Điều gì đằng sau cam kết không sử dụng lông thú vĩnh viễn của tập đoàn Kering?

Ngày đăng: 17/10/21

Trong một thông báo gần đây nhất, tập đoàn Kering tuyên bố sẽ không sử dụng lông thú lông thú vĩnh viễn trong bất kỳ một bộ sưu tập nào từ các thương hiệu thời trang của họ. Đây được xem là một nỗ lực xúc tiến lớn, tạo tiền đề để các thương hiệu, tập đoàn lớn khác hành động theo.

“Việc không sử dụng lông thú là một bước tiến khác trong cam kết của chúng tôi đối với quyền lợi động vật và phù hợp với cam kết của chúng tôi về tính bền vững”, chia sẻ của Marie-Claire Daveu, Giám đốc phát triển bền vững của Kering. “Tính xa xỉ ở bối cảnh hiện đại phải gắn liền phải tư duy đạo đức, trách nhiệm xã hội, tính di sản được kế thừa, tính sáng tạo, chất lượng sản phẩm; kèm theo đó còn là nỗ lực bảo vệ môi trường, con người

Nhận định trên góp phần phản ánh sự thay đổi lớn hơn trong thời trang và xu hướng chuyển dịch của ngành hàng xa xỉ nói riêng.

“Tính xa xỉ ở bối cảnh hiện đại phải gắn liền phải tư duy đạo đức, trách nhiệm xã hội, tính di sản được kế thừa, tính sáng tạo, chất lượng sản phẩm; kèm theo đó còn là nỗ lực bảo vệ môi trường, con người

Lệnh cấm trên toàn công ty của Kering đối với lông thú là mới nhất trong một loạt nỗ lực của các công ty thời trang trong không sử dụng cấm lông thú – một chất liệu ngày càng gây tranh cãi về sự tàn ác đối với động vật. Mytheresa đã cấm lông thú vào tháng trước; Oscar de la Renta cũng đã cam kết tương tự. Các thương hiệu và nhà bán lẻ đã cam kết tránh lông thú hơn một thập kỷ trước bao gồm Selfridges, Calvin Klein và Ralph Lauren, trong khi đó, trước Kering là danh sách bao gồm Neiman Marcus, Net-a-Porter, Burberry, Coach, Michael Kors , Miu Miu và Canada Goose.

Thực chất, một số thương hiệu của Kering đã loại bỏ lông thú dần dần. Gucci là hãng đầu tiên công khai điều này vào năm 2017 – và nhiều những thương hiệu khác đã tránh việc sử dụng lông thú trong nhiều năm, nhưng chọn không đưa ra thông báo chính thức về quyết định này. Nhưng quyết định loại bỏ chất liệu từng là biểu tượng địa vị tối cao trong thời trang, chắc chắn là một động thái mà ngành toàn bộ ngành công nghiệp sẽ chú ý đến. Rất nhiều khả năng, tập đoàn LVMH cũng sẽ cân nhắc về điều tương tự sau tuyên bố này của Kering.

Không sử dụng lông thú vĩnh viễn là cam kết của tập đoàn Kering
Gucci đã không sử dụng lông thú từ 2017.

Thông báo này là một động thái hiếm hoi đối với Kering, vốn là tập đoàn có xu hướng không ban hành chỉ thị hoặc chính sách cụ thể áp đặt cho các thương hiệu. Thay vào đó, tập đoàn này – vốn được nhiều người coi là công ty đầu ngành về tính bền vững, đã đặt ra các tiêu chuẩn cao về môi trường và vấn đề xã hội và giao cho các thương hiệu riêng lẻ tự mình xác định cách đáp ứng các tiêu chuẩn đó.

“Đưa ra quyết định toàn công ty là một bước đi chắc chắn và thông minh. Điều này phù hợp với những gì đang diễn ra trong ngành nói chung. Đây hiển nhiên là điều mà người tiêu dùng phản hồi. Chúng tôi không thấy bất kỳ sự phản đối nào đối với nó. ” Chuyên gia tư vấn hàng xa xỉ Robert Burke nhận định về thông báo của Kering khi chia sẻ vời tờ Vogue Business.

Lông thú là một chủ đề khá phức tạp. Chỉ có hai thái cực: sử dụng nó hoặc không sử dụng nó. Các lĩnh vực bền vững khác, chẳng hạn như giảm lượng khí thải carbon hoặc tác động đến đa dạng sinh học, đòi hỏi các giải pháp phù hợp hơn từ các thương hiệu riêng lẻ. Nói vậy, từng thương hiệu có thể tùy chỉnh cách họ sử dụng sợi bông hoặc len, hoặc những sản phẩm sử dụng để nhuộm và quá trình hoàn thiện sản phẩm, chẳng hạn, trong khi một thương hiệu đồ trang sức cần phải tập trung vào kim loại và đá quý.

Lông thú là một chủ đề khá phức tạp. Chỉ có hai thái cực: sử dụng nó hoặc không sử dụng nó. Các lĩnh vực bền vững khác, chẳng hạn như giảm lượng khí thải carbon hoặc tác động đến đa dạng sinh học, đòi hỏi các giải pháp phù hợp hơn từ các thương hiệu riêng lẻ.

Trên thực tế, bởi vì hầu hết các thương hiệu của Kering đã chuyển hoặc cam kết không sử dụng lông thú, thông báo này thực sự sẽ chỉ ảnh hưởng đến Saint Laurent và Brioni. Cả hai thương hiệu đều không phản đối động thái này, nhưng quyết định này liên quan đến rất nhiều cuộc đối thoại, giải thích rằng cách tiếp cận của Kering đối với tính bền vững là nó không thể là một hạn chế đối với sự sáng tạo và thay vào đó phải là nguồn lực để thúc đẩy nó.

Không sử dụng lông thú vĩnh viễn là cam kết của tập đoàn Kering
Saint Laurent giờ đây sẽ không còn sử dụng lông thú trong các bộ sưu tập của mình.

Thông báo này được đưa ra vào thời điểm áp lực ngừng sử dụng lông thú đang gia tăng không chỉ vì nhận thức của khách hàng và nhu cầu “thực hành đạo đức” ngày càng cao, mà còn vì những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc sản xuất lông thú. Các trang trại lông thú đã được xác nhận là nguồn lây lan Covid-19 giữa các loài động vật và từ động vật sang người. Những lo ngại do Covid-19 tạo ra đã đóng góp vào các cuộc trò chuyện dẫn đến thông báo của Kering, và mặc dù không có mối tương quan trực tiếp, nhưng góp phần củng cố cho quyết định này được thông qua.

Hiện tại, tín hiệu mà Kering đang gửi đi là một tín hiệu quan trọng và phản ánh những gì người tiêu dùng đang đòi hỏi. Nhìn chung, cách đây 5 hay 10 năm, các thương hiệu không bao giờ muốn chối từ, dù chỉ một phần nhỏ tệp khách hàng của họ. Bây giờ, thế hệ khách hàng hiện đại mong muốn các thương hiệu trở nên nổi bật mà vẫn thực hành đạo đức, và đi theo đường lối cứng rắn”.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp tại thị trường Trung Quốc. Pei Su – Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Tổ chức phi lợi nhuận vì quyền lợi động vật Châu Á, đã thực hiện nghiên cứu về cả sản xuất lông thú ở Trung Quốc và khảo sát người tiêu dùng ở nước này, một thị trường quan trọng đối với sự phát triển toàn cầu của thời trang.

Nhận thức dù không quá sâu sắc như ở phương Tây. Nhưng trong cuộc khảo sát của chúng tôi, khi chúng tôi nói, ‘Bạn có biết rằng sản xuất lông thú đã làm được điều này, điều kia’ và [hỏi], “Bạn có mua lại lông thú không?”, Hơn 70% trả lời không, họ sẽ không, Peisu chia sẻ cùng tờ Vogue Business. “Đây là một khái niệm rất mới đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Nhưng với GEN-Z, họ nhận thức rõ hơn về tính bền vững. Họ muốn sản phẩm bền vững. Điều đó cho thấy chúng tôi đã chuyển mình như thế nào”.

Đây cũng có thể là một thời điểm phù hợp để ngành công nghiệp ở Trung Quốc bắt nhịp, tiệm cận hơn với thị trường cấp tiến. Đối với nhiều nhà bán lẻ hoặc thương hiệu thời trang Trung Quốc, tính bền vững là rất mới đối với họ. Tính bền vững không chỉ là biệt ngữ tiếp thị, mà nó còn phải có trách nhiệm, Đó là lý do tại sao thông báo Kering lại quan trọng như vậy.

 

Chuyển nữa: Fellini Rose

Nguồn: Vogue Business