Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến các hãng trang phục thể thao?

Ngày đăng: 19/04/20

Các công ty như Adidas, Lacoste và Nike đã chi hàng triệu USD tài trợ cho các tay vợt chuyên nghiệp và các ngôi sao thể thao, nhưng giờ đây số tiền ấy sẽ ra sao khi các sự kiện thể thao bị hủy bỏ?

Dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thế vận hội Olympic 2020 tại Tokyo dẵ bị trì hoãn, theo sau đó là các thông báo tương tự: giải NBA, Premier League và Euro 2020 đến giải Wimbledon. Golf, tennis, chèo thuyền, bóng đá, cricket và hầu hết các hoạt động thể thao khác hiện đang bị đình chỉ. Đây là quyết định chưa từng có tiền lệ. Thế vận hội Olympic đã từng bị hủy bỏ trước khi các cuộc chiến tranh thế giới chuẩn bị nổ ra – năm 1916, 1940 và 1944 – nhưng nhìn chung, ngành thời trang thể thao đang chịu sự suy giảm nặng nề.

Dịch COVID-19 lan rộng ảnh hưởng đến các hoạt động thi đấu thể thao lẫn việc tập luyện, hệ quả khiến cho ngành công nghiệp thời trang thể thao cũng đóng băng trong giai đoạn này.

Trước khi dịch bệnh xảy ra, doanh số của các mặt hàng thể thao đang trên đà phát triển. Bất kỳ ai dạo quanh các con phố mua sắm khắp Los Angeles, New York, London hay Hồng Kông vào cuối tuần đều có thể thấy được điều đó.

Trước khi dịch xảy ra, doanh thu toàn cầu của trang phục vận động đã tăng từ 146 tỷ USD trong năm 2014 lên 180 tỷ USD vào năm ngoái.

Doanh thu toàn cầu của trang phục vận động đã tăng từ 146 tỷ USD trong năm 2014 lên 180 tỷ USD vào năm ngoái. Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor chỉ ra rằng châu Á có doanh thu lên đến 42 tỷ USD vào năm 2018 và con số này dự kiến sẽ tăng thêm 31% vào năm 2021.

Theo công ty cung cấp thông tin L2 Gartner, lý do lĩnh vực trang phục vận động tăng trưởng nhanh hơn so với các phân khúc may mặc khác trong năm 2019 là bởi sự phổ biến của việc chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.

Tổng doanh thu toàn cầu của Nike tăng 5,1% lên 10,1 tỷ USD, vượt qua ước tính trung bình của các nhà phân tích là 9,8 tỷ USD
Tổng doanh thu toàn cầu của Nike tăng 5,1% lên 10,1 tỷ USD, vượt qua ước tính trung bình của các nhà phân tích là 9,8 tỷ USD

“Về mặt tâm lý, một đại dịch như thế này có tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực”, ông Mario Ortelli, một nhà tư vấn thời trang xa xỉ có trụ sở tại London cho biết. “Khi công việc của bạn gặp rủi ro và bạn lo lắng về sức khỏe của mình, quần áo là ưu tiên cuối cùng. Dụng cụ tập luyện cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đang tập thể dục ở nhà, có lẽ bạn sẽ không mua một bộ trang phục mới.”

Các thương hiệu tài trợ cho các giải thi đấu cũng sẽ chịu sự sụt giảm đáng kể. Các tổ chức như Premier League kiếm được rất nhiều tiền từ việc bán quần áo. Để tỏ lòng trung thành với các câu lạc bộ, người hâm mộ sẵn sàng mua những chiếc áo có in hình, tên câu lạc bộ với cái giá không hề rẻ. Không có trận đấu nào được tổ chức, các nhà tổ chức sẽ bị thất thu về phần này.

“Khi công việc của bạn gặp rủi ro và bạn lo lắng về sức khỏe của mình, quần áo là ưu tiên cuối cùng. Dụng cụ tập luyện cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đang tập thể dục ở nhà, có lẽ bạn sẽ không mua một bộ trang phục mới.”

Ông Mario Ortelli, một nhà tư vấn thời trang xa xỉ có trụ sở tại London

Gần như tất cả các cửa hàng của Puma và các đối tác hoạt động đã bị đóng cửa do COVID-19, và điều tương tự cũng xảy ra với hầu hết các nhà bán lẻ lớn.

“Đến nay, dịch COVID-19 như một cơn sóng thần, cuốn sạch mọi thứ nó chạm vào – và trang phục thể thao cũng không phải ngoại lệ.” theo ông Ortelli. “Điều quan trọng nhất là phải biết được nó sẽ tiếp tục tác động đến chúng ta trong bao lâu. Với tình hình hiện tại ở châu Âu và Mỹ, chúng ta buộc phải nhìn vào châu Á để tìm câu trả lời.”

Sự tăng trưởng của thị trường Trung Quốc mang đến một tia hy vọng. Thứ ba tuần trước, Nike đã công bố doanh thu bán hàng tăng một cách đáng ngạc nhiên tại xứ tỷ dân, cho thấy trang phục thể thao có triển vọng tốt hơn các phân khúc thời trang khác.

Doanh số kỹ thuật số của hãng đã tăng hơn 30% tại Trung Quốc Đại Lục, mặc dù doanh số bán lẻ trong khu vực giảm đáng kể, góp phần giảm 4% doanh thu trong quý 3. Tổng doanh thu toàn cầu tăng 5,1% lên 10,1 tỷ USD, vượt qua ước tính trung bình của các nhà phân tích là 9,8 tỷ USD.

Mặc dù các hoạt động bán lẻ tại cửa hàng bị ngưng trệ, khách hàng Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục mua sắm quần áo thông qua trực tuyến, ngay cả sau khi chính phủ yêu cầu hạn chế hoạt động nhất có thể.

“Vào thời điểm mọi người bị cách ly trong nhà, chúng tôi đã nhanh chóng chuyển sang tận dụng hệ sinh thái ứng dụng kỹ thuật số và mạng lưới huấn luyện viên chuyên gia của Nike.” ông John Donahoe, giám đốc điều hành của Nike, giải thích về dịch vụ tập luyện tại nhà miễn phí của Nike, và hãng cũng đang khuyến khích các ngôi sao thể thao chia sẻ bài học cho các ứng dụng đào tạo của họ.

“Ngay lúc này, các vận động viên không thể chơi cùng nhau hay trước hàng triệu fan hâm mộ, nhưng họ có thể đoàn kết và ủng hộ một điều lớn hơn khi tập luyện tại gia và chia sẻ nó cho cả thế giới.”

Điều này có ý nghĩa: trong một thế giới mà du lịch, ăn uống và các sự kiện văn hóa đều bị cấm, tập thể dục nhanh chóng trở thành một trong số rất ít những thú vui mà bạn có thể lựa chọn.

Ở các nước như Anh và Pháp, chính phủ đang cho phép mọi người ra khỏi nhà mỗi ngày một lần cho việc tập thể dục, thúc đẩy những người lười biếng phải ra ngoài vận động. Thêm vào đó là hàng triệu người làm việc tại nhà, những người này sẽ thích những bộ trang phục thoải mái nhất để thuận tiện làm việc và đồ thể thao là chọn lựa thích hợp. Trên hết, các bác sĩ khuyên rằng việc duy trì một chế độ tập luyện vừa phải có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó cho thấy đại dịch Covid-19 cũng mang lại tiềm năng phát triển cho các hãng trang phục thể thao.

Thực hiện: Hiếu Lê

Theo scmp