Phiên bản bền vững của “Logomania” liệu có khả thi?

Ngày đăng: 31/07/22

Hiện tại Logomania dần trở thành một cuộc đua về giá trị bền vững của các thương hiệu. Louis Vuitton, Prada và Valentino từng bước điều chỉnh các giá trị thương hiệu cốt lõi bằng cách bắt đầu điều chỉnh logo ở một số sản phẩm nhằm phát triển thương hiệu theo xu hướng bền vững vì người tiêu dùng.

Logomania nổi lên như một cơn sốt năm 2000, trở thành một cách để phô trương sự giàu có bằng những món đồ hiệu với chi chít họa tiết logo của các hãng thời trang xa xỉ. Sau 10 năm, vì nền kinh tế bị đình trệ cộng với sự lên ngôi của phong cách tối giản, Logomania theo đó mà dần phai nhạt. Năm 2018, Logomania trở lại khắp các sàn diễn, trở thành lựa chọn số một của thế hệ Gen Z. Ngày nay, Logomania không còn là một cái gì đó quá phô trương, nó đơn thuần chỉ là một họa tiết và dần chuyển mình trở thành một phiên bản có tính bền vững hơn.

Logomania là gì?

Logomania là một thuật ngữ trong làng thời trang mô tả các items với logo tràn ngập của các nhà mốt không ngừng lặp lại. Chúng có thể là trang phục lẫn phụ kiện như túi xách. Xu hướng này thịnh hành trong những năm 2000 khi được các ngôi sao thời đó như Paris Hilton, Bristney Spear diện xuống phố.

Cơn sốt Logomania đến vào những năm 2000, bùng nổ từ các sàn diễn thời trang cho tới từng con phố. Các thương hiệu xa xỉ trình làng hàng loạt thiết kế túi xách, thắt lưng, jacket cho đến giày cao gót in họa tiết logo chằng chịt, qua đó từng bước khẳng định vị thế trên thị trường thị trang trong và lẫn ngoài nước. Những thiết kế này trở thành cách để người ta thể hiện “cái tôi” nhân về mặt điều kiện kinh tế cũng như vị thế xã hội trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ bùng nổ, tài sản dư thừa.

Là một phần của thế giới thời trang, Logomania cũng không thoát khỏi quy luật của nó. Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu quét qua. Nền kinh tế sụp đổ khiến giới nhà giàu phần nào đó không còn muốn phô trương nữa. Cũng trong thời điểm đó, phong cách minimalism trở lại và nổi lên phủ sóng khắp các sàn diễn làm cho cơn sốt Logomania bắt đầu nguôi dần đi.

Bắt đầu từ năm 2018, khi xu hướng retro lên ngôi, Logomania liên tục trở lại và càn quét các sàn diễn. Như việc giám đốc sáng tạo Dior Maria Grazia Chiuri đã đưa logo “Dior oblique” trở lại. Một kiểu họa tiết giao thoa giữa Logomania và sự thanh lịch biểu trưng của Dior, “Dior oblique” là những đường vẽ logo cách điệu xoắn xuýt vào nhau do Marc Bohan – người nắm giữ vai trò giám đốc sáng tạo của Dior trong ba thập kỷ thiết kế trong mùa xuân 1967. Chưa dừng lại ở đó, Logomania đã được Fendi tái sinh qua họa tiết cặp đôi chữ F đảo chiều đình đám một thời trong bộ sưu tập SS18. Có lẽ Logomania đã cởi mở hơn, không còn là sự phô trương, mà chỉ đơn giản là một họa tiết độc đáo và nổi bật mang tinh thần phóng khoáng.

Khi Logomania thay đổi vì tính bền vững

Hiện tại Logomania dần trở thành một cuộc đua về giá trị bền vững của các thương hiệu. Louis Vuitton, Prada và Valentino từng bước điều chỉnh các giá trị thương hiệu cốt lõi bằng cách bắt đầu điều chỉnh logo ở một số sản phẩm nhằm phát triển thương hiệu theo xu hướng bền vững vì người tiêu dùng.

Cũng là họa tiết monogram mang tính biểu tượng của Louis Vuitton, thay vì sử dụng họa tiết logo thường thấy, LV đã sửa đổi logo của mình thành biểu tượng của sự tái chế. Chiếc logo xuất hiện lần đầu tiên trong một loạt các sản phẩm may mặc và phụ kiện cao cấp trong bộ sưu tập quần áo nam Xuân Hè 2021 của thương hiệu. Virgil Abloh, giám đốc thiết kế của Louis Vuitton đã loại bỏ các đường thẳng của logo và bo tròn chữ “L” và “V”, và thiết kế để chúng kết thúc bằng mũi tên biểu thị cho sự tuần hoàn, biểu tượng của việc tái chế.

Không có gì lạ khi thấy các thương hiệu thời trang lớn đang cố gắng để phát triển một cách bền vững hơn. Nhưng việc điều chỉnh một thứ gì đó mang tính biểu tượng, cốt lõi như logo của một thương hiệu xa xỉ và lâu đời là một vấn đề tương đối lớn.

Không có gì lạ khi thấy các thương hiệu thời trang lớn đang cố gắng để phát triển một cách bền vững hơn. Nhưng việc điều chỉnh một thứ gì đó mang tính biểu tượng, cốt lõi như logo của một thương hiệu xa xỉ và lâu đời là một vấn đề tương đối lớn. Louis Vuitton không phải là thương hiệu duy nhất thay đổi logo của mình vì những mục đích bền vững. Prada đã biến chiếc logo mang tính biểu tượng của mình thành một đường đi theo hình tam giác thể hiện tính chất tuần hoàn của việc tái chế. Kiểu logo này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2019, thay cho tham vọng loại bỏ tất cả nylon nguyên sinh trong các bộ sưu tập của hãng. Tương tự là Valentino, họ đã thêm các đầu mũi tên vào vòng xung quanh chữ ‘V’ để tạo thành một vòng tròn tuần hoàn đi kèm với việc ra mắt giày thể thao từ các vật liệu tái chế và sinh học.

Các nhãn hiệu có thật sự thay đổi vì môi trường?

Tuy vậy, vẫn có một số người cho rằng những hành động trên cùng lắm chỉ là nỗ lực của các thương hiệu trong việc xây dựng hình ảnh của một thương hiệu thời trang vì môi trường và họ chưa thật sự sẵn sàng cho chuyện này. Đối với họ, đây là kinh doanh dựa trên bền vững và là một kế hoạch quảng cáo. Điều này không thể hạn chế tác động tiêu cực của ngành lên môi trường. Chuyện này cũng dễ hiểu vì gần đây, nhiều thương hiệu cao cấp đã miễn cưỡng nói về tính bền vững và họ không thành thật. Bên cạnh đó, họ bất chấp vi phạm nhân quyền, thải ra hàng tá hóa chất gây ô nhiễm, đốt hàng tấn hàng tồn kho… tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà họ đã dày công vun đắp trong nhiều thế kỷ. Mặt khác, những khách hàng của phân khúc này hoàn toàn không thích sử dụng thiết kế tái chế hay hàng cũ.

Dù vậy, theo một góc nhìn tích cực hơn, những hành động trên cho chúng ta thấy những suy nghĩ của những nhà mốt về mối quan hệ giữa thời trang và môi trường. Dù ít hay nhiều, những hành động trên cũng là những cử chỉ tích cực vì môi trường và cần nhận được thêm sự ủng hộ và khích lệ. Việc các thương hiệu sẵn sàng sửa đổi logo của mình để truyền đi những thông điệp cho thấy sự thay đổi sâu sắc về những gì họ nghĩ về người tiêu dùng cũng như cách mà họ quan niệm về thời trang xa xỉ.

Mặt khác với những hành động công khai vì môi trường này cũng sẽ gây áp lực không nhỏ đến thương hiệu. Vì nó sẽ thu hút sự giám sát của các cơ quan quản lý lẫn nhà tiêu dùng trên từng sản phẩm của họ trên thị trường. Năm ngoái, các cơ quan giám sát quảng cáo ở Mỹ và Châu Âu đã mở ra những cuộc điều tra về các quảng cáo sai lệch của sản phẩm thân thiện với môi trường của một số doanh nghiệp.

Erin Allweiss, Co-Founder của The No. 29 Communications
Erin Allweiss, Co-Founder của The No. 29 Communications

Đồng thời, người tiêu dùng cũng được các phương tiện truyền thông xã hội trao quyền để công khai giám sát chất lượng của các thương hiệu. Erin Allweiss, đồng sáng lập của công ty truyền thông NO.29 nói rằng. “Tôi không nghĩ rằng những người thực sự quan tâm đến tính bền vững lại đeo những tấm biển tái chế khổng lồ trên quần áo của họ.”

Thực hiện: Tiến Đạt

Theo BOF

Đọc thêm:

Logomania – “Cái tôi thương hiệu” một lần nữa khuấy động lãnh địa thời trang

Sự trở lại đầy nổi loạn của Logomania trong năm 2021