở nên nổi tiếng cũng được làm bằng da thuần chay tương tự như loại được Stella McCartney sử dụng cho túi của cô ấy, nhưng túi của Telfar lại có giá dao động từ 700 USD đến 2000 USD. Mặc dù hai thương hiệu này khác nhau rất nhiều về mục tiêu, danh tiếng và lịch sử, nhưng rõ ràng là một chiếc túi có thể có chi phí thấp hơn mặc dù sử dụng nguyên liệu chất lượng cao.
Trước khi được nhận định là ‘It’, nhiều chiếc túi xách mà các thương hiệu xa xỉ tạo ra đã được định hình như là những món đồ độc nhất vô nhị, là những tác phẩm kinh điển vượt thời gian và là những món đồ đầu tư đích thực sẽ đi cùng người mua suốt đời, thậm chí lưu truyền cho thế hệ sau. Tuy vậy, ngày nay, mọi thương hiệu đều lựa chọn chiếc túi nổi bật nhất theo mỗi mùa mốt: chiếc túi chỉ để quảng bá trên sàn catwalk, và đặc biệt là trên mạng xã hội, thông qua các chiến dịch truyền thông có ảnh hưởng lớn nhằm tạo ra nhu cầu và mong muốn mà chỉ có một nhóm nhỏ khách hàng mới có thể đáp ứng được. Tầm nhìn của Telfar có thể không tưởng và có phần ngây thơ, nhưng nó chắc chắn đã chiến thắng trên thị trường, đến mức tạo ra một cộng đồng người dùng trung thành, có thể sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm của thương hiệu.
“Sàn diễn là giấc mơ, túi xách và giày dép là đích đến, mỹ phẩm và nước hoa là hiện thực“, đó là phương châm của Karl Lagerfeld khi lãnh đạo Chanel vào những năm 80, nhưng sự thật đã được thay đổi vào ngày hôm nay. Như Scarlett Newman nhận định trên The Cut: “Trong thời đại tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là liên quan đến thời trang cao cấp, ý tưởng về sự sang trọng đang dần lệch lạc khỏi các tuyên bố trong quá khứ và trở nên trôi chảy hơn trong các định nghĩa của nó. Xa xỉ là tương đối, và xa xỉ là tùy ý, để cho cá nhân xác định.”
Thực hiện: Diana Nguyễn
Theo NSS Mag