Stefano Pilati – Từ chân “chạy việc” đến giám đốc thiết kế

Ngày đăng: 01/02/21

Stefano Pilati thường mặc một chiếc áo cashmere, mái tóc vàng cắt ngắn, kính mát ôm lấy gương mặt, trông ông giống hình mẫu của một anh chàng La Mã hơn hơn là thiên về một nghệ sĩ hay trầm tư. Pilati tự nhận mình là “một nghệ sĩ bị đày đọa”: “Làm sao tôi có thể không như vậy? Tôi không bao giờ có thể ngừng làm việc”.

Cựu giám đốc sáng tạo của Yves Saint Laurent, Stefano Pilati từng là tâm điểm của những cuộc tranh cãi, về khả năng của ông có đủ sức duy trì một trong những ngôi nhà thời trang nổi danh toàn cầu này. Bất chấp điều này, Pilati đang cố gắng thoát khỏi những cái bóng của quá khứ bằng một hành trình và thể nghiệm mới. Năm 2017, ông thành lập thương hiệu quần áo may sẵn mang tên gọi Random Identity.

Chân dung Nhà thiết kế Stefano Pilati

Từ chân “chạy việc” ở Armani

Stefano Pilati có vẻ còn non trẻ nếu so sánh với những nhà thiết kế như Karl Lagerfeld, tuy nhiên đã gia nhập ngành công nghiệp thời trang từ năm 16 tuổi, ông đã trải qua nhiều loại hình công việc từ stylist, nhà nghiên cứu và phát triển chất liệu, trợ lí thiết kế trước khi chính thức bước lên ngôi vị giám đốc sáng tạo. “Công việc đầu tiên của tôi tại ngành thời trang là làm nhân viên thực tập tại Armami, dẫn khách đến vị trí chỗ ngồi trong show diễn” – Pilati mỉm cười nhớ lại.

Stefano Pilati thời kì tại YSL

Ở tuổi 17, khi thấy quê hương Milan của mình dần dần chuyển mình thành một kinh đô thời trang, Pilati đã từ bỏ ngành học thiết kế môi trường và gia nhập thương hiệu thời trang Ý Cerruti với tư cách thực tập sinh. Vài tháng sau, ông ra mắt bộ sưu tập đầu tay của mình dưới danh nghĩa công ty và nó được giới thiệu khắp Châu Âu. Năm 1993, ông chuyển đến Giorgio Armani với vai trò trợ lý thiết kế cho dòng sản phẩm may mặc ready-to-wear. Sau đó ông gia nhập Prada đảm nhiệm vị trí nghiên cứu và phát triển chất liệu cho Miu Miu, sau ông giữ vai trò trợ lý thiết kế và sau đó nữa là Jil Sander, trợ lý cho giám đốc sáng tạo. Năm 2000, Pilati chính thức gia nhập Gucci với vai trò nhà thiết kế.

“Công việc đầu tiên của tôi tại ngành thời trang là làm nhân viên thực tập tại Armami, dẫn khách đến vị trí chỗ ngồi trong show diễn” – Pilati mỉm cười nhớ lại.

Saint Laurent ở đâu?

Bước ngoặt trong cuộc đời của Stefano Pilati khi ông chuyển đến London, và bất ngờ Tom Ford đưa ông vào YSL Paris, điều mà bản thân Pilati cũng không hình dung nổi. “Tôi đến Saint Laurent và Chúa mới biết những gì diễn ra trong tâm trí tôi. Tôi nghĩ rằng quý ông Saint Laurent sẽ hiện diện mỗi ngày trò chuyện với chúng tôi về thời trang. Rốt cuộc, không phải như vậy, chúng tôi chưa bao giờ gặp ông, chưa bao giờ được trò chuyện. Chúng tôi thấy ông từ cửa sổ văn phòng, chỉ có như vậy. Có một chút thất vọng ở đâu đó”.

“Khi Tom rời đi tôi chưa thể tin nổi rằng tôi có thể thay thế anh ấy tại YSL. Khi tôi gặp mọi người tại PPR – công ty sở hữu YSL, họ không hề biết tôi. Và tôi không biết tại sao nhưng họ cho tôi cơ hội”. Bốn năm, thời gian đủ để Pilati trau dồi kinh nghiệm và trải qua đủ các thách thức. Bộ sưu tập đầu tiên của ông, với chiếc váy tuplip, nhận được đủ loại ý kiến đánh giá từ các nhà phê bình. “Giờ đây tôi có thể thỏa thuận thực tế rằng show diễn thời trang quan trọng với giới báo chí, nhưng vào thời điểm đó tôi cần bộ sưu tập thực tế với tôi”. Nhưng dù sao Stefano Pilati cũng đã rất thành công với các phụ kiện khi đảm nhiệm vai trò dẫn đầu tại nhà mốt danh tiếng này, ví dụ như chiếc túi Muse hay đôi sandal YSL Tribute.

Stefano Pilati thời kì tại YSL

20 bộ sưu tập mỗi năm

Stefano Pilati thường mặc một chiếc áo cashmere, mái tóc vàng cắt ngắn, kính mát ôm lấy gương mặt, trông ông giống hình mẫu của một anh chàng La Mã hơn hơn là thiên về một nghệ sĩ hay trầm tư. Pilati tự nhận mình là “một nghệ sĩ bị đày đọa”: “Làm sao tôi có thể không như vậy? Tôi không bao giờ có thể ngừng làm việc”. Cựu giám đốc sáng tạo của Yves Saint Laurent, Stefano Pilati từng là tâm điểm của những cuộc tranh cãi, về khả năng của ông có đủ sức duy trì một trong những ngôi nhà thời trang nổi danh toàn cầu này.

Từ khi đảm nhận vai trò giám đốc sáng tại tại YSL vào năm 2004, Pilati đắm mình trong thế giới của YSL, từ chỉ đạo các campaign quảng cáo, thiết kế 12 bộ sưu tập mỗi năm (20, nếu tính luôn cả phụ kiện). Sự vất vả được đền đáp khi doanh thu của công ty tăng từ 162 triệu Euro sau năm đầu tiên.

Và nói sự thật rằng tôi đã thông suốt nhiều thứ. Giờ đây tôi làm những gì mình thích, những gì tôi cho rằng nó là đúng. Stefano Pilati 

Nói về thời kì tại YSL, Pilati chia sẻ: “Tôi đã thấy bản thân mình ngày càng trưởng thành hơn theo cách nào đó. Nói rằng, tôi có thể chắc chắn, không có sự xấu hổ, rằng tôi đã mắc nhiều sai lầm, và giờ đây tôi biết tôi không muốn làm thế nữa. Và nói sự thật rằng tôi đã thông suốt nhiều thứ. Giờ đây tôi làm những gì mình thích, những gì tôi cho rằng nó là đúng”.

Sau khi rời YSL, Stefano Pilati gia nhập Ermenegildo Zegna

Một nỗ lực thực sự để kết nối

Như một mối quan hệ tương hỗ, YSL giúp tầm nhìn của Pilati ngày càng trở nên tinh tế, và theo cách ông nhận định là “sang trọng hơn”. Năm 2008, mọi người nhìn thấy Blade Runner-style, những đôi bông tai hình dáng dao cạo sắc lẻm trên sàn diễn, kế đó người mẫu với quần lưng cao, áo choàng trang nhã, váy ‘mid-calf’ và ‘jackets’ phủ ngoài, với tầng lớp plastic và vinyl tạo kiểu thời trang. Mỗi bộ sưu tập chuyển tải cùng thông điệp – quyền lực, tính giản đơn và đưa thương hiệu tiến về phía trước. “Tính đơn giản là điều khó khăn nhất để thực hiện. Bạn có thể có rất nhiều thứ để yêu thích hay vui đùa. Nhưng tôi nghĩ về phụ nữ cũng như nữ giới, không phải để là để chơi đùa. Có rất nhiều yếu tố để tôi tôn kính họ, nâng niu họ và bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình. Điều này là nguồn cảm hứng rất lớn trong tôi.”

Mỗi bộ sưu tập chuyển tải cùng thông điệp – quyền lực, tính giản đơn và đưa thương hiệu tiến về phía trước.

Ermenegildo Zegna dưới thời Stefano Pilati

Nói về công việc thiết kế thời trang nữ, Stefano Pilati chia sẻ góc nhìn của mình: “Tôi là một người dễ dãi, nhưng tôi không phải là một nhà thiết kế dễ dãi. Đó là hành trình thực tế, là học tập. Tôi không sống với phụ nữ, tôi chưa kết hôn, vì thế đó là một nỗ lực thực sự để kết nối với một vũ trụ mà tôi không thuộc về”. Pilati dường như đã đi đúng hướng – nhà thiết kế biến hóa những bộ suit, làm cho nó trở nên đơn giản với phom dáng cùng gu thẩm mỹ tinh tế. “Kể từ khi tôi bắt đầu làm việc với thời trang, gu của tôi luôn luôn được cho là quá phức tạp và tôi nói rằng điều quá phức tạp đó có nghĩa là quá cầu kì và không hấp dẫn. Tôi sẽ không bao giờ trở nên khô cứng: đó là cách tôi chọn”.

Tôi là một người dễ dãi, nhưng tôi không phải là một nhà thiết kế dễ dãi.

Một thương hiệu riêng?

Pilati gia nhập Trivero (Ý) vào năm 2013 sau khi rời khỏi Yves Saint Laurent vào đầu năm 2012. Ông được chỉ định là giám đốc sáng tạo của Agnona và là người đứng đầu thiết kế tại Ermenegildo Zegna. Sau khi “hoàn thành sứ mệnh” tại Trivero, Stefano Pilati đột ngột ra mắt bộ sưu tập mang tính thử nghiệm trên Instagram vào giữa mùa hè 2017 thu hút sự chú ý của giới truyền thông lẫn giới mộ điệu.

Sau khi “hoàn thành sứ mệnh” tại Trivero, Stefano Pilati đột ngột ra mắt bộ sưu tập mang tính thử nghiệm trên Instagram vào giữa mùa hè 2017 thu hút sự chú ý của giới truyền thông lẫn giới mộ điệu.

Stefano Pilati chuẩn bị trước show diễn ra mắt bộ sưu tập SS2020 của Random Identities

Kế hoạch của Stefano Pilati là sử dụng Instagram Stories như một cơ sở thử nghiệm trong việc ra mắt thương hiệu trong tương lai. Nhà thiết kế cho biết: “cái gì đó sẽ đến trong tương lai gần và đang phát triển”. Thương hiệu này sẽ được gọi là Random Identities, Pilati chia sẻ rằng ông muốn thời ủng hộ sự lựa chọn cá nhân đồng thời để mọi người trải nghiệm thời trang một cách cá nhân hơn, thay vì bị phân tâm bởi tính thủ công hoặc quảng cáo. Bộ sưu tập trong tương lai sẽ không được bán, không phân biệt giới tính cũng như theo mùa. Hình ảnh này được lấy cảm hứng từ những người bạn của Pilati ở Berlin, và nhà thiết kế cho biết từ thử nghiệm này Pilati sẽ cân nhắc việc tạo nên một thương hiệu cá nhân trong tương lai không qua phản hồi từ Instagram.

Random Identities

Gần bốn thập kỉ làm việc trong ngành thời trang, đã đến lúc Stefano Pilati muốn làm điều gì đó cho chính bản thân mình, vượt qua khỏi những trói buộc cùng những chiếc bóng của những thương hiệu lớn, có lẽ thế…

Thực hiện: Hoàng Khôi

Tổng hợp từ highsnobiety, the-dvine, nytimes