Làm thế nào để thúc đẩy doanh số khi kinh doanh thời trang bền vững?

Ngày đăng: 25/10/22

Thời trang bền vững đang được quan tâm nhiều trong vài năm trở lại đây. Các sáng kiến mới nở rộ trên internet. Các giải pháp được đề ra. Dữ liệu từ báo cáo bởi công ty có chứng nhận sinh thái Oeko-Tex cho thấy rằng 69% ở Thế hệ Millennials nói rằng, họ tìm kiếm tính bền vững và thân thiện với môi trường khi tìm mua quần áo. 

Nhưng cũng trong khảo sát chỉ ra, chỉ có 37% thực sự mua đồ từ các thương hiệu theo tiêu chí đó. Nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc bán các sản phẩm làm từ chất liệu tái chế. Thành thật mà nói, thời trang bền vững sẽ khó lòng thay thế thời trang nhanh trong thời trang tới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không có giải pháp cho những thương hiệu kinh doanh theo hướng bền vững. 

Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các thương hiệu và nhà quản lý bán lẻ tối ưu hóa chiến lược truyền thông nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian tới đây. 

Sử dụng toàn bộ sức mạnh của Hành trình khách hàng để xây dựng hoạt động marketing của bạn

Với Hành trình khách hàng giúp thương hiệu có thể điều chỉnh chiến lược của mình ở các điểm “chạm” khách hàng. Từ đó, hình dung nên chiến lược truyền thông của thương hiệu dựa trên mức độ ý định mua hàng. Theo mô hình này, lựa chọn mua hàng của khách nằm trong ba giai đoạn:

Giai đoạn 1 – Nhận thức: Ý định mua hàng thấp

Trong giai đoạn này, khách hàng lần đầu tiên nghe về thương hiệu. Họ có thể chưa quan tâm đến việc mua bất kỳ sản phẩm nào, nhưng họ đang tìm hiểu về bộ sưu tập, bản sắc phong cách và giá trị của nó. Giai đoạn này thường được thiết lập thông qua quảng cáo (có trả phí), quan hệ công chúng, marketing truyền miệng và nội dung trên các kênh truyền thông miễn phí (blog, video, podcast, v.v.)

Giai đoạn 2 – So sánh: Ý định mua trung bình

Trong giai đoạn này, khách hàng đang đưa ra các lựa chọn và xem xét các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Họ cần so sánh, đối chiếu thông tin vì thế họ thường tham khảo trên các kênh mạng xã hội. Khách hàng thường tìm các nguồn thông tin mà họ cho là khách quan và trung thực.

Giai đoạn 3 – Mua hàng: Ý định mua hàng cao

Đây là giai đoạn cuối cùng trong hành trình của khách hàng. Đây là khi khách hàng đã quyết định sản phẩm mà họ muốn mua, nhưng vẫn không chắc chắn về một số vấn đề thực tế liên quan: chẳng hạn như thời gian nhận hàng, chi phí vận chuyển, dịch vụ khách hàng, v.v…

Để gia tăng khách hàng hay thúc đẩy doanh số, một chiến lược truyền thông bền vững sẽ hữu ích. Trong chiến lược truyền thông của thương hiệu, bạn cần chú ý đến những điểm sau ở từng giai đoạn: 

  1. Giai đoạn Nhận thức 

Để các khách hàng sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm bền vững, thương hiệu cần kết nối với các giá trị và niềm tin của khách hàng. Đó là lý do tại sao cần bắt đầu xây dựng chiến lược truyền thông từ giai đoạn nhận thức. 

Hãy tạm quên việc đối đa hoá lợi nhuận, nhiều thương hiệu trước tiên đặt nền móng cho mình bằng cách đặt mục tiêu mang lại những giá trị cho xã hội hoặc theo hướng tốt đẹp với môi trường. Nếu thương hiệu của bạn có ý nghĩa phù hợp, bạn có thể dễ dàng tiếp cận hơn với những khách hàng ưu tiên tính bền vững và coi nó là mục tiêu mua sắm. Điều này giúp thương hiệu có tỉ lệ chuyển đổi khách hàng dễ dàng hơn nhiều so với những thương hiệu không có được nền tảng này. 

Ở giai đoạn nhận thức, cần cần kết nối thương hiệu của bạn với một mục tiêu lớn hơn, từ đó có thể giúp khách hàng thấy thương hiệu của bạn là duy nhất và khác biệt, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang, nơi mà sự cạnh tranh khốc liệt và có hàng trăm ngàn thương hiệu ngoài kia. 

  1. Giai đoạn So sánh

Giai đoạn So sánh là giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình khách hàng. Với mạng xã hội, đôi lúc khó để thương hiệu có thể quản lý hoàn toàn được các nhận xét và phản hồi của khách hàng. Tuy nhiên, một thương hiệu cầu thị, biết lắng nghe sẽ được đón nhận nhiều hơn. 

Thương hiệu cũng có thể tận dụng mạng xã hội để gia tăng phạm vi tiếp cận khách hàng thông qua các đề xuất, lời khen, chia sẻ hay giới thiệu từ vòng kết nối khách hàng bền vững. Từ đây, lôi kéo khách hàng đến trải nghiệm tại không gian mua sắm. 

  1. Giai đoạn Mua hàng 

Khi khách hàng đến với cửa hàng, họ đã tin tưởng vào thương hiệu. Ở đây, các chiến lược bán lẻ sẽ phát huy giá trị. 

– Mang lại nhiều lợi ích cho khách thông qua ưu đãi giảm giá hoặc quà tặng. 

– Tôn vinh khách hàng: khẳng định hành động của họ ý nghĩa thế nào với thương hiệu cũng như với môi trường. 

– Các chương trình thu gom/ tái chế đồ cũ: giúp gia tăng tăng vòng đời của quần áo, tránh lãng phí và hạn chế rác thải thời trang. 

Bằng cách sử dụng chiến lược này, bạn sẽ có thể tận dụng động lực và nguyện vọng của khách hàng, khiến họ mua quần áo bền vững như một hành động thể hiện bản sắc và niềm tin của họ.

Thực hiện: K. 

Theo 440industries