Emily Adams Bode Aujla, ngôi sao sáng đạt giải thiết kế của CFDA năm 2022

Ngày đăng: 26/11/22

Niềm đam mê thời trang từ những ngày ấu thơ đã giúp Emily Adams Bode Aujla trở thành một trong những nhà thiết kế nổi tiếng không chỉ ở xứ sở cờ hoa mà còn vang danh khắp cả thế giới. Lần đạt Giải thiết kế trang phục nam năm 2022 của Emily đã đưa thương hiệu Bode của cô nàng lên một vị trí mới trong mảng thời trang. 

Đây là những gì mà bạn cần biết về cô nàng Emily Adams Bode Aujla, ngôi sao sáng đạt giải thiết kế của CFDA năm 2022.

Emily Adams Bode Aujla, ngôi sao sáng đạt giải thiết kế của CFDA năm 2022

Emily là ai?

Sinh ra và trưởng thành ở một tiểu bang tại Đông Nam Hoa Kỳ – Georgia, phần lớn kí ức tuổi thơ của cô nàng là theo chân gia đình săn lùng những món đồ vật Vintage ẩn giữa chợ trời và những cửa hàng bán đồ cổ. Những thói quen ấy đã từ từ “nuôi nấng” niềm đam mê thời trang và những món cổ vật có cốt truyện đằng sau. Cho đến năm 16 tuổi, cô bé Emily Adams Bode Aujla mới biết được ước mơ sau này của mình là làm nhà thiết kế thời trang, “Tôi mong muốn có thể đem ảnh hưởng của mình lên nền văn hóa”. Suy nghĩ này của cô nàng một phần là do những ký ức tuổi thơ và người dân ở miền Nam nước Mỹ là từng “viên gạch dựng lên” những cá tính hiện tại của Emily. 

Sau khi “tạm biệt mái trường” trung học, nhà thiết kế đại tài đã có một kỳ nghỉ gap year ngắn để học tại một trường ở Thụy Sĩ rồi sau đó mới chính thức nhập học song song ở Trường thiết kế Parsons và Trường Cao đẳng Khai phóng Eugene Lang ở New York với chuyên ngành thiết kế trang phục nam và triết học trong 5 năm. Khoảng thời gian sau khi tốt nghiệp, Emily đã thực tập tại Marc Jacobs và Ralph Lauren. Nhưng đã từ bỏ mọi công việc để thành lập hãng thời trang của riêng mình và cuộc đời nhà thiết kể trẻ tuổi đã chính thức bước sang trang mới với thương hiệu Bode. 

Câu chuyện thương hiệu Bode 

Emily đã sử dụng BST từ khi “còn ngồi trên ghế nhà trường” như những chiếc chăn mang hơi hướng cổ điển, khăn trải giường lấy cảm hứng những năm 1920, khăn trải bàn bằng ren và sari (Mảnh vải dài quấn quanh người để làm trang phục của phụ nữ Nam Á) để khởi nghiệp cho thương hiệu Bode của mình năm 2016.  

Thương hiệu Bode của Emily Adams Bode Aujla

Vào những năm đầu mới được thành lập, cô sinh viên vừa mới ra trường đã đảm nhiệm hết tất cả mọi việc, nào là người mua lẻ, người mẫu và nhiếp ảnh gia. Kể cả những người mua đầu tiên đều bảo với Emily rằng công việc kinh doanh này khá mạo hiểm và không ai tin rằng nó sẽ khả thi nhưng cô nàng đã không bỏ cuộc. Mãi cho đến năm 2019, thương hiệu Bode mới được nhiều người biết đến hơn và nhận được sự yêu thích từ giới phê bình cũng như các chuyên gia. 

 

Những chiến lược và các hoạt động của doanh nghiệp đã đem đến tính cách mạng đối với ngành thời trang: tái sử dụng các loại vải cổ điển và biến chúng thành những sáng tạo đẹp mắt theo phong cách Frankenstein. Các sản phẩm may mặc của Bode đều được sản xuất với số lượng hạn chế và chỉ được sản xuất theo đơn đặt hàng ở New York, hoàn toàn được làm thủ công. Những nguyên vật liệu đã được Emily mua trong các chuyến du lịch của mình như loại vải làm ra chăn đến từ Massachusetts, Pennsylvania và Ohio. Pháp, Anh và Ý là những quốc gia mà cô tìm kiếm vải lanh và len, và các vật liệu khác có thể đến từ Ấn Độ, Mali hoặc Bờ Biển Ngà.

Thương hiệu Bode của Emily Adams Bode Aujla

Hoạt động mạnh ở nền tảng Instagram, phần lớn doanh thu của họ đến từ các chiến lược quảng bá ở đó. Emily cũng từng chia sẻ rằng “(Instagram) giúp chúng tôi dễ dàng kể câu chuyện về thương hiệu, nếu so với việc chăm sóc khách hàng bằng e-mail”. Đồng thời, việc giải thích những điểm mới trong sản phẩm và sự kiện của hãng có vẻ tự nhiên hơn trên Instagram. Đó cũng là cách họ tìm thấy rất nhiều nhân viên, kể cả những thực tập sinh có mong muốn gắn bó.

Khác với các hãng thời trang nhanh (Fast Fashion), Bode nhắm vào tính bền vững với mong muốn kéo dài tuổi thọ của các loại vải như đã chia sẻ, “Tôi muốn mọi người sử dụng những loại vải lẽ ra phải bỏ đi. Tôi muốn mọi người đánh giá cao chúng. Tôi muốn mọi người mặc Bode và hiểu vòng đời của quần áo, đồng thời tôi muốn đầu tư vào việc kéo dài tuổi thọ của quần áo”. 

Ngoài việc ưu tiên tính bền vững trong thời trang, họ còn mong muốn có thể tạo ra những đồ vật lưu giữ ký ức, cũng như gợi lại cách sống cũ, nhắc ta nhớ đến những truyền thống gia đình và thời đại đã qua. Mỗi tác phẩm của hãng dường như đang kể lại một câu chuyện, một cung bậc cảm xúc. Một chiếc áo khoác chắp vá có thể dệt nên một hành trình từ các thuộc địa cũ của Pháp đến Châu Phi hay một chiếc áo sơ mi organza gợi lại thời đại Edwardian. Khiến ta như chìm vào miền ký ức cổ xưa, nơi tổ tiên của các quốc gia khác nhau trên thế giới từng sinh sống và phát triển. Mỗi một bộ sưu tập của Bode đều đại diện cho từng kho báu sang trọng, lập dị và quý giá, và thơ mộng dường như bước ra từ bộ phim của Wes Anderson. Nghệ thuật được Bode giấu đằng sau những giá trị và câu chuyện của từng sản phẩm khiến người thưởng thức nghệ thuật bị vô thức cuốn vào. 

Kết 

Nhận được sự ưa thích từ Harry Styles đến Jay-Z nhờ vào sứ mệnh của hãng đã đạt dược nhiều thành công trong “đường đua” thời trang. Tính bền vững cho môi trường, sự sáng tạo, chất riêng trong từng thiết kế, và đặc biệt là không chạy theo xu hướng đã giúp Bode và người sáng lập của cô ấy giữ chân khách hàng cũ và thu hút được những khách hàng tiềm năng. Tài cô nàng ấy đã “hô biến” Emily trở thành nhà thiết kế nữ đầu tiên trình diễn tại Tuần lễ thời trang New York: Men’s đưa cái tên cô nàng lọt vào top 30 người trẻ tuổi đáng chú ý trong số những cái tên mới làm việc trong giới nghệ thuật và phong cách trên toàn thế giới.

Nếu như năm 2019, Emily được xướng tên trong Giải thưởng Sáng tạo Karl Lagerfeld danh giá từ Công ty Woolmark thì năm 2019 là bậc thang đi lên của Emily khi nhận Giải Nhà thiết kế mới nổi của CFDA. Không dừng lại ở đấy, Emily tiếp tục “làm điên đảo” giới thời trang với danh hiệu Nhà thiết kế trang phục nam của Mỹ năm 2022.

Thực hiện: Mỹ Tâm