Độc quyền từ Style-Republik: Cẩm nang kinh doanh thời trang cho người mới bắt đầu xây dựng local brand

Ngày đăng: 02/01/23

Đón chào năm 2023, Cẩm nang kinh doanh thời trang cho người mới bắt đầu xây dựng local brand từ Style-Republik mang đến cho độc giả những bài viết giá trị trong việc xây dựng thương hiệu thời trang tại thị trường nội địa được chúng tôi thực hiện trong năm vừa qua.

Ra đời vào năm 2016, Style-Republik tự hào là trang tiên phong trong việc mang đến những bài viết chuyên sâu về thị trường thời trang và sáng tạo tại Việt Nam, với mong muốn hỗ trợ những thương hiệu và cộng đồng người làm thời trang trong nước qua những bài viết, phân tích, đánh giá về thành công và thất bại việc kinh doanh thời trang ngày nay.

Nếu bạn muốn khởi nghiệp xây dựng một thương hiệu thời trang, thì đây là những bài viết được chọn lọc dành cho bạn.

3 kiến thức cơ bản khi khởi nghiệp kinh doanh thời trang

Tạo dựng thương hiệu riêng là mơ ước của nhiều sinh viên thời trang sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, để bước gần đến thành công và giảm thiểu rủi ro, đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần phải nắm được trước khi khởi nghiệp kinh doanh thời trang.

3 bài học đầu tiên mà chủ thương hiệu thời trang nội địa cần lưu tâm

Nếu bạn sắp trở thành một Founder tiềm năng trong ngành công nghiệp thời trang, đầu tiên, hãy chắc rằng bạn đã nạp đủ năng lượng và “lên dây cót” tinh thần để bước vào một cuộc đua đường dài. Bởi lẽ, địa hạt thời trang Việt Nam hiện tại đang vô cùng cạnh tranh – sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các thương hiệu nội địa mà còn đến từ hàng loạt thương hiệu quốc tế khác. Kinh doanh thời trang không đơn thuần là một sân chơi hấp dẫn, đây là một bài toán khó và để giải được nó bạn cần có: tính sáng tạo, tư duy thẩm mỹ, khả năng phân tích con số, dữ liệu, sự nhạy bén với thị trường và cả tầm nhìn chiến lược dùng cho các đường hướng truyền thông, kinh doanh. Và đây là 3 bài học đầu tiên mà chủ thương hiệu nội địa cần lưu tâm trên hành trình phát triển thương hiệu của mình.

Câu chuyện cửa hàng của local brand Việt

Câu chuyện về kinh doanh thời trang hiện tại không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, sản xuất/ nhập hàng, vận hành thương hiệu hay các bài toán truyền thông. Bởi lẽ đứng trước sự bành trướng nhanh chóng của lĩnh vực mua sắm trực tuyến (Online), nhiều chủ thương hiệu cũng phải tự hỏi liệu vai trò của cửa hàng (Offline) có còn quan trọng trong bối cảnh này hay không. Hãy cùng luận bàn sâu hơn về câu hỏi này

Những nhà cung ứng vải tại Việt Nam mà các chủ local brand cần biết

Đã qua rồi thời kỳ vải càng rẻ càng tốt, bởi chủ các local brand ngày nay hiểu rằng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh thời trang. Tìm được nguồn vải chất lượng có ý nghĩa trong việc đảm bảo giá trị sản phẩm đồng thời cũng giúp thương hiệu phát huy được tính sáng tạo, giúp nâng tầm sản phẩm và duy trì được chất lượng. Mặc khác, trong xu hướng kinh doanh thời trang ngày nay, người tiêu dùng nhất là Millennial hay Gen Z, càng chú trọng tính bền vững và minh bạch. Các sản phẩm cần có thông tin cụ thể, nguyên liệu may mặc cần có nguồn gốc rõ ràng là những yếu tố quan trọng giúp thương hiệu đứng vững và vượt qua các đối thủ cạnh tranh hiện nay.

Giải mã bài toán truyền thông cho thương hiệu thời trang nội địa

Kinh doanh thời trang đang là một vùng đất màu mỡ mà không ít người trẻ khao khát được trải nghiệm và gặt hái thành công. Song đây cũng là ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều yếu tố, liên tục gợi ra vô số đề bài khó cho chủ thương hiệu và doanh nghiệp trong quá trình phát triển.

Địa hạt thời trang nội địa Việt Nam cũng không ngoại lệ, thậm chí còn rất sôi nổi khi luôn đi kèm với sức cạnh tranh cao. Đây cũng là lúc các thương hiệu cần tận dụng triệt để tính sáng tạo của chiến lược truyền thông, nhằm tạo nên điểm bứt phá và gây ấn tượng trong mắt công chúng.

Nhân sự trong hệ thống local brand – nguồn lực sáng tạo có thời hạn

Thành công của một thương hiệu thời trang nội địa bao gồm nhiều yếu tố được thiết lập, hình thành và cải thiện thông qua quá trình hoạt động. Về cơ bản, các Local Brand sống và phát triển dựa trên sự sáng tạo, việc giữ cho nguồn mạch sáng tạo đó luôn chảy cũng là một chướng ngại lớn mà những chủ thương hiệu cần đủ tỉnh táo để vượt qua.

Chiến lược ‘sale off’ nhằm kích cầu mua sắm, hay hướng đi cũ làm giảm giá trị thương hiệu?

Chương trình giảm giá hay những chiến lược với đích đến chung là bán ra sản phẩm với giá rẻ hơn mức giá niêm yết, vốn đã không còn xa lạ với thị trường thời trang. Đây là phương thức quảng bá và thúc đẩy doanh thu thường thấy ở hầu hết thương hiệu, về cơ bản, chiến lược này vẫn luôn đem lại hiệu quả nhất định và gây hứng thú cho người tiêu dùng. Tuy nhiên thời điểm gần đây, không ít thương hiệu cho rằng hướng đi này đã dần lỗi thời, không những vậy họ đang đứng trước nguy cơ bị giảm giá trị do triển khai Sale quá nhiều lần trong một năm.

Liệu có đúng như vậy hay không? Và nguyên nhân dẫn tới vấn đề này là gì?

7 sai lầm trong chiến lược định giá mà các thương hiệu thời trang cần tránh

Tạo nên chiến lược định giá được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với các thương hiệu may mặc và phụ kiện thời trang. Phần lớn, thách thức này đến từ tính phức tạp của sản phẩm (SKU), khả năng so sánh mặt hàng tương đối hạn chế trong các thương hiệu (đặc biệt là với thương hiệu thời trang nhỏ), cùng lúc đó lại phải thường xuyên ra mắt các bộ sưu tập mới.

Định giá các sản phẩm thời trang trong lịch sử đòi hỏi sự nhạy bén, thậm chí mang tính “nghệ thuật” hơn là khoa học. Hầu hết những người sáng tạo thời trang đều không rành về các con số hay sự tính toán, do đó việc định giá sai đã dẫn đến các vấn đề trong nhiều doanh nghiệp thời trang.

Làm sao để local brand xây dựng mối liên kết hiệu quả với các sàn thương mại điện tử? 

Tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng quen thuộc với việc mua sắm tại các sàn thương mại điện tử, trong đó các mặt hàng thời trang và làm đẹp đang chiếm ưu thế.

Ngày nay, nhiều local brand thời trang duy trì được doanh số ổn định nhờ vào các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, Tiki… Thậm chí còn có những bước tiến đáng kể nhờ vào các dịp đặc biệt với các chương trình khuyến mãi liên tục diễn ra trong năm. Tuy nhiên, làm sao để local brand thời trang xây dựng được mối liên kết với các sàn thương mại điện tử và dựa vào đó tăng cường doanh số bán hàng qua kênh mua sắm này?

Đằng sau những cú “bắt tay” giữa Nhà thiết kế và Thương hiệu Việt

Việc hợp tác giữa một nhà thiết kế và một thương hiệu không quá thường xuyên nhưng cũng không quá hiếm hoi. Không chỉ tạo nên những tiếng xuýt xoa hay những lời trầm trồ cho giới mộ điệu, đằng sau những cuộc bắt tay giữa Nhà thiết kế và một thương hiệu mang lại nhiều ý nghĩa hơn nữa trong công việc phát triển của hai, nhất là về mặt truyền thông.

Vì sao không dễ tạo nên những gã khổng lồ trong ngành thời trang nhanh như H&M hay Zara tại Việt Nam?

Trở thành gã khổng lồ của ngành thời trang như H&M hay Zara luôn là mơ ước của những nhà kinh doanh thời trang. Nhưng vì sao hiện thực hoá điều này lại không hề dễ dàng?

“Đẩy mạnh R&D và thiết kế, sau đó đi thuê gia công” là một mô hình mà H&M và Zara đã thành công, tuy nhiên có rất nhiều đằng sau ảnh hưởng đến thành bại của một thương hiệu thời trang khi phát triển tại thị trường đặc thù như ở Việt Nam.

Tại sao các thương hiệu Việt cần tỏa sáng qua show diễn thời trang?

Fashion show – một “vùng đất hứa” cho các thương hiệu để định vị thương hiệu, thể hiện tài năng và mở rộng tệp khách hàng.

Nếu ví von thời trang như một con người thì các sự kiện, show diễn thời trang (fashion show) chắc chắn là một trong những bộ phận quan trọng trên cơ thể. Có thể nói ngành công nghiệp thời trang tỉ đô không thể sống nếu thiếu đi những sự kiện và show diễn hoành tráng – dần dà những sự kiện này cũng trở thành “truyền thống” không thể xê dịch. Vì đây là dịp để kết nối cộng đồng thời trang lại với nhau từ các biên tập viên, người mua, stylists, nhà thiết kế đến những người có ảnh hưởng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vai trò của fashion show cụ thể là gì? Tại sao trải qua biết bao khó khăn, thử thách nhưng các thương hiệu vẫn luôn cố gắng giới thiệu bộ sưu tập mới thông qua các show diễn? Và tại sao các thương hiệu mới cần được “đưa” lên sàn diễn hay vì sao “fashion show” luôn là một giấc mộng đẹp mà mọi thương hiệu đều muốn mơ thấy?

Thực hiện: S-R