Mua bán các thương hiệu thời trang: Chạy theo xu hướng hay sự đầu tư thông minh?

Ngày đăng: 29/08/22

Tom Ford, Gaani, Alyx và ALC đều có vẻ như đang trên con đường tìm kiếm cho mình các đối tác mới. Nhiều nguồn tin cho biết những công ty này – Tập đoàn xa xỉ hàng đầu của Mỹ – Gã khổng lồ trụ cột thị trường đương đại – Thương hiệu thiết kế lấy cảm hứng từ thời trang đường phố – đều đang xem xét lại doanh số bán hàng của mình. Đặc biệt, họ không phải là những thương hiệu duy nhất làm điều đó.

Trong vài tháng gần đây, một báo cáo của Reuters chỉ ra rằng hàng chục thương hiệu cao cấp đã tìm thấy các khoản đầu tư tiềm năng, từ ALC – dòng sản phẩm quần áo nữ đến từ Los Angeles cho đến Ganni – thương hiệu thời trang có chủ sở hữu hiện tại là công ty L Catterton, đều đang chuẩn bị được bán với giá lên tới 700 triệu đô la. Các thương hiệu khác như Khaite, Mackage (thương hiệu áo khoác của Canada) và Oscar de la Renta đều đang xem xét để bán hoặc đầu tư.

Trải qua những ngày đầu đóng cửa vì đại dịch khiến toàn bộ quy trình sản xuất và bán hàng bị chậm lại, mọi thứ đang khởi sắc nhanh chóng, nhiều thương hiệu cũng đang có một năm kinh doanh rực rỡ. Tuy nhiên, còn nhiều lý do khác. Nhiều thương hiệu đang tìm cách bán là do có chủ sở hữu vốn tư nhân đã đầu tư từ 4 đến 6 năm trước, và giờ đây, họ đã sẵn sàng để rút lui. Đó là trường hợp của Proenza Schouler – được đỡ đầu bởi công ty đầu tư Mudrick Capital, đã có mặt trên thị trường vào đầu năm nay với dự đoán doanh thu gần 57 triệu đô. Đáng tiếc, đây lại là một thương vụ không thành.

Thương hiệu Proenza Schouler được thành lập vào năm 2002 bởi hai nhà thiết kế Jack McCollough và Larazo Hernandez.

Một trường hợp khác là brand 1017 Alyx 9SM do Matthew Williams thiết kế, từ lâu đã hợp tác với nền tảng của Luca Benini, Slam Jam và tạo ra doanh thu gần 20 triệu đô la mỗi năm, đang xem xét một khoản đầu tư để giúp tận dụng hơn nữa các mối quan hệ với người nổi tiếng của Williams.

“Công ty đang xem xét huy động vốn tăng trưởng và đã được các nhà đầu tư tiếp cận, và nó đã được tự cấp vốn cho đến thời điểm này.” – người phát ngôn thương hiệu thông báo. “Điều đó chứng minh cho khả năng phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch.”

Montefiore – một cổ đông lớn của Isabel Marant từ năm 2016 đã xuất sắc mua lại thương hiệu thời trang này vào thời kỳ đại dịch đầu năm nay. Veronica Beard – thương hiệu được biết đến với việc phân phối thời trang nữ – được các “mẹ bỉm” Mỹ cực kỳ yêu thích, hiện có quy mô tương tự và cũng đang tìm cách để mở rộng thương hiệu với những chủ sở hữu mới.

Một cửa hàng của Veronica Beard – thương hiệu được các “mẹ bỉm” Mỹ yêu thích.

Các thương hiệu khác cũng khao khát chuyển dịch dần sang bán trực tiếp tại cửa hàng. Đơn cử Sir. The Label ở Úc, thương hiệu bán hàng online đang trên đà kiếm về doanh thu gấp đôi năm ngoái, đang huy động vốn để mở thêm cửa hàng và tăng chi tiêu cho hoạt động digital marketing. Gary Wassner – Giám đốc điều hành của Hilldun, chuyên gia cố vấn tài chính cho các thương hiệu thời trang, người cũng đã đầu tư vào công ty Mackage và ALC cho biết: “Có rất nhiều thương hiệu trẻ chưa từng được đầu tư nhưng lại có sự phát triển vượt bậc trong thời kỳ đại dịch đang xem xét về các lựa chọn của họ, liệu có cần vốn để mở rộng việc kinh doanh bán lẻ hay không.”

Trong khi một số giao dịch dự kiến ​​sẽ diễn ra vào cuối năm, nhà đầu tư ngày càng tỏ ra e ngại.

Sir The Label – một thương hiệu online rất được yêu thích tại Úc.

Các nhóm chiến lược và các công ty cổ phần tư nhân cũng đã lùi bước. Mặc dù khá chủ động trước đại dịch, nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đã rút lui khi nền kinh tế đại lục bị ảnh hưởng. Trong khi nhiều thương hiệu tiếp tục hưởng lợi từ sự trở mình hậu Covid – 19, thì tình hình kinh tế đang trở nên vô cùng kỳ lạ: tỷ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát tăng cao, khủng hoảng năng lượng đến từ chiến tranh ở Ukraine – khiến nhiều nhà đầu tư tiềm năng đang đợi chờ và quan sát trước khi đưa ra quyết định của mình.

Các thương vụ được thực hiện thường có sự tham gia từ các thương hiệu lớn hơn với tiềm năng phát triển vững chắc hoặc đã mức giá đã được chiết khấu đáng kể. Cũng có vài trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như phi vụ công ty Esteé Lauder mua lại Tom Ford với mức giá kỷ lục – 3 tỷ USD để sở hữu bản quyền phân khúc làm đẹp của Tom Ford.

Esteé Lauder mua lại Tom Ford với mức giá kỷ lục – 3 tỷ USD

Trong thời điểm đặc biệt này, khi nền kinh tế thế giới đang trong đà chững lại và chuẩn bị cho một cuộc suy thoái tiềm ẩn, việc mua bán các thương hiệu thời trang vừa là cơ hội, vừa là nguy cơ. Hoặc, các nhà đầu tư sẽ nhận về một thương hiệu “cá kiếm”, hoặc, họ sẽ phải gồng lỗ để đối mặt với việc khách hàng đang dần “thắt lưng buộc bụng”. Vậy, liệu những thương vụ mua bán này sẽ đi tới đâu, hãy cùng Style-Republik đón chờ nhé!

 Chuyển ngữ: Heidi Trương

Theo The Fashion of Business