Nghe lời TikTok, trị mụn bằng khoai tây liệu có hiệu quả?

Ngày đăng: 27/04/22

Là một nền tảng của giới trẻ, phát triển nhờ sự mới mẻ và hiện đại của giới trẻ, TikTok hiện nay không chỉ là nơi để Gen Z giải trí mà còn cập nhật, học hỏi nhiều thứ mới. Tuy nhiên, liệu TikTok có thực sự đáng tin?

Không chỉ chuyên “lăng xê” những xu hướng thời trang TikTok còn thu hút người xem với những nội dung DIY cùng sự sáng tạo không tưởng, đặc biệt là các mẹo làm đẹp hay ho. Chẳng hạn, dùng kem đánh răng để làm móng tay nhanh dài và khỏe hơn, dùng chanh xoa lên nốt mụn hay tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà,… Một trong những mẹo hack skincare phổ biến hiện nay trên TikTok đó chính là dùng khoai tây để làm viêm, sưng của nốt mụn. 

@isabella___ross This aggressive patch of 2 cysts was gone after doing this 2 nights in a row:)) and didn’t scar! #skincare #cysticacne #skincondition #potatotrick ♬ original sound – Isabella Ross

Khoai tây là một loại thực vật rất giàu vitamin cũng như chứa nhiều chất dinh dưỡng và trong đó một số chất là có lợi cho da. Tuy nhiên, cách trị mụn bằng cách lấy khoai tây đắp trực tiếp lên vùng da mụn như TikTok đã “lan truyền” có thực sự hiệu quả? Hãy lắng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia.

Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu Gretchen Frieling, không thể phủ nhận sự thật là “tinh bột có thể làm dịu vết sưng tấy và thấm dầu”. Cô ấy cũng chia sẻ rằng khoai tây rất giàu vitamin C, điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ hình thành những vết thâm do mụn để lại. Ngoài ra, trong khoai tây còn có chứa một loại enzyme gọi là catecholase, theo Frieling, catecholase có tác dụng làm sáng da cũng như loại bỏ các vết thâm.

 

Đối với các vết mụn bị sưng tấy, sự giải phóng cytokine là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng viêm, sưng của những nốt mụn ngày càng nghiêm trọng mặc dù ở khía cạnh khác, nó giúp “kiểm soát tình trạng sưng tấy, tăng sức đề kháng và cả quá trình tạo máu (sản xuất tế bào máu và cả tiểu cầu),” Freiling chia sẻ. Và theo một nghiên cứu vào năm 2013, người ta đã phát hiện ra rằng khoai tây được loại bỏ vỏ có thể chống viêm và cũng góp phần khiến mẹo hack trị mụn bằng khoai tây thêm phần thuyết phục. Chuyên gia nói thêm: “Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu bổ sung rằng glycoalkaloid trong khoai tây và các hợp chất hóa học khác có khả năng làm giảm cytokine cũng như sưng tấy.”

Tuy nhiên, điều đó cũng không đủ để hội tín đồ làm đẹp có thể đặt niềm tin hoàn toàn vào cách trị mụn trên TikTok này hay “từ chối” các lời hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ cũng như các sản phẩm uy tín, đặc biệt là khi “nghiên cứu” này lại được tạo ra bởi những người không có kinh nghiệm, chuyên môn kiến thức và lan truyền trên các nền tảng xã hội. 

Dùng khoai tây để làm giảm tình trang sưng viêm của mụn không phải là không đúng nhưng nó chỉ có hiệu quả khi bạn dùng đối với những nốt mụn “thi thoảng” xuất hiện, còn nếu bạn muốn trị mụn lâu dài hay tình trạng mụn khá nghiêm trọng thì cách tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu uy tín để có các biện pháp phù hợp. Chưa kể, một nghiên cứu đã chứng minh rằng trong khoai tây có một thể gây ra chứng dị ứng mủ cao su vì một loại protein – patatin. Frieling chia sẻ “Patatin là nguyên nhân chính gây dị ứng khoai tây. Nếu bạn đã biết bị dị ứng với nhựa mủ, đừng sử dụng khoai tây sống trên da của bạn.” Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng bất cứ thứ gì mới toanh lên da mặt.

Nếu muốn thử những cách làm đẹp thuần tự nhiên, tận dụng được những nguyên liệu có sẵn trong khuôn bếp thì các tín đồ nên chọn những nguyên liệu lành tính hơn nhé!

Thực hiện: Huỳnh Trân

Theo Byrdie