Ngành xa xỉ tìm cách thu hút người trẻ đến với nghề thủ công

Ngày đăng: 20/03/22

Ngày càng thiếu các chuyên gia có tay nghề thủ công khiến cho ngành công nghiệp xa xỉ e ngại. Tuần trước, ba công ty lớn trong ngành đã đưa ra các sáng kiến ​​nhằm thu hút những người trẻ, đặc biệt là đối với học sinh và sinh viên đến với lĩnh vực này. 

LVMH với chuyến du lịch “You and me”, Strategic Committee of the Fashion and Luxury Sector (Tạm dịch: Ủy ban Chiến lược của Lĩnh vực Thời trang và Xa xỉ) với chiến dịch “Savoir pour faire” và Altagamma với dự án “Adopt a school”. 

Một triển lãm về nghề thủ công của Hermes

Mỗi năm, các tập đoàn xa xỉ hàng đầu đến với các thành phố khác nhau ở Pháp để nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên và những ai muốn thay đổi nghề nghiệp về các ngành nghề liên quan đến sáng tạo, thủ công và trải nghiệm khách hàng. Điều này được tiến hành từ năm 2015. Mục tiêu của LVMH, theo thông cáo báo chí đề ra, “mang đến nhiều kinh nghiệm thực tập và làm việc cho càng nhiều người càng tốt, cũng như các lời mời làm việc, trong hơn 30 ngành nghề bao gồm stylist, ​​courier, thợ may hoặc thậm chí là tư vấn bán hàng”.

Đối với ấn bản thứ tám có tên “You and Me” và được tài trợ bởi cầu thủ bóng rổ Tony Parker, cung cấp 1.200 cơ hội thực tập và học việc cùng 600 hợp đồng dài hạn và cố định cho đến cuối tháng 4. Chương trình bắt đầu vào ngày 9 tháng 3 ở Clichy-sous-Bois và sẽ tiếp tục ở Reims vào ngày 18 tháng 3, ở Valence vào ngày 23 tháng 3, ở Orléans vào ngày 1 tháng 4 và kết thúc ở Paris vào ngày 6 tháng 4.

Ủy ban chiến lược của lĩnh vực thời trang và xa xỉ, do Guillaume de Seynes từ Hermès làm chủ tịch, đang thực hiện một hoạt động khác nhằm mục đích hấp dẫn giới trẻ. Hội đồng Công nghiệp Quốc gia này tập hợp các chuyên gia trong ngành, cơ quan hành chính nhà nước và công đoàn. Thông qua “Hợp đồng lĩnh vực chiến lược” được ký cùng với chính phủ vào năm 2019, thúc đẩy sản xuất của Pháp, đặc biệt là về đào tạo và việc làm.

Với chiến dịch “Savoir pour faire” và một trang web chuyên dụng (savoirpourfaire.fr), tổ chức cung cấp các khách hàng tiềm năng và tất cả các loại thông tin cùng công cụ để giúp sinh viên tìm đường trong ngành thời trang và sang trọng, đặc biệt hữu ích với học sinh năm cuối phổ thông. Các dịch vụ bao gồm huấn luyện ảo đến các cuộc gặp gỡ với nhà trường và giáo viên, tổ chức workshop và podcast đăng tải trên kênh YouTube.

Còn dự án “Adopt a School” nhằm khuyến khích “sự hợp tác tích cực giữa các công ty và trường học để thanh niên tham gia nhiều hơn vào các ngành nghề thủ công trong thế hệ mới, đó là một yếu tố cần thiết cho sự hoàn hảo của Made in Italy.” Ý tưởng là xác định các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu của công ty và từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các chương trình giáo dục với kỹ năng cần thiết. Bottega Veneta, Brioni, Bulgari, Fendi, Herno, Isaia, Loro Piana, Moncler và Salvatore Ferragamo đã tham gia sáng kiến ​​này.

Theo số liệu mới nhất được công bố từ năm 2018, lĩnh vực thời trang và xa xỉ tạo ra hơn 600.000 việc làm trực tiếp tại Pháp.

“Sáng kiến ​​cũng có ý định cải thiện nhận thức về những ngành nghề này thông qua sự hấp dẫn của thương hiệu. Với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là 28%, việc làm trong lĩnh vực sản xuất là cơ hội tuyệt vời cho những người trẻ tuổi. Việc đào tạo những tài năng mới là điều cần thiết để tạo động lực và kế thừa đến với gần 2 triệu người ở Ý, cả trực tiếp và gián tiếp” Altagamma nói. Theo số liệu mới nhất được công bố từ năm 2018, lĩnh vực thời trang và xa xỉ tạo ra hơn 600.000 việc làm trực tiếp tại Pháp.

Đồng thời, Altagamma đang xuất bản ấn bản thứ hai của cuốn sách “I Talenti del Fare”, xác định những nhu cầu trong tương lai của ngành sản xuất Ý. Theo ước tính của ấn phẩm, “khoảng 346.000 hồ sơ chuyên gia công nghệ sẽ được săn đón trong các lĩnh vực thời trang, thiết kế, nội thất, thực phẩm, khách sạn và ô tô” trong 5 năm tới. 

Thực hiện: K.

Theo Fashion Network