Làm thế nào để lựa chọn tên thương hiệu cho cửa hàng thời trang của bạn?

Ngày đăng: 14/06/21

Tên thương hiệu là dấu ấn đầu tiên và nhằm phân biệt cửa hàng thời trang của bạn với vô vàn cửa hàng khác. Một tên thương hiệu được đặt một cách thông minh sẽ khiến cho khách hàng ghi nhớ mà không cần tốn quá nhiều công sức để quảng cáo. Ngược lại những cái tên không ấn tượng sẽ khiến khách hàng khó nhớ và làm giảm đi sức hút của họ với thương hiệu.

Vậy làm thế nào để lựa chọn tên thương hiệu cho cửa hàng của bạn? Gợi ý dưới đây từ SR Fashion Business School – Trường kinh doanh thời trang chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.

Những nguyên tắc khi đặt tên thương hiệu

1. Tên thương hiệu cần ngắn gọn, đơn giản

Một quy luật chúng ta đều biết đó chính là “Less is more” – càng đơn giản, ngắn gọn thì người tiêu dùng càng dễ nhớ. Bạn có thể nhớ đến những cái tên nổi tiếng như Nike, Adidas, Dior, Apple… tên thương hiệu của họ đều không quá dài, tốt nhất là có 2 âm tiết.

2. Có tính liên tưởng

Một cái tên thương hiệu tốt nhất phải có liên quan đến ngành nghề bạn kinh doanh hoặc có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm bạn đang bán. Ví như ngành thời trang bạn có thể thấy một số cái tên tại Việt Nam như Eva de Eva (một thương hiệu thời trang dành riêng cho phụ nữ), Rollerblade (Trục lăn trên đất – là thương hiệu của sản phẩm ván trượt pa – tanh), Adam Store (thương hiệu thời trang nam),…

3. Vẽ lên một câu chuyện ấn tượng đằng sau cái tên

Người sáng lập ra thương hiệu thời trang Zara – Amancio Ortega – ban đầu đặt tên công ty theo tên của bộ phim hài “Zorba the Greek” (1964), nhưng cái tên Zorba không kéo dài lâu. Cửa hàng thời trang đầu tiên mà ông mở ra nằm tại thành phố La Coruña (Tây Ban Nha) năm 1975, tuy nhiên, tên cửa hàng “Zorba” lại trùng với tên một quán bar nằm ngay gần đó. Lúc này, người chủ quán bar tới gặp Ortega bởi cho rằng hai tên cửa hiệu giống hệt nhau sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng và khó khăn cho việc kinh doanh của đôi bên. Cuối cùng, Ortega đành phải sắp xếp lại các chữ cái trong tên “Zorba” để tạo ra một cái tên mới gần nhất với tên gọi trước đó, và tên “Zara” ra đời từ đây.

Những yếu tố cần chú ý đến tên thương hiệu

1. Tên thương hiệu có khả năng được bảo hộ không?

Tên thương hiệu qua một thời gian hoạt động, khi được khách hàng, đối tác biết đến và đang có vị trí đứng tốt trên thị trường cũng như đã được đăng ký bảo hộ sẽ coi là tài sản của công ty. Vì thế khi chọn tên thương hiệu bạn cần tính toán để đảm bảo tên thương hiệu này sẽ được bảo hộ và coi đó là tài sản của doanh nghiệp.

2. Các sản phẩm được gắn thương hiệu có định hướng kinh doanh quốc tế hay không?

Thực tế tên thương hiệu của một số doanh nghiệp hiện nay không có khả năng kết nối, phát triển ra quốc tế. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho doanh nghiệp khi thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh sẽ phải mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc hay thậm chí là cả thị trường để làm lại mục tiêu phát triển ra quốc tế. Vậy nên khi xây dựng một thương hiệu bạn phải tính toán kỹ về những chiến lược của mình và lựa chọn tên phù hợp.


Bài viết được mang đến bởi SR Fashion Business School – Trường kinh doanh thời trang chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.