Nike ngăn chặn việc bán lại tại Hàn Quốc, vì sao?

Ngày đăng: 13/10/22

Vừa qua, Nike tại Hàn Quốc vừa có hành động nhằm ngăn chặn việc bán lại sản phẩm của họ, đặc biệt các sản phẩm giày sneakers thông qua những điều kiện và điều mới ban bố thực hiện khi giao dịch.

Với điều khoản giao dịch mới ban hành, gã khổng lồ của ngành thể thao có quyền huỷ đơn đặt hàng nếu nhận thấy có dấu hiệu mua để bán lại. Tin tức này được công bố sau khi một trong những đôi Air Force 1 x Louis Vuitton đang “hot” đã được bán với giá 3,51 triệu won (khoảng 2,440 USD) vào tháng Bảy vừa qua. Trên KREAM, những đôi sneaker được ưa chuộng có thể lên đến giá 14 triệu won (9.763 USD).

Theo Econotimes, việc điều chỉnh các điều khoản bán hàng của Nike sẽ có ảnh hưởng lớn đối với việc giải quyết hàng tồn kho các sản phẩm nổi tiếng của Nike từ các cửa hàng hơn là việc mua đi bán lại giữa các cá nhân. Tuy nhiên, việc giới hạn số lượng bán ra qua các phiên bản giới hạn liệu có khả thi?

Vào năm ngoái, Nike đã từng cảnh báo sẽ giới hạn số lượng giày thể thao, nhất là với phiên bản giới hạn. Các đối tác bán lẻ đã được thông báo về tình trạng cắt giảm nguồn cung do lo ngại việc bán lại. Nike nhận thấy những người bán lại thu lợi nhuận khổng lồ trên các nền tảng trực tuyến như StockX. Nike đã cắt đứt quan hệ với một số nhà bán lẻ trong nỗ lực tăng cường hoạt động bán hàng trực tiếp của mình. Tại Hoa Kỳ, công ty đã ngừng cung cấp cho các nhà bán lẻ như Zappos, Dillards, Boscov’s, Bob’s Stores và City Blue.

Có thể nói việc resale sản phẩm giúp sản phẩm ngày càng “hot” hơn trên thị trường và có thể giúp các re-sellers thu lợi nhuận nhanh chóng. Để làm được điều này, một số đã sử dụng bot và phần mềm chuyên dụng để gom hàng. Năm ngoái, tổng giám đốc của Nike tại Bắc Mỹ, Ann Hebert, đã từ chức sau một báo cáo về việc một thanh niên 19 tuổi đã dùng thẻ tín dụng của mẹ mình để mua hàng và bán kiếm lời ngay sau đó. BBC cho biết người thanh đã sử dụng bot để truy quét các trang bán hàng trực tuyến, vượt qua các hệ thống hạn chế mua hàng, để mua những đôi giày thể thao phiên bản giới hạn đang được yêu thích.

Trang Fashion United đặt ra câu hỏi, liệu điều khoản giới hạn bán ra này có được Nike áp dụng tại các nước khác hay không? Có lẽ là không. Rõ ràng, các Hypebeast sẵn sàng bỏ ra khoản tiền gấp đôi hay gấp ba, hoặc hơn thế, để sở hữu món đồ mình yêu thích. Tuy nhiên, thay vì ban hành điều khoản chống việc bán lại, Nike rõ ràng có thể áp dụng công nghệ vào việc ngăn chặn các reseller dùng bot để săn hàng.

Thực hiện: K.

Tags: