Những gì cần lưu ý khi lên chiến lược digital marketing cho thương hiệu thời trang và làm đẹp vào năm 2021?

Ngày đăng: 24/12/20

Với các thương hiệu thời trang và làm đẹp, năm 2021 sẽ là năm quan trọng để phát triển. Chiến lược digital marketing sẽ là điểm mấu chốt giúp cho các công ty vượt qua đối thủ cạnh tranh đông đảo trên thị trường hiện nay.

Khi thời điểm cuối năm đến gần, ngành công nghiệp thời trang và làm đẹp đang tiếp tục đối mặt với những thách thức do đại dịch COVID-19, vì thế việc khám phá và điều chỉnh các chiến lược mới để tăng tốc và tương tác với người tiêu dùng trong bối cảnh môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay là điều thiết yếu.

Chi tiêu cho tiếp thị kỹ thuật số vào năm 2021 dự kiến sẽ đạt 120 tỷ đô la theo ước tính của Launchmetrics – Công ty hàng đầu về điện toán đám mây ngành thời trang, xa xỉ và làm đẹp.
Vào Tháng 11 vừa qua, Launchmetrics đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về hiệu suất kỹ thuật số, quy tụ các thương hiệu và tổ chức như Dior, Breitling, Anya Hindmarch và Allbirds, cùng nhau thảo luận về các vấn đề về công nghệ và chiến lược cho năm tiếp theo. Bên cạnh đó đại diện của Hội đồng thời trang Anh (BFC), Hội đồng nhà thiết kế thời trang Hoa Kỳ (CFDA ), Camera Nazionale della Moda Italiana (CNMI), Fédération de la Haute Couture et de la Mode (FHCM), đã cùng nhau thảo luận về tương lai của Tuần lễ thời trang cho năm 2021.

Sau đây là những thông tin quan trọng từ hội thảo.

Thay đổi là nhu cầu cấp thiết

Ngành thời trang và xa xỉ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch COVID-19, việc số hóa đang diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, vì đại dịch nhu cầu của người tiêu dùng có sự thay đổi rõ rệt trong suốt năm vừa qua, điều này khiến cho các thương hiệu phải cố gắng hơn nữa trong việc phát triển để theo kịp đà thay đổi.

Áp dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, tận dụng các dữ liệu hiện có để từ đó xác định cơ hội/ tiềm năng của từng khu vực. Các thương hiệu cũng cần phát triển các kênh truyền thông (từ trực tuyến cho đến báo in) để tạo nên “tiếng nói” của thương hiệu. Các tiếng nói này có thể được truyền đi qua các kênh truyền thông, cùng với người nổi tiếng/ người có tầm ảnh hưởng, các đối tác… để từ đây xây dựng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

Sử dụng các kênh mới

Ngày nay, người tiêu dùng trở nên am hiểu hơn trước do nguồn thông tin phong phú và đa dạng. Thông tin đã trở thành “chìa khóa” cũng như nét riêng biệt của thương hiệu khi mà thị trường ngày càng đông đúc, đặc biệt là trong lĩnh vực làm đẹp. Theo Michael Benson, Marketing Director tại Church & Dwight cho biết: “Thương hiệu giờ đây không còn là cơ quan chủ quản nữa khi mà giờ đây thương hiệu phải trở nên đại chúng hơn. Người tiêu dùng ngày càng ít nhìn vào thương hiệu. Họ đang xem xét các phương tiện truyền thông xã hội, những người có tầm ảnh hưởng (influencers) và quan trọng hơn là các đồng nghiệp của họ suy nghĩ và làm gì.”

Rae Giron, Senior Manager, PR & Influencer Marketing của thương hiệu làm đẹp Tatcha nói thêm: “Yếu tố lớn nhất bị phá vỡ là sự phát triển của các nền tảng này làm sao để thực sự phù hợp với thời đại ngày nay, khi mà thời gian sử dụng các thiết bị tăng lên và cách các thương hiệu tạo sự thuận tiện, như người tiêu dùng có thể mua sắm trực tiếp.” Đại diện từ Tatcha đề xuất các thương hiệu cần thử nghiệm các định dạng mới để thu hút người tiêu dùng và đẩy nhanh quá trình bán hàng.

Sáng tạo nội dung

Khi cả thế giới phải áp dụng giãn cách xã hội trong năm vừa qua và chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm những thông tin và nội dung trực tuyến hữu ích từ các nguồn khác nhau (như influencers) bên cạnh các nguồn tin truyền thống, để có thể cập nhật tin tức về COVID – xã hội và có thêm thông tin về sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

“Những người làm sáng tạo muốn tạo nên tạo nội dung hữu ích và có ảnh hưởng với cộng đồng, tôi thấy nhiều thể loại content: gây bất ngờ, mang tính giáo dục, giúp đỡ mọi người đạt được điều gì đó hay truyền cảm hứng” – Reena Rai, Creator Content Lead tại Pinterest.

Rachna Shah, Đối tác và Giám đốc điều hành PR & Digital của KCD lưu ý: “Khi các thương hiệu hướng tới việc xây dựng chiến lược sử dụng “influencer”, việc phát triển tiếng nói là điều rất quan trọng”. Khá là nguy hiểm cho các thương hiệu khi mà không hiểu cộng đồng mà họ đang phục vụ hoặc đang hướng đến.

Thông điệp dành cho bản địa

Với khu vực châu Á, thương hiệu đang tìm kiếm những cơ hội cũng như nghiên cứu thêm về hành vi tiêu dùng nơi đây. Thương hiệu cần xem xét các nền tảng da điện về những gì người tiêu dùng châu Á quan tâm. Tina Ting, Marketing Director của Allbirds Asia cho biết: “Họ đã biết về thương hiệu của bạn, do đó họ tìm kiếm thông tin về thương hiệu – điều này rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin mà khách hàng tìm kiếm – đó là điểm chạm quan trọng”.

Bà Tina Ting còn nhấn mạnh, bà tin rằng thương hiệu tìm kiếm sự tăng trưởng và mở rộng ở Trung Quốc cần bản địa hóa và phải điều chỉnh sản phẩm và thông điệp cuối cùng, khuyến khích các thương hiệu làm việc với các cơ quan địa phương hoặc đầu tư vào nguồn nhân lực địa phương để điều hướng thị trường Trung Quốc đa diện.

Tương lai của các Tuần lễ Thời trang

Trong hội thảo, bốn nhà lãnh đạo của các tuần lễ thời trang lớn và các tổ chức liên kết của họ đã cùng nhau thảo luận về tương lai của các tuần lễ thời trang cùng với hành động thay đổi từ các sự kiện thời trang lớn nhất trong ngành này.

“Đó là một lĩnh vực tuyệt vời để đổi mới – điều mà lẽ ra phải mất 10 năm mới có một, và đã có sự tăng tốc đáng kinh ngạc để phù hợp và có ích. Tôi rất tin tưởng vào sự dân chủ hóa và đa dạng hóa.” – Pascal Morand, Chủ tịch Điều hành FHCM cho biết.

“Sự tương tác tại tuần lễ thời trang rất quan trọng. Đó là một sự kiện văn hóa và tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ từ bỏ những khung thời gian xác định đó.” – Steven Kolb, Giám đốc điều hành, CDFA nói thêm.

Bên cạnh đó, Caroline Rush, CEO của BFC phát biểu rằng ngành công nghiệp này đang hoạt động ngày càng đa dạng và toàn diện hơn, những tuần lễ thời trang tách biệt giới tính đã trở nên lỗi thời, nên có những tuần lễ thời trang toàn diện. Đại diện Carlo Capasa của CNMI cũng đồng ý với điều này, cho rằng thời trang sẽ trở nên dân chủ hóa hơn, đối tượng hướng đến không chỉ là thương hiệu mà có thể là nhà thiết kế mới, tài năng mới… “Chúng tôi đang bắt đầu một cuộc cách mạng trong giao tiếp. Những gì chúng tôi đã làm trong những mùa giải trước chỉ là bước khởi đầu”.

Tận dụng các kênh trực tuyến

Không có gì ngạc nhiên khi khách hàng xa xỉ đã thay đổi và nhiều ý thức hơn trong việc chi tiêu, vì thế những thương hiệu cũng cần xuất hiện trên các kênh digital để thúc đẩy doanh thu trong giai đoạn bình thường mới. Thảo luận về những thay đổi này trong thị trường xa xỉ, Antonio Carreiro, Giám đốc Công nghệ và Kỹ thuật số của Breitling nhấn mạnh tầm quan trọng của đa kênh.

Carreiro cho biết: “Từ góc độ thương hiệu, tôi nghĩ rằng tính nhất quán thực sự quan trọng, không phải là giảm từ điểm tiếp xúc này sang điểm tiếp xúc khác mà là duy trì sự nhất quán trong thông điệp và truyền thông.”

Kết nối cảm xúc

Trong khi thế giới vẫn đang chống lại đại dịch và các doanh nghiệp đang nhận thức được thay đổi trong ngành. Alison Bringe, CMO của Launchmetrics chia sẻ điều quan trọng là cách thức để thương hiệu có thể trở nên nổi bật trong thời gian này. “Thương hiệu cần tư vào định vị thương hiệu và xây dựng kết nối cảm xúc với người tiêu dùng, bởi vì bởi vì đó là điều sẽ tạo ra tác động lâu dài sau đại dịch và xây dựng hiệu suất thương hiệu,” Bringé cho biết.

“Đối với chúng tôi, là một thương hiệu sang trọng, sự sáng tạo sẽ luôn dẫn đầu và chúng tôi coi trọng khía cạnh sáng tạo là trên hết – chúng tôi quyết định về nền tảng, kết hợp với influencers có trả phí – mọi thứ đều được thúc đẩy bởi sự sáng tạo và đổi mới”, Gary Pinagot, Social Media và e-Reputation Director tại Dior.

Mục tiêu thương hiệu

Tatiana Dupond, Trưởng bộ phận Luxury của Linkedin cho biết: “Người mua hàng xa xỉ ngày nay không chỉ mua quần áo, họ mua những thứ đằng sau thương hiệu và giá trị của thương hiệu”. Từ đó, thương hiệu cần xây dựng nội dung kể câu chuyện đến cộng đồng và câu chuyện đó chuyển tải mục đích của thương hiệu.

“Mọi người trên Linkedin có sứ mệnh hiểu thương hiệu và họ luôn muốn tiến thêm một bước nữa, vì vậy hãy xác thực thông điệp bạn nói”, Dupond nói thêm, lưu ý rằng các thương hiệu đã nhận thấy kết quả và mức độ tương tác rất mạnh mẽ thông qua việc tung ra trên Linkedin Live . “Louis Vuitton đã thực hiện 4 buổi trình diễn cuối cùng của họ trực tiếp trên Linkedin và họ có cả một chiến lược xung quanh nó – họ tiếp cận 3 triệu người mua hàng xa xỉ trên Linkedin, vì vậy đó là một tài sản lớn cho các thương hiệu thời trang và xa xỉ.”

Tính bền vững

Tính bền vững đã là một chủ đề được thảo luận nhiều trong ngành thời trang và làm đẹp trong thời gian qua, đại dịch đã đóng vai trò xúc tác và cảnh tỉnh cho nhiều người. Trong cuộc thảo luận giữa nhà báo Dana Thomas, Diana Verde Nieto, đồng sáng lập Positive Luxury, nhà thiết kế phụ kiện thời trang Anya Hindmarch và Nicolaj Reffstrup, đồng sáng lập Ganni, bốn người đã nói về cách các thương hiệu có thể làm việc hướng tới một ngành công nghiệp bền vững hơn.

“Về mặt kinh tế, tài chính – chúng tôi đã cố gắng đảm bảo các sản phẩm chúng tôi tung ra không phải là mánh lới quảng cáo tiếp thị mà còn có thể triển khai nó trong tổng thể sàn hàng hóa, nếu không, nó sẽ không có tác động thực sự” – Reffstrup nói, đề xuất các thương hiệu đảm bảo rằng bất kỳ sự ra mắt bộ sưu tập bền vững nào cũng phải có tác động lâu dài và nên thay đổi tư duy kể chuyện. Hindmarch nói: “Khi chúng ta vứt bỏ thứ gì đó, thì nó không còn nữa,” nhắc nhở chúng ta về ảnh hưởng môi trường mà ngành thời trang và làm đẹp tác động.

Thực hiện: Koi
Theo Luxurysociety.com