Câu chuyện về Tielocken – Một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Burberry cho ngành thời trang

Ngày đăng: 26/07/22

Một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Burberry cho là Tielocken – thiết kế nguyên bản giúp tạo tiền đề cho chiếc áo trench-coat hiện đại. 

Được cấp bằng sáng chế vào năm 1912, Tielocken là tên gọi của loại áo khoác ngoài không dùng nút cài mà dùng dây thắt ngang lưng.

Đó là năm 1856, khi Thomas Burberry chỉ mới 21 tuổi, ông đã sáng lập nên thương hiệu mang tên mình. Ít người biết nhà sáng lập thương hiệu lừng danh thế giới đã bắt đầu với vai trò một người phụ việc và đồng thời học dựng mẫu rập. Đây là vị trí giúp ông trau dồi những kỹ năng trong kinh doanh thời trang ngay từ những ngày đầu theo đuổi thời trang.

Chân dung Thomas Burberry

Khi Thomas Burberry bắt đầu công việc kinh doanh của mình, ông đã mường tượng ra một thương hiệu chuyên chú trọng vào các loại trang phục mặc ngoài. Ngày đó chất liệu chống thấm nước chỉ có cao su, khiến ông cảm thấy vô cùng chán nản, dẫn đến việc ông tự phát minh ra chất liệu gabardine vào năm 1879. Đây là chất liệu biểu trưng của nhà Burberry. Nếu so với chất liệu cao su thì gabardine vừa có thể chống thấm nước, lại vừa thoáng khí. Nhờ sự ra đời của chất liệu gabardine, cuộc cách tân cho việc thiết kế trang phục đi mưa và mặc ở ngoài được thăng cấp.

Chiếc áo Tielocken của Burberry (nay là trench coat) được nâng cấp để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của quân đội Anh

Vào đầu thế kỷ 20, khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, quân đội của Anh Quốc đã nhờ cậy chuyên môn của Thomas Burberry để cải tiến chiếc áo Tielocken của hãng, biến nó thành một trang phục mang bên ngoài để phù hợp với chiến trường.

Thomas đã thiết kế chiếc áo này có thêm những chiếc khuyên móc lựu đạn, bản đồ, bình giữ nhiệt trên thắt lưng, dây treo vai để cố định ốm nhòm, mặt nạ phòng độc, và quan trọng nhất là một lớp giáp lớn trước ngực để bảo vệ cơ thể người mặc trong quá trình chui và hoạt động dưới các đường hầm bí mật. (trench có nghĩa là rãnh hầm; điều này giúp khai sinh ra khái niệm trench coat mà chúng ta biết đến ngày nay).

Nhà nữ thám hiểm Betty Kirby-Green trong thiết kế của Burberry

Từ đó, thương hiệu tiếp tục trở nên phổ biến, đặc biệt là những tín đồ thể thao và những người có sở thích phiêu lưu. Nhà thám hiểm Ernest Shackleton đã mặc Burberry trong ba chuyến thám hiểm của mình. Năm 1937, Betty Kirby-Green (nhà nữ thám hiểm nổi tiếng với nhiều kỷ lục thế giới) mặc bộ đồ bay màu xanh lam của Burberry khi cô và Thiếu tướng không quân – Arthur Clouston bay trong 45 giờ từ London đến Cape Town để phá kỷ lục thế giới.

Chiếc trench-coat trứ danh ngày nay của Burberry

Từ câu chuyện về thiết kế Tielocken của Burberry, có thể thấy một trong những yếu tố chính kiến tạo nên thành công của thương hiệu chính là những phát minh. Việc tìm tòi để tạo nên những thiết kế mang ứng dụng, thực tiễn và vượt qua những gì đang có trên thị trường bấy giờ, đã giúp thương hiệu trở nên lớn mạnh và phổ biến toàn cầu, như chúng ta đã thấy ngày nay.

Thực hiện: SR

Theo: 10 sự thật thú vị về thương hiệu Burberry