Tập đoàn sở hữu Zara phục hồi sau đại dịch nhờ chiến lược phản ứng nhanh

Ngày đăng: 24/10/20

Tập đoàn Inditex, sở hữu thương hiệu Zara, dựa vào chiến lược phản ứng nhanh cho phép các cửa hàng giảm lượng hàng tồn trong thời kỳ giãn cách xã hội do Covid-19. 

Chuỗi bán lẻ quần áo đến từ Tây Ban Nha đã cố gắng giảm lượng hàng trong kho xuống 19% vào cuối Tháng 7, tận dụng các thỏa thuận mua hàng linh hoạt cho phép công ty nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của khách hàng trong mùa dịch. Điều này giúp giảm nhẹ tác động đến thu nhập, ảnh hưởng thấp hơn ước tính của các nhà phân tích mặc dù chưa bằng một nửa hạn mức của năm ngoái. Cổ phiếu của tập đoàn đã tăng tới 6,7% vào sáng thứ Tư.

Tập đoàn bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới đã cho thấy sự cải thiện ổn định sau khi bị lỗ kỷ lục trong quý đầu tiên. Chủ tịch Pablo Isla đang tiếp tục với kế hoạch đầu tư khoảng 3 tỷ USD vào thương mại điện tử, cải tiến và mở các cửa hàng mới trong ba năm tới để định vị Inditex tốt hơn khi đại dịch kết thúc.

Isla cho biết Inditex đã chứng kiến ​​một “bước ngoặt” trong quý thứ hai trong một cuộc gọi với các nhà phân tích. Công ty có thể hoạt động trong tương lai với mức tồn kho thậm chí còn thấp hơn, ông nói.

Số lượng đơn đặt hàng trực tuyến tăng vọt 74% đã thúc đẩy doanh số bán hàng và hầu như tất cả các cửa hàng đã mở cửa trở lại.

Kể từ khi gia nhập công ty cách đây hơn một thập kỷ, Isla phải đối diện với khó khăn nhất hiện nay. Ông đã giảm 21% chi phí hoạt động trong nửa đầu năm và doanh thu đang dần trở lại mức bình thường. Trong khi doanh số bán hàng giảm mạnh 72% trong Tháng 4, mức giảm là 11% trong những tuần đầu tiên của Quý thứ ba.

Kết quả được đưa ra một ngày sau khi Hennes & Mauritz AB báo cáo thu nhập hàng quý cao hơn mong đợi. Tuy nhiên, đối thủ Thụy Điển của Inditex đã phải vật lộn để loại bỏ hàng may mặc không bán được và hàng tồn kho trị giá lên đến 4,6 tỷ đô la ở mức kỷ lục vào cuối tháng Năm.

Inditex chủ yếu sản xuất quần áo ở Tây Ban Nha và các quốc gia lân cận, hãng linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh đơn hàng. Trong khi đó H&M sản xuất quần áo tại châu Á, và cần thời gian dài để hàng hóa chuyển giao đến điểm bán cuối cùng. Khách hàng có xu hướng mua nhiều trang phục ngày thường trong khi làm việc ở nhà, điều này phản ánh qua doanh số của Inditex. Massimo Dutti, thương hiệu quần áo công sở, là chuỗi có doanh số bán hàng giảm mạnh nhất trong nửa đầu năm, báo cáo mức giảm 42%. Oysho, công ty bán đồ lót và quần áo tập yoga, có mức giảm nhỏ nhất, ở mức 31%. Tập đoàn nhấn mạnh, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ cải thiện trong cuối năm và giúp ổn định doanh số cả năm. 

Thực hiện: Côn Quân

Theo BOF