Pre-order: Giải pháp cho các thương hiệu thời trang Việt trong thời điểm hiện nay?

Ngày đăng: 18/08/21

Pre-order: Để cho khách hàng đặt mua hàng hoá trước khi nó được sản xuất là cách làm không mới của những người kinh doanh thời trang. Nhưng trong bối cảnh khó khăn hiện nay, pre-order có thể trở thành giải pháp cho các thương hiệu thời trang Việt? 

Pre-order kỳ thực không mới trong ngành thời trang. Hàng chục năm trước, trước khi có mô hình “see now by now”, khách hàng của những show diễn thời trang lớn ở hàng ghế khán giả đã có thể đặt trước các sản phẩm trên sàn diễn và chờ đợi sản phẩm sẽ được các nhà mốt giao hàng vào nhiều tháng sau. 

Giờ đây, hình thức Pre-order cũng đang được nhiều thương hiệu thời trang mới và nhất là những thương hiệu theo hướng thời trang chậm áp dụng. Pre-order có thể giúp giảm thiểu số lượng hàng hoá dư thừa, một vấn nạn của ngành thời trang làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, Pre-order cũng giúp cho chủ các doanh nghiệp thời trang xác định được số lượng sản phẩm và xoay vòng vốn tốt hơn. Tuy nhiên, theo tâm lý tiêu dùng của người Việt, liệu hình thức Pre-order có khả năng trở nên phổ biến hay không? 

Pre-order: Để cho khách hàng đặt mua hàng hoá trước khi nó được sản xuất là cách làm không mới của những người kinh doanh thời trang. Nhưng trong bối cảnh khó khăn hiện nay, pre-order có thể trở thành giải pháp cho các thương hiệu thời trang Việt? 

Pre-order giúp hạn chế rác thải thời trang ra môi trường

Khi thời trang nhanh ra đời, người ta ngày càng muốn quần áo mới nhiều hơn nữa. Các thương hiệu thời trang nhanh ngày càng rút ngắn thời điểm ra mắt sản phẩm mới, từ một vài tháng thành một vài tuần, thậm chí mỗi tuần. Nhưng không phải tất cả hàng hóa đều bán được. 

Ước tính hơn 100 tỷ sản phẩm quần áo được sản xuất mỗi năm, với gần 20% trong số đó không bán được. Hàng hoá không bán được sẽ được giảm giá và khi giảm giá cũng không bán được, nó sẽ bị đem chôn lấp hay đốt bỏ. Ngoài việc ảnh hưởng xấu đến môi trường, sản xuất thừa đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn tiền vốn. 

Ước tính hơn 100 tỷ sản phẩm quần áo được sản xuất mỗi năm, với gần 20% trong số đó không bán được. Hàng hoá không bán được sẽ được giảm giá và khi giảm giá cũng không bán được, nó sẽ bị đem chôn lấp hay đốt bỏ.

Bán thông qua đặt hàng trước, một giải pháp khả thi 

Một giải pháp cho tình trạng sản xuất thừa: bán thông qua đặt hàng trước. Vào năm 2019, McKinsey đã dự đoán rằng các mô hình đặt hàng trước (Pre-order) sẽ trở thành xu hướng chủ đạo cùng với sự chuyển đổi sang DTC. Điều đó hiện đang được chứng minh là đúng. 

Phương thức đặt hàng trước có thể giúp thương hiệu giảm chi phí sản xuất và hạn chế sản xuất dư thừa, từ đó đạt được lợi nhuận, tăng cường doanh số bán hàng DTC và thúc đẩy lợi ích bền vững.

Phương thức đặt hàng trước có thể giúp thương hiệu giảm chi phí sản xuất và hạn chế sản xuất dư thừa, từ đó đạt được lợi nhuận, tăng cường doanh số bán hàng DTC và thúc đẩy lợi ích bền vững.

Vào năm 2019, McKinsey đã dự đoán rằng các mô hình đặt hàng trước (Pre-order) sẽ trở thành xu hướng chủ đạo cùng với sự chuyển đổi sang DTC. Điều đó hiện đang được chứng minh là đúng. 

Nhưng làm sao để khách hàng chấp nhận Pre-order? 

Nhiều thương hiệu thời trang Việt, từ lớn đến nhỏ cũng đang thực hiện hình thức Pre-order trong vài năm trở lại đây. Như Biti’s để khách hàng đặt trước các mẫu giày Biti’s Hunter trên các sàn thương mại điện tử trước ngày ra mắt. 

SAN Design Garden hay More Than Blue là hai thương hiệu thời trang đi theo hướng thời trang chậm, cũng cho phép khách hàng có thể Pre-order sản phẩm thủ công của mình. Khách hàng có thể đặt hàng trước, sau đó nhận hàng sau vài tuần. Nhiều thương hiệu thời trang thiết kế cũng sẽ thi thoảng cho phép khách hàng Pre-order vài mẫu sản phẩm mới của mình để đo lường mức độ yêu thích của khách hàng dành cho sản phẩm. 

Cửa hàng trang phục của thương hiệu More Than Blue

Tuy nhiên có thể thấy hình thức Pre-order không thể áp dụng với mọi thương hiệu kinh doanh thời trang, nhất là tại thị trường Việt Nam. Ba yếu tố lớn trong tâm lý tiêu dùng của đa số người Việt là rào cản của Pre-order: Khách hàng thích thanh toán ngay khi nhận hàng thay vì trả tiền trước; Người mua muốn nhận sản phẩm càng sớm càng tốt khi đặt mua; Người mua muốn thử/ cảm nhận sản phẩm trước khi chọn mua. 

Vì thế, nếu muốn áp dụng hình thức Pre-order bên cạnh hình thức bán hàng truyền thống, thương hiệu cần phải thuyết phục được khách hàng bằng uy tín thương hiệu, như Biti’s có sẵn lượng khách hàng trung thành của mình. Khách hàng của San Design Garden hay More Than Blue là nhóm khách hàng ngách, họ theo đuổi thời trang bền vững và sẵn sàng chờ đợi sản phẩm được làm ra theo quy trình thủ công. 

Nếu muốn áp dụng hình thức Pre-order bên cạnh hình thức bán hàng truyền thống, thương hiệu cần phải thuyết phục được khách hàng bằng uy tín thương hiệu.

Hình thức Pre-order có thể được tích hợp vào mô hình bán hàng truyền thống để gia tăng doanh số cho các thương hiệu.

Nhưng nhìn chung, hình thức Pre-order có thể được tích hợp vào mô hình bán hàng truyền thống để gia tăng doanh số cho các thương hiệu. Khách có thể đến cửa hàng thương hiệu để chậm, thử trực tiếp sản phẩm mẫu sau đó Pre-order sản phẩm để được hưởng một số ưu đãi nhất định, đáp lại khoảng thời gian chờ đợi (như được mua sản phẩm sản xuất giới hạn, được điều chỉnh theo số đo cá nhân hoặc hưởng chiết khấu). 

Trong thời điểm Việt Nam đang áp dụng lệnh giãn cách như hiện nay, các thương hiệu thời trang Việt hoàn toàn có thể áp dụng hình thức Pre-order, nhưng đi kèm với nó phải là một hình thức marketing phù hợp để duy trì thương hiệu. 

Thực hiện: K.