Mối giao hoà của Anime và thời trang, từ quá khứ cho đến thời đại TikTok

Ngày đăng: 06/01/23

Đã từ lâu, Anime là một trong những ngành công nghiệp mang đến lợi nhuận khủng cho nền kinh tế Nhật Bản. Ta không thể phủ nhận rằng sức ảnh hưởng của ngành công nghiệp này không chỉ gói gọn ở đất nước mặt trời mọc mà chúng còn lan tỏa đến nhiều ngóc ngách khác nhau trên thế giới, bao gồm cả ngành thời trang. Vậy nên, trong bài viết này sẽ giải thích rõ ràng sợi dây liên kết giữa ngành công nghiệp hoạt hình và ngành thời trang qua góc nhìn sau đây.

Lĩnh vực thời trang và anime đã từng rất nhiều lần bắt cùng một tần số, thậm chí cả hai đều sẵn sàng tương tác với nhau dưới hàng loạt hình thức đầy bất ngờ. Chẳng hạn như những thập kỉ gần đây, thời trang hoặc văn hóa cosplay vẫn rất được ưa chuộng và không ngừng phát triển trong tương lai. 

Gucci đã có màn kết hợp với Doraemon

Bộ sưu tập Gucci x Doraemon

Ngoài ra còn có sự tham gia của các nhà mốt xa xỉ cùng sự hợp tác với hoạt hình Nhật Bản trong vài năm qua đã thu hút sự chú ý của các tín đồ đam mê thời trang. Từ bộ sưu tập Gucci x Doraemon đến bộ sưu tập Spirited Away (Vùng đất linh hồn) của Loewe, bộ sưu tập tiếp theo đầy thú vị giữa Loewe và My Neighbor Totoro vào năm 2021 và sự phát triển gần đây nhất của Balmain khi làm việc với Pokemon. 

Bộ sưu tập Spirited Away (Vùng đất linh hồn) của Loewe
Loewe x My Neighbor Totoro vào năm 2021
Balmain x Pokemon

Trước kia, từng có những suy nghĩ rằng để thời trang kết hợp với anime chỉ đem đến những dự án mạo hiểm thì ngày nay ta có thể chứng minh rằng điều này là hoàn toàn sai. Nhờ vào sự thành công vang dội của nền công nghiệp hoạt hình Nhật Bản đã đem đến lượt khán giả theo cấp số nhân nhờ vào cốt truyện kỳ ảo và hình ảnh đầy sáng tạo. Qua đó, ta có thể rút ra được mối liên kết giữa chúng bền chặt hơn chúng ta nghĩ. Điển hình là văn hóa cosplay – một trào lưu được giới trẻ yêu thích những năm gần đây. Người hâm mộ có thể tự tin hóa trang thành các nhân vật hoạt hình yêu thích của họ. Mặc dù trước kia, nhiều người sẽ bảo rằng đây là một hành động kì dị và có thể bị xa lánh nhưng sự phát triển của xã hội đã phần nào “nới lỏng” đi định kiến ấy. Cũng giống như quyền tự do ngôn luận và tôn vinh phong cách riêng của từng cá thể, cosplay dần được xem là một cách đặc biệt để thể hiện sở thích của bản thân họ. 

Nếu tìm hiểu sâu hơn một chút, thì có lẽ ta có thể thấy một số bộ anime có vai trò nhất định thậm chí còn tác động đến trang phục mà giới trẻ đang mặc. Đặc biệt, hai bộ anime shoujo – Sailor Moon (1992) và Nana (2005) – có ảnh hưởng đến phong cách của các cô gái trẻ tuổi nhiều hơn người ta tưởng. Ngay từ thời điểm thập niên 90, Thủy thủ Mặt trăng bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phương Tây bắt đầu từ năm 1995. Trong tất cả các hoạt động, từ việc chiến đấu với quái vật, đi chơi với nhau và đến trường, các cô gái Thủy thủ đều sở hữu phong cách cá nhân của mình.

Sailor Moon phiên bản hoạt hình

Áo crop top, quần đồng phục nhiều màu sắc và áo len hoặc áo ghi lê kiểu dáng preppy đã được đưa vào tủ quần áo hàng ngày của Thủy thủ Mặt trăng – đây dường như một hình ảnh sống động về phong cách của thập niên 90. Tuy nhiên vào đầu những năm 2000, sức ảnh hưởng của Thủy thủ Mặt trăng đã không còn, mà thay vào đó là các phim hoạt hình phương Tây như Totally Spies và Winx Club – hai bộ phim đã vay mượn các ý tưởng dựng hình ảnh từ Anime. Nhưng nhà sáng tạo Naoko Takeuchi – tác giả của bộ phim Sailor Moon cũng đã tham khảo trang phục từ các BST thời trang cao cấp. Đó là bộ đồng phục của Thủy thủ Sao Thổ được lấy cảm hứng từ bộ sưu tập thu đông năm 1992 của Mugler, và chiếc váy Palladium lấy cảm hứng từ Dior mà Công chúa Serenity mặc.

Bên cạnh Thủy thủ Mặt trăng, thì một nhân vật có ảnh hưởng lớn khác là nhân vật Nana Osaki của Ai Yazawa. Là một trong hai nhân vật chính trong bộ truyện chuyển thể từ manga thành anime có tựa đề Nana, cô ấy là mẫu mực mà mọi cô gái theo phong cách punk-goth đều muốn trở thành. Trang phục của Nana thường được lấy cảm hứng từ sàn diễn của Vivienne Westwood: cô có thiên hướng mặc áo corset dạng lót, tất rách bên dưới áo khoác kẻ sọc xếp ly và đôi giày “Rocking Horse” đặc trưng của Westwood đã chiếm một phần đáng kể trong phong cách ăn mặc của cô ấy, kết hợp hoàn hảo với rượu vang – đôi môi đỏ mọng và phấn mắt lem nhem khiến cô có vẻ hấp dẫn của một nghệ sĩ đang tìm hướng đi trong xã hội Nhật Bản. Đó là một gu thẩm mỹ đã phần nào giúp cô ấy thoát danh hiệu những kẻ tầm thường: những người có tầm nhìn xa trông rộng và những nghệ sĩ có sự nhạy cảm về cảm xúc.

Ở một diễn biến khác, thời trang cyberpunk dần được giới trẻ biết đến nhờ vào Akira của Katsuhiro Otomo – bộ phim hành động khoa học viễn tưởng năm 1988 mở đầu cho những ý niệm về ngày tận thế rực rỡ – làm nổi bật bối cảnh phim. Bộ áo liền quần màu đỏ dành cho người đi xe đạp và điểm đặc biệt của nó đã nhanh chóng trở thành điểm nhấn phong cách cho nhiều thương hiệu thời trang dạo phố bao gồm Comme des Garçons và Supreme, những thương hiệu đã mô phỏng lại các hình minh họa của anime trên quần áo và phụ kiện của họ. Một bằng chứng cho thấy phim hoạt hình Nhật Bản vẫn tiếp tục tồn tại, vì đã ba mươi năm kể từ ngày ra mắt.

Và gần đây, Anime cũng đã “tấn công” thị trường TikTok. Bằng cách tìm kiếm bằng hashtag #animeaesthetic hoặc #animeoutfits có thể đưa bạn đến một thế giới đầy video hóa trang thành nhiều nhân vật anime khác nhau mà không cần đến một lễ hội đặc biệt nào. Dường như thị trường này ngày càng phổ biến dành cho người hâm mộ hoạt hình do khuynh hướng nghệ thuật và trực tiếp tác động cũng như chịu ảnh hưởng của thời trang xa xỉ trong bối cảnh hiện đại. 

@redrinox

probably gonna be doing tons of fashion vids from now on.. inspired by the one and only @wisdm8 . #fyp #fashion #foryou #anime

♬ Be Your Girl By Teedra Moses X Kaytranada Edition – The Favourites.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Vogue