Giá trị của lục địa đen trong nền thời trang đương đại

Ngày đăng: 26/03/20

Nhà thiết kế thời trang Farai đã từng nói trong chương trình Next In Fashion với niềm tự hào rằng: “Không một người châu Phi nào quay lưng với nguồn cội của mình. Và nếu có dịp để giới thiệu về quê hương, tôi sẽ làm điều đó.” Cho đến ngày nay, những người con của lục địa đen đã có nhiều đóng góp cho thời trang nói riêng và văn hóa nói chung.

Tiền thân của Tháng Lịch Sử Người gốc Phi là phong trào Negro History Week vào năm 1926, đây là đứa con tinh thần của nhà sử học Carter G. Woodson, người từng theo học tại Đại học Harvard. Sau đó, vào năm 1970, các sinh viên và nhà giáo dục gốc Phi của Đại học Kent State đã quyết định tổ chức sự kiện này cả tháng Hai, trùng với tháng sinh nhật của Abraham Lincoln và Frederick Douglas. Kể từ năm 1976, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định tháng Hai là Tháng Lịch Sử Người gốc Phi. Từ đó, các cộng đồng người da màu đã tiếp tục đấu tranh cho sự tự do thông qua những cuộc biểu tình cũng như các hoạt động của họ.

Họa tiết Phi Châu

Hơn bất kì trang phục nào của lục địa đen, dashiki được biết đến nhiều nhất, có phom dáng oversize được dệt từ vải cotton in nhiều họa tiết rực rỡ. Nhưng nguồn gốc của các bản họa tiết này lại phát xuất từ bên kia biển đỏ. Nguyên bản của chúng là các chi tiết trang trí được vẽ thủ công từ màu nhuộm tự nhiên ở Trung Quốc và Ấn Độ. Đến cuối thế kỉ 13, người dân trên đảo Java (Indonesia) đã cải tiến kỹ thuật này. Hai nhà máy thực hiện các bản in sáp mẫu họa tiết này là công ty ABC (một công ty sáp của Anh chuyển đến Ghana) và Vlisco, nằm ở Hà Lan. Sau đó, họ tìm thấy một thị trường béo bở tại Tây Phi vào khoảng năm 1867. Kể từ đó, nó trở nên phổ biến và được buôn bán bởi người dân tại đây và đồng thời họ gắn cho nó một giá trị tinh thần. Các nữ doanh nhân bán những bản in này ở châu Phi có biệt danh “Mama Benz”, ngồi sau chiếc xe Mercedes sang chảnh mới tậu bằng tiền kiếm được.

Họa tiết nhiều màu sắc đặc trưng của châu Phi
Họa tiết nhiều màu sắc đặc trưng của châu Phi

Ở Hoa Kỳ, các bản in sặc sỡ này được khoác lên mình như một biểu tượng của niềm tự hào dân tộc. Và chúng ngày càng phổ biến khi liên tục được các nhà thiết kế đưa lên các sàn diễn toàn cầu.

Trên thực tế, mẫu in mắt bò của Vlisco đã được sử dụng trong bộ sưu tập Xuân Hè 2012 của Burberry. Và Studio 189, một dòng thời trang bền vững có trụ sở tại Ghana / Hoa Kỳ đã ra mắt bộ sưu tập in của họ tại NYFW 2019.

Khăn Quấn đầu

Từng là vật dụng trong sinh hoạt và cho các lễ nghi tôn giáo, những tấm khăn quấn đầu, khăn choàng cổ đã trở thành một biểu tượng thời trang mới. Với nhiều tên gọi khác nhau, những chiếc khăn này có thể được gọi là id gele tại Tây Phi hay duku tại Nam Phi.

Quấn cao và niều màu sắc là điểm nhận diện của kiểu quyấn khăn Phi châu
Quấn cao và niều màu sắc là điểm nhận diện của kiểu quấn khăn Phi châu
Những chiếc mũ này có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng của Châu Phi
Những chiếc mũ này có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng của Châu Phi

Biểu tượng trên trang phục châu Phi

Không chỉ là tấm vải che thân, trang phục truyền thống tại châu Phi có thể biểu đạt niềm tin vào tôn giáo hay quan điểm chính trị. Màu sắc trên trang phục mang những tầng ý nghĩa khác nhau và biểu đạt thông điệp của hoa văn trên nó. Màu đỏ là sự chết chóc, xanh lục mang ý nghĩa sự màu mỡ, sắc trắng biểu trưng cho tâm hồn tinh khiết hay màu xanh lam diễn tả tình yêu. Ở Tây Phi, trang phục truyền thống có tên agbada. Và ở Đông Phi, kanzu là trang phục truyền thống được mặc bởi nam giới.

 Ở Tây Phi, nó có tên là agbada và ở Đông Phi, kanzu là trang phục truyền thống được mặc bởi nam giới.
Ở Tây Phi, nó có tên là agbada và ở Đông Phi, kanzu là trang phục truyền thống được mặc bởi nam giới.
Gomesi là trang phục của phụ nữ châu Phi, thường được dùng trong dịp trọng đại như đám cưới
Gomesi là trang phục của phụ nữ châu Phi, thường được dùng trong dịp trọng đại như đám cưới

Đối với phụ nữ, gomesi và kanga (một trang phục bằng cotton in đầy màu sắc với dây đai được quấn quanh cơ thể) lại được ưa chuộng hơn hết.

Những nhà thiết kế tiên phong

Zelda Barbour Wynn Valdes là nhà thiết kế thời trang và trang phục Mỹ gốc Phi đầu tiên, bà cũng là nhà thiết kế da màu đầu tiên mở cửa hàng riêng vào năm 1948, nằm trên đường Broadway ở thành phố New York. Các thiết kế của bà được mặc bởi những ngôi sao giải trí nổi tiếng như Dorothy Dandridge, Josephine Baker, Marian Anderson, Ella Fitzgerald, Mae West, Ruby Dee, Eartha Kitt và Sarah Vaughan,…

Zelda Barbour Wynn Valdes
Zelda Barbour Wynn Valdes

Zelda Barbour Wynn Valdes sinh ngày 28 tháng 6 năm 1905 tại Chambersburg, Pennsylvania. Từ nhỏ, bà đã học từ bà ngoại để thành thợ may và làm việc trong tiệm may của người chú. Từ một kẻ tay ngang bước chân vào một cửa hàng thời trang cao cấp những năm 1920, bà từng bước nỗ lực để trở thành thợ may và người bán hàng đầu tiên. Năm 1948, Valdes đã mở cửa hàng riêng trên đường Broadway và West 158 ​​ở Manhattan cùng với chị gái, Mary Barbour, người đảm nhận vai trò trợ lý. Bà gọi cửa hàng của mình là Chez Zelda. Valdes sớm thu hút sự chú ý của nhiều người nổi tiếng và phụ nữ thành đạt trong xã hội.

Năm 1949, Valdes được bầu làm chủ tịch Hiệp hội các nhà thiết kế thời trang và phụ kiện quốc gia (NAFAD) tại New York, một tổ chức của các nhà thiết kế gốc Phi được thành lập bởi nhà giáo dục và nhà hoạt động chính trị Mary McLeod Bethune. Đầu những năm 1950, Tạp chí Life mô tả Valdez như là quý cô Marilyn Monroe da màu. Năm 1958, người sáng lập Tạp chí Playboy, Hugh Hefner đã thuê Valdes thiết kế trang phục Playboy Bunny đầu tiên, tuy nhiên thiết kế ban đầu có đôi tai cao hơn và bộ đồng phục thiếu dây nơ, cổ áo và cổ tay.

Willi Smith
Willi Smith

Năm 1976, nhà thiết kế Willi Smith đã ra mắt công ty WilliWear. Smith được coi là một trong những nhà thiết kế người Mỹ gốc Phi thành công nhất trong ngành thời trang, thu về hơn 25 triệu đô la doanh thu vào năm 1986. Để vinh danh cống hiến của anh, Bảo tàng Cooper Hewitt của New York đang lên kế hoạch một triển lãm từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2020, mang tên Willi Smith: Street Couture.

Tracy Reese
Tracy Reese

Nhà thiết kế nữ gốc Phi đầu tiên được ngành công nghiệp thời trang đương đại công nhận là Tracy Reese, cô đã thành lập thương hiệu cùng tên vào năm 1998. Có trụ sở tại Detroit, Reese mới đây đã công bố ra mắt nhãn hiệu mới, Hope for Flowers, xây dựng trên nền tảng là các trang phục đa kích cỡ.

Ozwald Boateng
Ozwald Boateng

Ngoài những nhà thiết kế gốc Phi thành danh trên đất Mỹ còn có Ozwald Boateng. Sinh ra ở London với cha mẹ là người Ghana, Boateng là thợ may đầu tiên trình diễn bộ sưu tập trong Tuần lễ thời trang Paris. Năm 1994, anh mở cơ sở bán lẻ của mình ngay trên Savile Row và là thợ may gốc Phi trẻ nhất và đầu tiên từng làm như vậy. Năm 2014, Đại học Harvard đã trao tặng Boateng giải thưởng Veritas uy tín cho những thành tựu và cam kết của anh đối với sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu.

Biên dịch: Hiếu Lê

Theo Francesca Sterlacci và Noelle Conklin

Ảnh: Internet