Khách hàng ủng hộ thời trang bền vững nhưng có thực sự chi tiền khi mua sắm?

Ngày đăng: 20/07/20

Một báo cáo từ nền tảng thương mại điện tử cá nhân hóa Nosto khảo sát từ 2000 khách hàng ở Mỹ và Anh cho thấy, tính bền vững và trả lương công bằng đối với nhân công là tiêu chí hàng đầu mà khách hàng đặt ra với các nhà bán lẻ thời trang hiện đại. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho biết, người mua không phải lúc nào cũng bằng lòng trả thêm phụ phí cho những điều này. 

Báo cáo cho biết có 52% khách hàng muốn ngành công nghiệp thời trang theo sát con đường bền vững, nhưng chỉ 29% khách hàng sẵn lòng chi trả cho những sản phẩm được làm theo con đường bền vững. Thêm vào đó, 62% khách hàng muốn nhận được giảm giá cho những món đồ bền vững. 

Một vết rạn nứt xảy ra giữa ý tưởng thời trang bền vững và các vị khách hàng, đặc biệt là cả thế hệ trẻ hơn, đối tượng chi tiêu chính. 

Dữ liệu từ báo cáo bởi công ty có chứng nhận sinh thái Oeko-Tex cho thấy rằng 69% ở Thế hệ Millennials nói rằng, họ tìm kiếm tính bền vững và thân thiện với môi trường khi tìm mua quần áo, nhưng chỉ 37% thực sự mua đồ từ các thương hiệu theo tiêu chí đó. 

69% ở Thế hệ Millennials nói rằng, họ tìm kiếm tính bền vững và thân thiện với môi trường khi tìm mua quần áo, nhưng chỉ 37% thực sự mua đồ từ các thương hiệu theo tiêu chí đó. 

Với điều này, không có gì ngạc nhiên khi một báo cáo mới đây cho thấy tính bền vững ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp thời trang đang chậm lại. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ trang phục đang tìm kiếm con đường bền vững có thể giúp họ giải quyết những vấn đề kinh doanh, mặc dù chấp nhận đánh đổi. 

Thương hiệu thời trang Christy Dawn đẩy mạnh ảnh hưởng của thời trang thân thiện môi trường và đạo đức lao động. Thương hiệu có trụ sở công ty tại Los Angeles tạo nên những món trang phục thời trang nữ từ các loại chất liệu vải tồn, đó là khởi đầu từ khâu nguyên liệu giúp họ tạo nên thời trang có trách nhiệm. 

“Khi chúng tôi bắt đầu, chúng tôi nhanh chóng học được rằng bạn muốn hiểu những gì bạn chi trả” – Aras Baskauskas, nhà đồng sáng lập của Christy Dawn. Anh lý giải rằng những khi họ thử nghiệm sản phẩm với đội ngũ sản xuất chi phí thấp thì sản phẩm bị ảnh hưởng rõ rệt. Cuối cùng, họ quyết chi 35% cho một đội ngũ nhỏ gồm bốn người, tuy chi phí cao nhưng sản phẩm chất lượng. Baskauskas cũng cho biết thêm, đội ngũ gồm 4 người giờ đây đã phát triển thành 30, hoạt động ở trụ sở công ty nằm tại Los Angeles. Đội ngũ sản xuất làm việc trong môi trường gọn gàng và an toàn, mức lương công bằng, có kỳ nghỉ và được trợ cấp về chế độ chăm sóc sức khỏe. 

Nhược điểm duy nhất của chính sách này là: lợi nhuận trở nên nhỏ hơn. Với Christy Dawn, đây là thực tế mà họ hiểu và chấp nhận. Với chi phí sản xuất trung bình cho mỗi mặt hàng là 80 đô la, chi phí bán lẻ x3 là 220 đô la cho mỗi sản phẩm. “Nhiều cửa hàng bán lẻ thời trang x8 lợi nhuận cho mỗi sản phẩm, nhưng chúng tôi quyết định giữ đạo đức kinh doanh và mang lại mức giá thấp hơn cho khách hàng của mình”. Khi sử dụng loại vải thừa để sản xuất, điều này đồng nghĩa với quy mô sản xuất cũng bị thu nhỏ, Baskauskas lý giải điều này giúp cho họ có thể tung ra sản phẩm mới, sản phẩm có phiên bản giới hạn (limited) ra mắt vào mỗi tuần. 

Các thương hiệu thời trang khác trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng có những rào cản khác nhau phải đối mặt khi họ làm việc để duy trì lao động đạo đức và thực hành bền vững. 

Với Jéan, một thương hiệu thời trang hai năm tuổi của Úc với đội ngũ sản xuất có trụ sở tại Bali, đã phát triển từ 400 sản phẩm bán được lên đến 14.000 sản phẩm chỉ sau vài tuần. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, các nhà đồng sáng lập Evangeline Titilas và Sami Lorking-Tanner biết rằng mô hình sản xuất của họ cần phải phát triển theo. Nếu như trước đây nhóm nhỏ của họ ở Bali, một vài thành viên trong nhóm làm việc thoải mái tại nhà riêng, giờ họ cần một nơi mà nhóm sản xuất lớn hơn có thể làm việc cùng nhau để xử lý vải, may, cũng như kiểm soát chất lượng và bao bì. Đội ngũ sản xuất đã phát triển tới 60 nhân viên, tất cả đều được trả lương cao hơn mức trung bình.

Vậy làm thế nào để những công ty này mở rộng nhanh chóng và ủng hộ cho tính bền vững và thực hành đạo đức doanh nghiệp? Một chiến lược bán hàng thông minh đã giúp làm được điều đó. Là một thương hiệu làm việc trực tiếp với khách hàng, họ ra mắt bốn dòng sản phẩm mỗi năm, nhưng chỉ phát triển những sản phẩm bán chạy nhất. 

“Đó là mô hình cực kì hiệu quả vượt trội hơn mô hình truyền thống trong ngành thời trang, cứ ra mắt những bộ sưu tập thời trang lớn mỗi năm và sau đó bán/ phân phối và giảm giá vào cuối mùa. Với chúng tôi, chúng tôi chỉ ra mắt những sản phẩm nhỏ và không phụ thuộc theo mùa. Chúng tôi phá vỡ cái chuẩn truyền thống của thời trang là cứ mua, mặc rồi vứt bỏ”. 

Chiến lược hoạt động hiệu quả: thương hiệu thường bán hết trơn và có danh sách dài hơn 1000 người chờ đợi sản phẩm được sản xuất thêm. 

Tính bền vững vẫn trụ được trong ngành thời trang với 2 ví dụ trên, nhưng chúng ta cần phải cân nhắc rằng ý nghĩa của nó trong ngành công nghiệp này. Bán lẻ thời trang cần phải thế nào? Chúng ta cần phải đáp ứng tiêu chí của khách hàng hay đánh cược vào việc khách hàng sẽ chọn mua thời trang bền vững, hay là tiếp tục với mô hình kinh doanh như từ trước đến giờ? 

Nhà nghiên cứu Nicole Giordano của công ty StartUp Fashion nhắc nhở rằng trước khi tăng cường tính thân thiện với môi trường, thương hiệu nên xem xét giá trị của công ty. Từ đó, họ có thể tìm thấy mối tương quan giữa tính bền vững với giá trị cốt cõi của doanh nghiệp của mình thay vì theo đuổi quá nhiều mục tiêu cùng một lúc. “Bạn có thể thêm tính bền vững vào mục tiêu của mình, nhưng nếu thương hiệu cố gắng làm quá nhiều thứ ở thời điểm bắt đầu, họ có thể gặp nguy hiểm và có thể mất hết tất cả… đặc biệt là nếu họ kinh doanh bằng vốn cá nhân”. 

Tiến bộ, cho dù là lớn hay nhỏ, sẽ là tin tốt nếu ngành thời trang có thể thân thiện với môi trường và tuân theo các quy chuẩn đạo đức trong sử dụng lao động. 

 

Chuyển ngữ: Hoàng Khôi 

Theo Report Shows Customers Want Responsible Fashion, But Don’t Want To Pay For It.

What Should Brands Do? Nguồn: Forbes