Đằng sau lời chúc mừng phụ nữ nhân ngày 08/03: Ngành thời trang có thực sự tôn vinh nữ giới?

Ngày đăng: 08/03/23

Tháng 3 – thời điểm để tôn vinh những người phụ nữ và cũng chính là lí do Custom Collaborative – tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong khi nhiều doanh nghiệp đã đưa ra tuyên bố ủng hộ phụ nữ trong tuần này nhân kỉ niệm 08/03, câu hỏi được đặt ra có bao nhiêu người thực sự đang làm công việc đó.

“Đối với Ngày Quốc tế Phụ nữ, nếu bạn đang sử dụng nó để Marketing, bạn thực sự đang làm gì để hỗ trợ phụ nữ và duy trì điều đó? Thay vì chỉ giảm giá trong một ngày cho đồ lót” – trích lời Okaro – người còn được biết đến cương vị là giám đốc điều hành của Custom Collaborative có trụ sở tại New York, nơi điều hành một chương trình phát triển lực lượng lao động và tinh thần kinh doanh cho phụ nữ từ các cộng đồng nhập cư và có thu nhập thấp để thiết lập sự nghiệp bền vững trong lĩnh vực thời trang.

Dior Celebrates Successful Celebrities for Women's Day | Dao Insights
Dior đã tập hợp những người phụ nữ thành công cho chiến dịch 08/03 vào năm 2021

Đó là câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp từ chuyên gia đang thu hút sự chú ý trong Ngày Quốc tế Phụ nữ khi các thương hiệu thời trang tung ra một loạt đợt giảm giá và truyền tải thông điệp xã hội với niềm mong muốn ủng hộ phụ nữ. 

Các học giả và những người ủng hộ nữ quyền cho biết, có rất ít thay đổi đối với phụ nữ trong lĩnh vực thời trang. Mặc dù đã có hàng thập kỷ nỗ lực vận động chính sách và những lời hứa trong ngành.

Các học giả và những người ủng hộ nữ quyền cho biết có rất ít thay đổi đối với phụ nữ trong lĩnh vực thời trang. Mặc dù đã có hàng thập kỷ nỗ lực vận động chính sách và những lời hứa trong ngành.

New York-Based Custom Collaborative Preaches Sustainable Fashion and Inclusivity
Ngozi Okaro – Founder của tổ chức Custom Collaborative

Công nhân may (hầu hết là phụ nữ) thường được trả lương thấp và họ phải lao động trong các nhà máy không an toàn hoặc mất vệ sinh. Đồng thời còn thiếu cơ hội thăng tiến và phải đối mặt với quấy rối hoặc tấn công tình dục và lạm dụng thể chất hoặc tâm lý. Và, theo như thông tin hiện có thì dòng chất thải quần áo kéo dài liên tục góp phần làm trầm trọng tình trạng bất bình đẳng giới hiện có ở Nam bán cầu.

Bất chấp những cam kết để giảm thiểu biến đổi khí hậu của ngành, thời trang dường như là thuộc top những “gã cuối cùng” thừa nhận rằng bình đẳng giới và biến đổi khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, theo những gì Liên Hợp Quốc đã tuyên bố về chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ là “Bình đẳng giới hôm nay vì một tương lai bền vững” và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cảnh báo vào năm 2020 rằng sức khỏe suy giảm của hành tinh có thể làm trầm trọng thêm nạn phân biệt giới tính.

Gucci Unveils Campaign for International Women's Day – WWD
Chiến dịch mà Gucci đã phát động cho ngày quốc tế Phụ Nữ năm 2018 để động viên giới tính nữ

Giờ đây, các nhà phê bình đang “thâm nhập” vào mạng xã hội để lên tiếng về những hành vi đạo đức giả mà họ nhìn thấy qua chiêu trò tiếp thị từ thế giới doanh nghiệp. “Ngừng đăng những lời sáo rỗng. Hãy bắt đầu hành động đi” – tài khoản Twitter Gender Pay Gap Bot đã tức giận vì vấn nạn này. 

Bình đẳng giới trong chiến lược bền vững của thời trang

Các công ty thời trang thường tuyên bố trên trang web của họ về quyền của phụ nữ hoặc tiền lương được trả bình đẳng nhưng để xem chi tiết về những gì họ đang làm thì hầu như không mấy phổ biến. Các thương hiệu tiến bộ nhất đang thay đổi điều đó và bắt đầu hướng tới bình đẳng giới như một phần trong chiến lược phát triển bền vững chung của họ. 

Sustainable Development Goals in Fashion & Space SDG 5: Gender Equality — FAAR
Space đã từng kết hợp mục tiêu phát triển bền vững trong thời trang và SDG thứ 5: bình đẳng giới tính

Ví dụ, Kering liệt kê các mục tiêu như bình đẳng giới và trả lương một cách công bằng giữa hai giới trong ba kế hoạch bền vững chính cho năm 2025. Ngoài tập đoàn lớn này, thương hiệu giày Nisolo cũng đặt trọng tâm ở bình đẳng giới khi hãng này phát triển danh mục “sự kiện bền vững” vào tháng 12 để khuyến khích thương hiệu thời trang có một cách tiếp cận gắn kết hơn để phát triển bền vững.

Sáng kiến 

Trên quy mô toàn cầu, có rất nhiều tổ chức từ lâu đã đề cao mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn cho hàng triệu công nhân may mặc, những người được xem như là cung cấp “năng lượng” cho chuỗi cung ứng của ngành. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những góc khuất chúng ta không biết được. Mức lương thấp vẫn tồn tại và các nhà máy vẫn không đảm bảo an toàn. Đại dịch COVID19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đã tồn tại từ lâu này.

Với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Chanel, Custom Collaborative đang trong quá trình mở rộng chương trình học nghề mà tổ chức này đã hợp tác với Mara Hoffman, Slow Factory, và các quỹ Swarovski để làm một dự án thí điểm vào năm 2020. Đây là một chương trình kéo dài 9 tháng và họ sẽ đào tạo các kỹ năng để tạo điều kiện cho phụ nữ có khả năng tham gia cũng như tăng thu nhập. Sau khi tốt nghiệp, những người ấy nhận được cơ hội vào các doanh nghiệp nhỏ thì Custom Collaborative sẽ trả lương cho họ từ nguồn tài trợ Chanel và khi các thương hiệu lớn tuyển họ thì chính hãng ấy sẽ chịu trách nhiệm trả lương.

“Mọi thứ nằm trong tầm quản lí của tổ chức Custom Collaborative đều sẽ được nhận lương. [Chúng ta cần] chống lại mô hình thực tập không lương phổ biến trong ngành thời trang,” – Okaro nói – “Những mô hình ấy đã cản trở con đường thăng tiến của phụ nữ”.

Một thương hiệu tập trung vào tính bền vững có trụ sở tại New York – Another Tomorrow – đã quyết định hỗ trợ tổ chức này trong chiến dịch Ngày Quốc tế Phụ nữ vì cách tiếp cận toàn diện của họ sẽ giải quyết các thách thức bao gồm ưu tiên “tính bền vững về môi trường và nhân đạo trong khi thách thức vấn đề phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng giới trong ngành thời trang vẫn còn tồn tại” – theo như Tara St James đã chia sẻ. Cô là phó chủ tịch phụ trách bên phía bền vững, chuỗi cung ứng và văn hóa của Another Tomorrow.

Ranh giới giao nhau giữa tác động môi trường và bất bình đẳng giới

Tổ chức phi lợi nhuận The OR Foundation đã ghi lại các tác động môi trường và xã hội của thị trường quần áo cũ ở Accra, một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới. Các chuyên gia nhận thấy các vấn đề về rác thải quần áo và chèn ép phụ nữ là “hai mặt của cùng một đồng tiền”. Theo nghĩa đen ta có thể hiểu rằng sức nặng của các bộ quần áo đã qua sử dụng trên thế giới là gánh nặng vô hình trên vai của những người phụ nữ ở Nam bán cầu.

Ghanian women roadside hawking in Accra, Ghana, #JujuFilms | Juju Films
Phụ nữ ở Accra bị buộc phải thực hiện những hủ tục kì lạ

Người đồng sáng lập The OR Foundation – Liz Ricketts – cho biết phụ nữ trên khắp châu Phi đội những vật nặng trên đầu và việc mang những phụ kiện quần áo theo cách này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Theo như các chuyên gia y tế, Tổ chức OR đã phát hiện ra rằng phần lớn các cô gái mà họ gặp qua đều bị tổn thương cột sống vĩnh viễn, các triệu chứng này xuất hiện ngay sau hai tháng làm việc. Ricketts cho biết nhiều người cũng gặp các biến chứng về sức khỏe khác, chẳng hạn như bị loét hoặc ngủ không ngon giấc vì họ thường xuyên dùng thuốc giảm đau.

Ghana. Accra, Jamestown, women on the main road | #Ghana Acc… | Flickr
Khiến họ dễ bị chấn thương ở vùng cổ

“Đối với chúng tôi, công việc của chúng tôi là cố gắng mang lại cho họ nhiều quyền tự chủ và quyền tự quyết hơn trong cuộc sống. Đồng thời giúp họ nhận thức được không chỉ tác hại của sức lao động vượt quá mức cho phép mà còn cả giá trị mà họ xứng đáng có được trong xã hội” – Ricketts nói.

Nguyên nhân gây ra những vấn đề mà phụ nữ ở Accra đang phải đối mặt nói chung và vấn đề toàn cầu nói riêng là việc sản xuất thừa quần áo. Tổ chức OR đang nỗ lực thiết lập cơ sở hạ tầng tái chế hàng dệt may địa phương, tạo điều kiện đào tạo thêm kỹ năng cho phụ nữ nơi đó và tham gia với các công ty thời trang cũng như những “dân chơi quốc tế” để cố gắng ngăn chặn dòng hàng may mặc bị dư ra.

Zero Waste Fashion: A New, Sustainable Fashion Practice
Stella McCartney đã từng kêu gọi mọi người hành động vì số lượng rác thải đáng báo động của ngành thời trang

Khía cạnh cần phải đầu tư nhiều hơn 

Thời trang phải nhận ra cả những hậu quả lâu dài của vấn nạn bất bình đẳng trong lịch sử về tiền lương. Chúng ta cần thực hiện và mở rộng các sáng kiến dành riêng để giải quyết bất bình đẳng giới và nguyên nhân gốc rễ của nó – sau đó đẩy mạnh và thực hiện. Bao gồm cả nơi phân bổ và chi tiêu. Không thiếu các biện pháp để hoàn thành được điều đó. Từ việc cấp quyền sử dụng đất cho phụ nữ trong chuỗi cung ứng nông nghiệp đến đảm bảo trả lương công bằng trong các bộ phận điều hành công ty. Qua đó, ta có thể đẩy mạnh các biện pháp can thiệp vào mọi khía cạnh của ngành.

Vấn đề là làm thế nào để bắt đầu? Okaro đã từng nói: “Chúng tôi cần tài trợ cho những thứ đó giống như cách chúng tôi tài trợ cho Thung lũng Silicon. Có rất nhiều cách để hỗ trợ phụ nữ không chỉ riêng vào Ngày Quốc tế Phụ nữ mà ta hãy thực hiện quanh năm”.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Vogue Business