Hàng giả đang hủy hoại danh tiếng thương hiệu xa xỉ trong thời đại thương mại điện tử thế nào?

Ngày đăng: 22/01/21

Dù mua sắm trực tiếp tại cửa hàng hay mua thông qua các trang mạng trực tuyến, từ túi nhái Gucci Jackie cho đến LV Pochette, thị trường hàng giả vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Câu hỏi đặt ra muôn thuở vẫn là, nếu LVMH và những thương hiệu khác không tìm ra cách tự bảo vệ mình, mọi thứ sẽ dần trở nên tồi tệ hơn?

Sự tồn tại của hàng giả cũng lâu đời như chính các thương hiệu xa xỉ trên thế giới. Louis Vuitton, thương hiệu nổi tiếng với logo chữ lồng LV phức tạp hơn được thiết kế vào năm 1896 bởi Georges Vuitton (con trai của Louis), trong nỗ lực gây khó khăn cho những kẻ đang cố gắng làm giả những mẫu túi gốc của cha ông, vốn đã có được địa vị vững chắc trong giới thời trang.

Các dụng cụ thiết kế tại xưởng của Louis Vuitton đặt tại Pháp

Mặc dù nhiều ‘thị trường hàng giả’ hiện nay đã trực tiếp bị xóa bỏ trên toàn thế giới, vấn đề nan giải này vẫn trở thành một mối đe dọa đối với các thương hiệu xa xỉ, không chỉ trong phạm vi ngành thương mại điện tử.

Nhiều thương hiệu xa xỉ đã báo cáo bản thân là nạn nhân của các kế hoạch làm hàng giả, trong đó, nhiều người đóng vai khách hàng mua sắm các sản phẩm thật, ví dụ như túi xách, trong các cửa hàng của thương hiệu. Và vài ngày sau, họ quay lại với hàng giả chỉ nhằm mục đích được hoàn lại tiền.

Một số mẫu túi giả có thiết kế gần như giống hoàn toàn 100% với phiên bản gốc, đến nỗi ngay cả nhân viên tại cửa hàng cũng không thể phân biệt được. Và kết quả là, một khách hàng đã mua những chiếc túi thật, và không biết rằng gần như ngay sau đó, chúng đã bị làm nhái.

Mẫu túi Hermès Birkin Himalaya 35 màu trắng ngà quý giá, được trưng bày trong một buổi xem trước đấu giá tại Christie’s ở Paris

Với sự phát triển của bên thứ ba – các nhà bán lẻ các loại túi hiếm đã sử dụng – chẳng hạn như Hermès Birkin – với mức phí bảo hiểm cao, thậm chí cao hơn cả khi so với túi mới, thì nguy cơ hàng giả được sản xuất tinh vi xâm nhập thị trường vẫn tồn tại. Rốt cuộc, hàng giả mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn cho những người buôn bán bất hợp pháp cùng công việc phi pháp của họ.

Mặc dù các thương hiệu như Louis Vuitton có các chính sách nghiêm ngặt không khoan nhượng đối với hàng giả, thế nhưng các công nghệ như xác thực dựa trên blockchain vẫn chưa được sử dụng một cách phổ biến.

Theo Irene Woerner, Giám đốc điều hành của EmTruth, công ty tiên phong về giải pháp blockchain, chia sẻ rằng “việc sử dụng các giải pháp xác thực dựa trên công nghệ trong ngành công nghiệp xa xỉ đang đi sau các lĩnh vực khác.”

Và kết quả là, các thương hiệu đem giá trị của họ ra đánh cược có doanh số bán hàng ngày càng tăng, được thực hiện thông qua các trang thương mại điện tử và những người mua đi bán lại.

Nạn nhân của một vụ lừa đảo thông qua mua sắm trực tuyến trên Instagram tổ chức cuộc họp báo tại Hồng Kông để kêu gọi cơ quan chức năng áp dụng hình thức xử phạt để ngăn ngừa những trò lừa đảo này

Hàng giả trong thời đại số 

Sự hạn chế trong môi trường kỹ thuật số, đó chính là hầu hết các cửa hàng thương hiệu giả đều sử dụng hình ảnh thật cùng những thông số mô tả đến từ những thương hiệu thật. Đối với các khách hàng bình thường, họ gần như không thể phân biệt được giữa các cửa hàng giả mạo này với những cửa hàng hợp pháp. Thông thường, các trang bán đồ giả thường đưa ra những chương trình giảm giá mạnh cho các sản phẩm nhái hoàn toàn kém chất lượng.

Và sau đó, khách hàng quy kết việc chất lượng sản phẩm tệ lên những thương hiệu gốc. Thông thường, điều này dẫn đến những đánh giá khủng khiếp trên các trang web của các bên thứ ba, như Truspilot, và gây tổn hại thêm cho doanh thu của thương hiệu.

Hàng giả có thể bắt đầu gây ra những phản ứng dây chuyền theo đúng nghĩa đen của nó, khi những khách hàng không hài lòng, những người chia sẻ sự bất mãn của họ trên mạng xã hội mà không hề biết rằng liệu sản phẩm họ mua có phải là hàng thật hay không.

Túi xách và ví giả được bày bán trên thị trường có giá ước tính hơn 11 triệu đô la Mỹ

Trong quá khứ, vấn đề này đã được giải quyết một cách mạnh mẽ hơn trong ngành công nghiệp xa xỉ.

Ví dụ như LVMH, công ty mẹ của Louis Vuitton, hiện đang hợp tác với công ty khởi nghiệp Entrupy vì gần đây, họ đã phát triển một giải pháp dựa trên trí thông minh nhân tạo giúp phát hiện hàng giả với độ chính xác lên đến hơn 99%.

Tuy nhiên, những nỗ lực này cần được đẩy mạnh hơn và được áp dụng trên tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng, từ nguyên vật liệu đến khâu vận chuyển ,để đảm bảo chất lượng của những sản phẩm chính hãng. Thách thức thực sự tồn tại trong thị trường mua đi bán lại, vốn đã rất khó để có thể kiểm soát.

Trong tương lai, việc tạo dựng và duy trì lòng tin của người tiêu dùng sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Trong bối cảnh hàng giả có thể không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn, thì rủi ro chưa bao giờ biến mất. Trong một thế giới được định hướng bởi mạng xã hội, danh tiếng của thương hiệu có thể bị phá hủy nhanh hơn bao giờ hết.

Thực hiện: Luxuo

Theo Luxuo.vn