Di sản thời trang: Sáu bài học về nghệ thuật và cuộc sống để lại từ Christian Dior

Ngày đăng: 17/06/22

Không chỉ để lại một di sản đồ sộ trong thời trang, Christian Dior còn có thể dạy chúng ta một số bài học về nghệ thuật lẫn cuộc sống.

Christian Dior trong phòng thử đồ tại Salon Paris của mình trước buổi trình diễn bộ sưu tập mới của thương hiệu

“J’adore Dior!” là khẩu hiệu được hàng nghìn người trên thế giới hô vang để thể hiện tình cảm và sự biết ơn của họ đối với nhà thiết kế thời trang được coi là hàng đầu của Pháp, Christian Dior. Monsieur Dior đã được sinh ra cách đây hơn một thế kỷ tại thị trấn ven biển Granville của Pháp và sống một cuộc đời đầy ắp những thay đổi bất ngờ. Trải qua cuộc sống có khí giàu có có lúc lại túng thiếu, người đàn ông huyền thoại này đã bước theo định mệnh của cuộc đời mình và thành lập một trong những thương hiệu đỉnh cao nhất của ngành thời trang: Dior – công ty vẫn đang ngự trị mạnh mẽ cho đến ngày nay. Di sản của nhà thiết kế vẫn tồn tại trong tâm trí của chúng ta ngày nay cùng với những huyền thoại của ngành thời trang như Karl Lagerfeld, Yves Saint Laurent và Coco Chanel, trong đó phong cách sống của Christian Dior đã vượt xa tầm ảnh hưởng của ông trong ngành thời trang.

Dưới đây là một số bài học mà tất cả chúng ta có được từ Monsieur Dior.

1. Hãy để nghệ thuật dẫn lối

Trước khi khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, Christian Dior tự hào là chủ sở hữu của một phòng trưng bày nghệ thuật nhỏ ở hữu ngạn Paris, nơi trưng bày các bức tranh của các nghệ sĩ như Salvador Dalí và Pablo Picasso. Rõ ràng là nhà thiết kế đã truyền tình yêu của mình đối với nghệ thuật trong ngành thời trang bằng cách tạo ra những thiết kế phi thường. Giám đốc sáng tạo hiện tại của Dior, Maria Grazia Chiuri vẫn đưa các thiết kế nghệ thuật vào dòng váy áo haute couture của Dior để giữ cho di sản này tồn tại lâu dài.

Bộ jumpsuit tinh xảo đầy tính nghệ thuật của Christian Dior, được Eva Herzigova mặc trên thảm đỏ Cannes.

2. Không sao cả nếu bạn cảm thấy không chắc chắn và sợ hãi

“Khi bắt đầu rất muộn ở cái nghề mà người khác đã mất cả đời để học và chỉ có bản năng hướng dẫn, tôi đã luôn sợ mình đang để lộ sự thiếu hiểu biết của mình. Có lẽ chính nỗi sợ hãi về việc mình sẽ luôn chỉ là kẻ nghiệp dư đã thúc đẩy tôi gạt bỏ những nghi ngờ của mình sang một bên và tạo ra nhân vật Christian Dior – một nghệ nhân couture.” – Christian Dior cho biết. Thật vậy, nhà thiết kế đã phải đối mặt với những câu hỏi và nỗi sợ hãi khác nhau trong tâm trí trước khi đưa ra dòng sản phẩm của riêng mình. Cơ hội thành lập Dior đã đến hai lần, nhưng ông từng không chấp thuận nó vì không hề thấy mình phù hợp với khuôn mẫu của một nhà cách mạng trong ngành, có thể thành lập một nhà mốt thời trang hàng đầu. Chỉ sau khi nghe thông tin rằng người cộng sự Pierre Balmain đã thăng tiến trong cuộc sống để bắt tay vào kinh doanh, ông mới tính đến việc thành lập Dior.

Các phóng viên và chuyên gia thời trang tụ tập bên ngoài cửa hàng của Christian Dior tại Paris trong buổi ra mắt bộ sưu tập Thu/Đông năm 1953.

3. Tin tưởng vào ý tưởng của mình

Dior ra mắt bộ sưu tập đầu tiên của mình sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Trong khi các quốc gia đang hồi phục sau chiến tranh, phụ nữ nói chung thường mặc những bộ trang phục toàn màu đen tinh tế vì họ cho rằng không phải lúc để mặc những bộ quần áo sặc sỡ. Hoàn cảnh đó đã không ngăn cản Dior theo đuổi tư tưởng và tầm nhìn của mình về phong cách sang trọng và đầy màu sắc. Sau khi phát hành bộ sưu tập của mình, tầm nhìn của ông đã tiếp thêm động lực những người khác trong thời gian đó và được gọi là “cái nhìn mới”.

Christian Dior làm việc trên một bộ sưu tập mới với các nhân viên trước khi trình diễn tại Paris, Pháp, năm 1957.

4. Khi nghi ngờ, hãy chọn màu đỏ

“Chắc chắn có một màu đỏ cho tất cả mọi người.” Christian Dior đã từng nói. Nhờ có thỏi son Rouge Dior 99, giờ đây mọi người đều có thể tô điểm thêm sắc đỏ ấn tượng cho vẻ ngoài của mình bất cứ khi nào họ muốn trở nên thật tự tin và khẳng định sức mạnh của bản thân.

Christian Dior, Lessons, Birthday Anniversary
Bella Hadid và makeup sử dụng son môi Rouge Dior 99

5. Thế giới xoay quanh những tiểu tiết

Dior được biết đến là nhà mốt luôn bổ sung các chi tiết sâu rộng vào các sáng tạo của mình, và Christian Dior hoàn toàn tin tưởng vào ý tưởng kể một câu chuyện thông qua các chi tiết. “Chi tiết cũng quan trọng như tổng thể. Khi nó không phù hợp, nó phá hủy toàn bộ trang phục.” – nhà thiết kế cho biết. Mỗi sản phẩm được hãng thời trang cao cấp này tung ra – có thể là túi xách, giày dép, quần áo hay thậm chí là bảng phấn mắt – đều bao gồm các chi tiết nhỏ giúp sản phẩm của Dior trở nên nổi bật hơn so với các thương hiệu khác.

Một nghệ nhân của Dior đang vẽ các chi tiết trong thiết kế

6. Hãy luôn giúp tài năng của mọi người được phát triển

Christian Dior đã thuê Yves Saint Laurent khi anh mới 19 tuổi. Trong đám tang của Dior vào năm 1957, Saint Laurent được trông thấy và chụp ảnh lại khi đang đứng một mình trong nỗi sầu muộn. Ngoài sự thật rằng anh đã mất người cố vấn của mình, Yves Saint Laurent cũng sắp trở thành couturier trẻ nhất thế giới vào thời điểm đó. Nếu không có Dior, thế giới có thể sẽ không nhìn thấy những kiệt tác của Saint Laurent đến tận ngày nay.

Yves Saint Laurent trước cửa hàng Christian Dior tại London, Anh

Biên dịch: Lexi Han

Theo Vogue Arab