Có gì thú vị tại chương trình SR Fashion Business Talk : Graduated Fashion Students – Where are they now?

Ngày đăng: 29/06/19

Một buổi chuyện trò thú vị về định hướng phát triển bản thân cho sinh viên ngành thời trang đã được tổ chức bởi Chuyên trang giám tuyển thời trang Style-Republik và Không gian giảng dạy kiến thức kỹ thuật thời trang hiện đại F.A.C.E Fashion Workshop

Chương trình được thực hiện với chủ đề đầu tiên “Sinh viên thời trang đã tốt nghiệp – Graduated Fashion Students  – Where are they now?” dành cho những sinh viên đang học ngành thiết kế thời trang hay đang loay hoay với câu hỏi con đường ngày mai nên đi thế nào. Buổi nói chuyện đã diễn ra vào ngày 27/6/2019 tại Toong Co-Working Space 126 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh, quy tụ nhiều bạn trẻ, trong đó có các sinh viên thời trang, chủ thương hiệu nhỏ và những bạn đang hoạt động trong ngành công nghiệp này muốn nhận được những lời chia sẻ thật lòng và bổ ích. 

Từ trái qua phải: Host Khuất Năng Vĩnh, NTK Đắc Thắng, Fashion Illustrator Foxtly, Stylist/ Producer Hensi Lê, Visual Expert – Chad Nguyễn.

Những gương mặt trẻ tiêu biểu của ngành thời trang Việt 

Dưới sự dẫn dắt đầy hóm hỉnh và thú vị của Host Khuất Năng Vĩnh, hiện tại là Biên tập viên thời trang & Stylist, chương trình trở nên thu hút từ đầu đến phút cuối. Xuất phát điểm của Vĩnh cũng là một sinh viên thiết kế thời trang, tự bản thân anh cũng có nhiều kinh nghiệm thú vị về lĩnh vực này. Chương trình càng hấp dẫn hơn bởi đây là sự kiện hiếm hoi quy tụ các khách mời là những gương mặt tiêu biểu của nhiều lĩnh vực trong ngành thời trang Việt: Fashion Illustrator Foxtly, Stylist/ Producer Hensi Lê, NTK Đắc Thắng, Visual Expert – Chad Nguyễn. Những gương mặt khách mời đều sở hữu những thành tích nhất định trong thời gian dài phấn đấu sau tốt nghiệp. 

Dưới sự dẫn dắt đầy thú vị của Host Khuất Năng Vĩnh, hiện tại là Biên tập viên thời trang & Stylist, chương trình trở nên thu hút từ đầu đến phút cuối.

Họ có điểm chung, với khởi điểm là sinh viên thuộc ngành thiết kế thời trang. Tuy nhiên trong đó Foxtly từng theo học và tốt nghiệp chuyên ngành Fashion design tại LaSalle College – Montreal Chad Nguyễn tốt nghiệp bằng Bachelor of Design tại trường Raffles Sydney tại Úc, còn Đắc Thắng là sinh viên Thiết kế thời trang của trường Đại học Văn LangHensi Lê tốt nghiệp khóa Thiết kế thời trang với chương trình liên kết của trường Mod’art Paris của trường Đại học Hoa Sen. Môi trường học tập có điều khác biệt, điều này giúp cho kinh nghiệm mà họ chia sẻ đến chương trình trở nên phong phú và đa dạng hơn. 

Vì sao họ chọn con đường thời trang? 

Có lẽ lí do mà những nhân vật khách mời chia sẻ với chương trình sẽ khiến nhiều bạn sinh viên cảm thấy “dường như có hình bóng mình trong đấy”. Hensi Lê Foxly cho biết cho biết họ dường như chọn thiết kế thời trang theo cảm tính, vì cảm thấy bản thân không phù hợp và không hứng thú với các môn học tự nhiên. Ngược lại, Chad Nguyễn lại thích hoạt động trong ngành thời trang từ rất sớm, anh thậm chí còn giấu tuổi thật để xin làm việc cho cửa hàng thời trang, chính điều này giúp anh xác định mình phải theo học ngành thiết kế thời trang. 

Ai cũng nghĩ sinh viên thời trang rất hào nhoáng, ăn mặc đẹp đẽ, nhưng có thời điểm áp lực nộp bài, có khi mặc… đồ ngủ đi nộp” – Đắc Thắng đùa vui trong chương trình. 

Hầu như sinh viên của các trường đều sẽ phải đối mặt với tình trạng “vỡ mộng” về tương lai. Một công việc như mơ và hào nhoáng, không phải ai cũng đạt được điều đó. Hensi Lê chia sẻ cô đã từng bị một tạp chí thời trang lớn từ chối nhận thực tập. Tuy điều này khiến cô khá thất vọng nhưng sau đó, cô tự mình xin làm trợ lý cho một người bạn tại một tạp chí sinh viên. 

Làm stylist là gì? Là bạn sẽ phải đến nơi chụp hình sớm nhất, sớm hơn tất cả người mẫu, nhiếp ảnh, xách theo đống đồ lớn và ủi phẳng chuẩn bị cho buổi chụp” – Hensi Lê chia sẻ về quá trình mới vào nghề, trước khi trở thành Personal Stylist cho những nhân vật nổi tiếng như Hoa Hậu Lan Khuê, Văn Mai Hương,… hay đảm nhiệm vị trí Art và Producer cho tạp chí Heritage và Kilala hiện tại. 

Đắc Thắng cũng cho biết, anh từng phải tự mình đảm nhiệm công việc của… một đội ngũ khi xin việc. Tuy nhiên, NTK của thương hiệu La Lune coi đó là một thử thách cần để vượt qua. Còn với Chad Nguyễn, những ngày còn ở Úc anh làm nhiều công việc cùng lúc, vừa làm trang phục cho thương hiệu của mình, cố gắng không ngừng nghỉ. 

Sinh viên mới ra trường, xây dựng thương hiệu riêng hay đi làm cho người khác?

Foxly từng giữ vị trí senior concept designer, phụ trách về mặt hình ảnh và phát triển sản phẩm cho Dynamite Group – một công ty thời trang nữ ở Canada cho biết, cô từng chứng kiến nhiều bạn bè mình đã vội vã ra mắt thương hiệu thời trang riêng sau khi ra trường. Tuy nhiên thương hiệu không thể tồn tại lâu, đó là lý do Foxly chọn đi làm trước khi về Việt Nam và thành lập thương hiệu trang sức ODJECTS. Trong khi đó Hensi Lê rẽ sang con đường stylist thời trang sau quá trình thực tập, theo kiểu “nghề chọn mình”, và giải thưởng “Stylist of the year” của tạp chí Elle năm 2017 như một minh chứng cho điều đó. 

Đắc Thắng hiện đang là NTK chính cho thương hiệu thời trang AEIE và đang thực hiện tiếp ước mơ của mình là một giảng viên thỉnh giảng ngành thời trang của trường ĐH Văn Lang. Chad Nguyễn hiện đang là Country Visual Manager cho Louis Vuitton Việt Nam vừa là NTK cho thương hiệu của mình. “Làm sao để ‘sống sót’ trong ngành thời trang? Nếu mỗi ngày bạn vẫn phải trăn trở công việc này có đủ nuôi sống mình không thì có lẽ con đường bạn chọn chưa thực sự phù hợp, hãy tìm cho mình một lối đi khác…” – Chad Nguyễn cho biết. 

Bạn trẻ đặt câu hỏi cho các khách mời trong chương trình Fashion Talk

Lời khuyên thành công của họ dành cho bạn

Foxly Hensi Lê, từng có sự hợp tác với nhau cho biết, mạng lưới quan hệ trong ngành là điều quan trọng. Trong khi Foxly được biết nhiều trên mạng xã hội nhờ vào những bức vẽ fashion illustrator rất được yêu thích thì Hensi Lê cũng cho biết thêm, có một đội ngũ tôn trọng nhau và hợp tác ăn ý cũng quan trọng không kém. “Chính thái độ của bạn quyết định việc hợp tác trong công việc” – Hensi Lê cho biết. Đắc Thắng cho biết, cơ hội phụ trách phục trang hiện trường (lead dresser) cho bộ phim “Người vợ ba – The Third Wife” cũng đến thật tình cờ, điều mà anh chưa nghĩ mình sẽ làm. Nhưng chính thái độ làm việc tốt trong nghề sẽ dẫn dắt cơ hội đến với bạn, điều này đã đúng với những nhân vật trong ngành.  

Nên tử tế với tất cả những ai bạn làm việc cùng, từ đối tác, đồng nghiệp và cả cấp dưới, kể cả khi bạn đang gặp nhiều áp lực…” Chad Nguyễn. 

Chad Nguyễn chốt lại lời khuyên: “Nên tử tế với tất cả những ai bạn làm việc cùng, từ đối tác, đồng nghiệp và cả cấp dưới, kể cả khi bạn đang gặp nhiều áp lực. Vì làng thời trang Việt không quá lớn, mọi câu chuyện đều dễ lan truyền…” 

Khách mời bốc thăm để trao giải thưởng may mắn là 1 suất học bổng môn học Quy trình sáng tạo thời trang của F.A.C.E Fashion Workshop học với Giảng viên Marie Cyr đến từ Parsons School od Design New York.

Thực hiện: S-R

Ảnh: Rab Huu Studio