Khám phá về Tenugui – Tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản

Ngày đăng: 29/09/20

Thoạt nhìn thì tenugui chẳng có vẻ gì đặc biệt cả, trông giống một tấm vải mỏng và thậm chí có các cạnh bị sờn, khá giống một chiếc khăn đã qua sử dụng – đó là khi nhìn qua con mắt của một người phương Tây. Họ cảm thấy các hoạ tiết tinh xảo trên khăn nên được in lên vải bạt hoặc áp phích thì sẽ tốt hơn khi in chúng lên chất liệu mỏng manh như tenugui.

Trên thực tế, tenugui đôi khi được dùng như một chiếc khăn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chữ kanji tenugui 手 拭 い て ぬ ぐ của tenugui được viết bằng “te” 手 て cho “tay” và “nugu” う 拭 う ぬ ぐ là “để lau”. Những loại “khăn lau tay” này thật ra chỉ là một loại khăn đơn giản, rẻ và ít ấn tượng so với các loại tenugui truyền thống, vốn có nguồn gốc đặc biệt và công dụng đa năng.

Nguồn gốc về Tenugui

Trong thực tế, tenugui có cả một phả hệ với các đặc điểm nhận dạng riêng biệt. Theo “A Rambling Talk About Tenugui” của Kamawanu Shop, tenugui nguyên bản có từ thời Heian, từ năm 794 đến 1192 sau công nguyên. Giai đoạn này được xem là thời kì hòa bình và tự do khám phá nghệ thuật, Bảo tàng Metropolitan of Art gọi Heian là thời đại khai sáng của nền văn hóa Nhật Bản. Các loại hình nghệ thuật truyền thống khác cũng phát triển mạnh trong cùng thời kì như chữ viết kana, thơ waka, phong cách vẽ tranh yamato-e và các tác phẩm tự sự như The Tale of Genji, thật dễ dàng để thấy tenugui đã trở nên mờ nhạt như thế nào giữa các loại hình nghệ thuật đa dạng thời bấy giờ.

 

Tenugui trong thời Heian là một mặt hàng đắt tiền. Tenuguiya.jp mô tả tenugui như những tấm vải dệt từ tơ tằm hoặc sợi gai dầu chỉ được sử dụng trong các nghi thức và nghi lễ tôn giáo. Vì kỹ thuật sản xuất hàng loạt thời bấy giờ vẫn chưa phát triển nên việc chế tạo vải vẫn là một quá trình kì công và hết sức tốn kém. Vậy nên giá cả của chiếc khăn đã vượt quá túi tiền của người dân.

Thời kỳ phổ biến rộng rãi 

Phải cho đến sau thời kì Heian, tenugui mới trở nên phổ biến. Kỹ thuật làm vải được cải thiện trong suốt thời kỳ Kamakura và Edo, khiến giá vải giảm trong khi tăng nguồn cung. Đến khi tenugui có giá thành phải chăng, tính ứng dụng linh hoạt của vải đã khiến chúng được sử dụng phổ biến hơn. Vì bền hơn chất liệu giấy, khăn vải còn có thể giặt đi và tái sử dụng. Nhưng quan trọng hơn cả , tenugui đáp ứng được nhu cầu của thời đại này – chúng biến hoá thành khăn trùm đầu, thắt lưng, ví, dùng để gói vật phẩm hoặc gói trang trí. Bởi vì những công dụng vô hạn, tenugui đã nhanh chóng trở thành một vật bất ly thân của người Nhật.

 

Sau cùng tenugui trở nên rẻ đến mức chúng có thể được sử dụng cho mục đích vệ sinh cá nhân. Tenuguiya.jp nói rằng do sự phát triển của hoạt động tắm suối nước nóng và thói quen tắm rửa thông thường đã thúc đẩy sự phổ biến của tenugui, khiến chúng trở thành một vật hiển nhiên không thể thiếu trong không gian nhà tắm.

Nhưng tắm giặt không phải là tập tục văn hóa duy nhất phải nhờ đến tenugui. Tính ứng dụng linh hoạt của tenugui khiến chúng trở thành một phẩm vật đóng vai trò chủ đạo trong các lễ hội mùa hè – được dùng làm khăn buộc đầu, đai lưng màu sắc hoặc dùng làm đạo cụ trình diễn. Tenugui cũng dùng làm khăn buộc đầu cho các học viên kiếm đạo – chúng thấm mồ hôi và làm giảm lực tác động từ mũ bảo hiểm cồng kềnh của họ. Tấm vải thậm chí còn trở thành một công cụ được ưa chuộng trong thế giới ngầm. Hình ảnh một tên trộm người Nhật điển hình sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu thiếu đi chiếc tenugui trùm đầu được thắt nút ngay dưới mũi, trông như một chiếc mặt nạ để che giấu danh tính của hắn.

Và một người kể chuyện Rakugo sẽ ra sao nếu không có tenugui? Nghệ sĩ biểu diễn Katsura Sunshine giải thích, “Rakugo là màn độc tấu chỉ có 1 người kể chuyện, họ chỉ sử dụng quạt và khăn lau tay để làm đạo cụ, giúp khán giả giải trí bằng một đoạn độc thoại từ truyện tranh và theo sau đó là một câu chuyện truyền thống.” Chiếc khăn đó là tenugui nhưng lại có thể hay hình đổi dạng một cách thần kì trong đôi tay điêu luyện của người nghệ sĩ. Với một chút trí tưởng tượng, nó thay thế cho bất kỳ đạo cụ diễn xuất nào mà vở kịch đòi hỏi.

Sự đa dạng trong phong cách

Sự tiện dụng không phải là lý do duy nhất tạo nên tên tuổi của Tenugui. Do sự cạnh tranh ngày tăng giữa các nghệ nhân và nhu cầu về tính thẩm mỹ ngày càng cao dẫn đến sự đa dạng về kiểu dáng của tenugui. Khi tenugui phát triển thành một món phụ kiện thời trang, các mẫu mã được ưa chuộng hơn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho người bán.

Nhưng sự cạnh tranh không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế. Theo Kamawanu, các cuộc thi thiết kế đã thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt của các nghệ nhân, khai sinh ra các kỹ thuật in và nhuộm mới.

Những kỹ thuật này cho phép các nghệ nhân làm những điều mà trước đây họ chưa từng trải nghiệm qua. Cho tới thời điểm này, tenugui mới được tô điểm bởi màu sắc, hoa văn, các chi tiết và hình ảnh đẹp về phong cảnh, động vật hoang dã hoặc con người. Từ đây, tenugui với trang trí xuất sắc nhất sẽ trở thành vật trang trí nghệ thuật để trưng bày và chiêm ngưỡng.

 

Tuy nhiên, mẫu thiết kế không hoàn toàn được xét theo phương diện thẩm mỹ. Khi tenugui đã thành một xu hướng, chúng thâm nhập vào thị trường thương mại và trở thành một món hàng tiếp thị. Tenuguiya.jp giải thích rằng các doanh nghiệp, diễn viên kabuki và vận động viên sumo đã bán hoặc tặng tenugui để đánh bóng cho tên tuổi, hình ảnh hoặc thương hiệu của họ. Đôi khi những tấm khăn còn kèm theo thông tin của chủ sở hữu thậm chí còn được dùng thay thế cho danh thiếp.

Những tiến bộ vượt bật trong sản xuất vải đã biến tenugui từ một công cụ nghi lễ đắt tiền thành một vật dụng hàng ngày được đông đảo công chúng yêu thích. Cũng nhờ vào các kỹ thuật nhuộm và in hiện đại, một tấm vải trơn thô sơ đã tiến hoá thành một món phụ kiện thời trang sành điệu và trở thành một kiệt tác nghệ thuật.

Tenugui trong đời sống ngày nay

Sau này tenugui không còn được số đông ưa chuộng như trước đây nữa, họ thay thế tenugui bằng khăn tay, khăn bông, khăn ăn dùng một lần và các loại khăn phổ thông khác. Các loại hàng hoá tiện dụng giá rẻ như mũ, ví, túi nhựa, hộp cách nhiệt, hộp benou và các loại giấy gói dần xuất hiện và thay thế cho tấm vải mỏng truyền thống. Ngoài ra, các khoá cài, nút, khoá dán đã giúp nâng cấp quần áo và phụ kiện thời trang, khiến tenugui trở nên tẻ nhạt và nhạt nhoà như một tấm vải thông thường. Như kiến trúc sư người Úc Harry Seidler đã từng nói, “Một thiết kế chất lượng sẽ chẳng bao giờ trở nên lỗi thời”, và nhu cầu thiết yếu gần đây đã thổi hồn vào Tenugui, một lần nữa.

Có lẽ trong lúc vội vã hiện đại hóa, những đặc điểm tuyệt vời của tenugui đã bị lãng quên. Điều gì khiến tenugui khác với các loại vải ngày nay? Chất vải mỏng và nhanh khô, vì vậy chúng vẫn lý tưởng để dùng làm khăn tay hoặc băng đô.

Tenugui cũng mang cá tính của riêng chúng. Kamawanu giải thích rằng do kết quả của quá trình nhuộm, đặc biệt là nhuộm tay, sẽ không có hai chiếc tenugui nào là giống nhau. Thuốc nhuộm tự nhiên có thể khác nhau về màu sắc và nồng độ nên sẽ tạo ra các thành phẩm khác nhau. Thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh hưởng đến quá trình nhuộm khăn.

 

Quá trình sử dụng tenugui cũng ảnh hưởng đến màu sắc của khăn. Gotokyo.com tiết lộ rằng chất liệu của tenugui qua nhiều lần sử dụng sẽ trở nên mềm hơn và tạo cảm giác thoải mái hơn cho da, khác với các loại vải sẽ xuống cấp sau khi sử dụng. Khi tenugui cũ đi, chúng sẽ mờ dần và xuất hiện những nếp nhăn, phản ánh lịch sử của khăn và mục đích sử dụng của chúng. Vì thế sẽ không có bất kì hai chiếc tenugui nào giống hệt nhau.

Trang Gotokyo.com mô tả tenugui là “một chiếc khăn tiện lợi và thân thiện với môi trường mang trong mình bề dày lịch sử văn hóa truyền thống của Nhật Bản.” Vì chúng có thể tái sử dụng và có khả năng tự phân huỷ sinh học, tenugui không hề gây tác động xấu đến môi trường. Như vậy, tenugui là lựa chọn hoàn hảo cho một xã hội ưu tiên các vấn đề môi trường như hiện nay – đặc biệt là ở Nhật Bản, nơi mà quan điểm không rác thải – mottainai đã đem lại ưu thế cho các mặt hàng tái sử dụng.

Nếu bạn cũng muốn sở hữu một chiếc khăn Tenugui mang đậm chất Nhật Bản như thế, đừng chần chừ nữa mà hãy nhanh tay đăng kí ngay Workshop tự nhuộm khăn DIY SHIBORI TENUGUI nhé!
 

Workshop DIY TENUGUI SHIBORI

▫️ Thời gian: 04/10/2020 (workshop diễn ra 10h00 – 12h00)

▫️ Địa điểm: 213A Nam Kì Khởi Nghĩa, P.7, Q.3, TP.HCM

Chi phí tham gia: 399.000vnd/ người. FACE sẽ chuẩn bị sẵn giúp vải và các loại dụng cụ cần thiết. Chi phí bao gồm trà và bánh ngọt.

Hình thức đăng ký: inbox Fanpage FACE – The Fashion Design Academy và để lại thông tin (bạn cần chuyển khoản trước 3 ngày diễn ra workshop để hoàn tất thủ tục đăng ký). Số lượng thành viên tham gia giới hạn.