Tối ưu hoá Tiktok, tại sao không? 5 cách các thương hiệu bền vững đang sử dụng hiệu quả

Ngày đăng: 27/12/21

TikTok hiện đang là nền tảng thu hút Gen Z hàng đầu với hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới. Nội dung trên TikTok có nhịp độ nhanh, dễ xem được mang đến bởi cộng đồng người chơi đầy sáng tạo. Các video hấp dẫn, phù hợp với sở thích và thu hút sự chú ý trong một thời gian ngắn. Trong đó, một số nội dung liên quan đến bền vững đang dần được chú ý trên TikTok.

Các thương hiệu đã bắt đầu triển khai chủ đề này như một cách để kết nối với nhóm khách hàng Gen Z mục tiêu thông qua một phương tiện giao tiếp mới. Tối ưu hoá Tiktok, tại sao không? 5 cách mà các thương hiệu bền vững đang sử dụng hiệu quả được rút ra bởi Emily Huggard – Giảng viên trường Parsons School of Design. 

Emily Huggard cho biết: “Các thương hiệu sử dụng TikTok như một nền tảng để mở rộng định nghĩa về tính bền vững của họ”. Giảng viên hỗ trợ tại Parsons đã nghiên cứu chuyên sâu về nền tảng này và cách các thương hiệu sử dụng nó để hướng tới bền vững, nêu lên mặt lợi và hại của việc đưa chương trình bền vững lên một nền tảng lớn như TikTok.” Cô tiếp tục: “Tôi nghĩ nó tác động đến sự kết nối của các thương hiệu với khán giả, về mặt tạo ra phong cách sống và thẩm mỹ. Khách hàng đang mua các thương hiệu phù hợp với các giá trị và mục đích của họ, điều này có liên quan đến tính bền vững và trách nhiệm.”

Với ý kiến cho rằng TikTok đã thay đổi thẩm mỹ của tính bền vững, Huggard lưu ý rằng nội dung được chia sẻ không chỉ tập trung vào tiêu dùng và mua hàng. Sự xuất hiện của các hướng dẫn tự tay làm đồ dùng (DIY) hay mua hàng vintage đã gây ra sự thay đổi về nội dung, biến tính bền vững thành một lựa chọn về thẩm mỹ và phong cách sống.

Là một phần trong nghiên cứu của mình, Huggard đã ghi lại những vai trò mà các thương hiệu đảm nhận khi truyền đạt tính bền vững theo lối mới này cho những người dùng có hiểu biết mạng xã hội của ứng dụng phổ biến này. Theo cô, năm chức năng cụ thể nổi bật sau đây là phương thức giao tiếp được sử dụng nhiều nhất.

Giáo dục

17 Sustainable-Fashion-Minded TikTokers To Start Following Now

“Giáo dục là một phần cốt lõi của việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nó không mang nhiều sắc thái về bản chất, và thường được các thương hiệu sử dụng như một điểm khởi đầu để truyền cảm hứng cho người tiêu dùng tìm kiếm thêm thông tin. ”

Các thương hiệu rất dễ mắc phải thói quen chia sẻ các số liệu thống kê khủng hoảng xung quanh sự suy thoái môi trường, điều mà Huggard khẳng định là rất quan trọng nhưng có thể không phải là cách để thu hút sự chú ý của thế hệ trẻ.

Thay vào đó, các thương hiệu như For Days sử dụng nền tảng của họ để cung cấp cho người theo dõi các đoạn thông tin này, trong số các video khác tập trung nhiều hơn vào giải trí. Thương hiệu yêu cầu người mua gửi đồ tái chế để đổi lấy điểm tín dụng của cửa hàng, bao gồm cả thông tin thống kê cũng như chi tiết về cách tái chế quần áo bị loại bỏ.

Tương tự, thương hiệu quần áo theo yêu cầu Alohas cũng chia sẻ dữ liệu nhẹ nhàng về ngành, đồng thời thúc đẩy mô hình kinh doanh bền vững của mình. Nhãn hàng tiết lộ những lợi ích của việc mua sắm theo yêu cầu cùng với các gợi ý hướng dẫn để khách hàng có thể thực hiện những thay đổi có ý thức về môi trường đối với các phần khác trong cuộc sống của họ.

Gắn kết tình cảm

“Nội dung hài hước và hấp dẫn tiếp cận chủ đề mang tính giáo dục tức là làm cho chủ đề đó phù hợp với người tiêu dùng.”

Việc tiếp cận một chủ đề như vậy thường có thể coi là nặng nề, vì vậy, để giữ chân khán giả Gen Z và để họ tương tác, một thương hiệu cần phải điều chỉnh cho phù hợp với sở thích của họ. Ví dụ, Stella McCartney đã đề cập đến chủ đề này bằng cách sử dụng những người mặc trang phục với đầu động vật diễu hành quanh thành phố, bắt đầu chủ đề nhẹ nhàng hơn.

Pangaia cũng đã ra ngoài đường phỏng vấn công chúng với những câu hỏi thú vị và hấp dẫn, chẳng hạn như vật liệu lý tưởng để sử dụng cho áo khoác – mà một người tham gia đã trả lời: “kẹo dẻo”. Phong cách thoải mái này cho phép họ tiếp cận chủ đề đổi mới và vật liệu sinh học một cách lạc quan, giúp chủ đề dễ tiếp cận hơn với người xem.

Điều mà Huggard cũng lưu ý là các thương hiệu dẫn đầu thường quan tâm về chất lượng thiết kế và phong cách trước khi đảm nhận vai trò giáo dục. Sau khi đạt được tính thẩm mỹ mong muốn, họ bắt đầu với chủ đề nguồn hàng và chăm sóc hàng may mặc.

Mục đích của việc triển khai phương pháp này có thể liên quan đến việc tính năng cụ thể của ứng dụng là nền tảng giải trí. Những video mang tính thẩm mỹ hoặc giải trí có xu hướng nhận được nhiều sự tham gia hơn những video mang tính giáo dục. Tuy nhiên, việc khiến người xem cảm thấy liên hệ được ở một mức độ cảm xúc hơn đã thu hẹp khoảng cách giữa 2 phía. Huggard lưu ý: “Các thương hiệu với nội dung giáo dục quá mức thường thất bại. Tiktok là nơi mọi người tìm kiếm niềm vui, tương tác với bạn bè, vì vậy họ sẽ muốn những nội dung kiểu đó”.

Image: AndAgain TikTok
Nguồn: AndAgain Tiktok

Tập trung vào sản phẩm

“Có một sự mâu thuẫn rõ ràng giữa thời trang và tính bền vững, vì vậy hầu hết các thương hiệu đang nói về một sản phẩm hướng đến sự bền vững nhưng không hoàn toàn đúng.”

Thông thường, nội dung tập trung vào sản phẩm dường như xuất hiện như một phần trung tâm của nền tảng, các thương hiệu đang tìm cách tiếp cận thân thiện để thông báo cho người tiêu dùng về các mặt hàng cụ thể.

Đối với bộ sưu tập cashmere của mình, Pangaia đã đăng các video với các chi tiết rõ ràng về vật liệu đằng sau các sản phẩm, kèm theo chú thích như: “Loại cashmere tái chế này được làm từ cả vật liệu trước và sau khi tiêu dùng”. Sự đơn giản đằng sau các bài đăng đảm bảo rằng người dùng có thể dễ dàng theo dõi thông điệp, trong khi vẫn cung cấp cho họ đủ thông tin về trang phục.

Các cách khác tiếp cận người tiêu dùng thông qua phương pháp tập trung vào sản phẩm cũng có thể bao gồm việc cung cấp thêm thông tin hoặc chia sẻ một liên kết trong phần giới thiệu của công ty trên Tiktok, điều này giúp cho người xem có thể nghiên cứu mà không bị choáng ngợp trong một video ngắn.

Tương tác

“Tập trung vào tính tương tác cho phép các thương hiệu tối ưu hoá cách tính năng được ưa chuộng của nền tảng.”

Nội dung do khách hàng tạo ra là phần bổ sung đáng tin cậy cho thương hiệu, và với hiệu quả của tiếp thị lan truyền, tương tác là một cách tốt để tiếp cận những người tiêu dùng có ý thức về môi trường. Những điệu nhảy, thử thách và gắn thẻ bắt đầu bằng # riêng trên TikTok là những phần đáng chú ý của ứng dụng, thúc đẩy người dùng tạo nội dung phù hợp với thông điệp thương hiệu.

Tận dụng chiến lược này, Pangaia đã giới thiệu #PangaiaChallenge. Hoàn chỉnh với nhạc nền của riêng mình, thương hiệu đã yêu cầu người dùng gửi một video về cảnh họ đang nhảy múa theo phong cách TikTok điển hình, với mỗi lần tham gia, thương hiệu sẽ trồng một cái cây. Để có thêm động lực, một số ít người có thể giành được bộ sưu tập của thương hiệu. Chỉ riêng hashtag đã thu hút được hơn 4 triệu lượt xem, và hashtag này vẫn được sử dụng gần một năm sau đó.

Nhãn thời trang Upcycled Vintage Stock Reserve đã nổi lên trên nền tảng này khi người dùng bắt đầu khám phá nội dung dễ xem của thương hiệu bao gồm các sản phẩm của họ. Những người đứng sau thương hiệu tập trung vào việc trả lời các câu hỏi của khách hàng thông qua các video cung cấp thông tin nhưng vẫn mang tính giải trí, đồng thời chiếu cảnh hậu trường về quá trình nâng cấp (upcycling) và hướng dẫn của họ.

Image: AndAgain TikTok
Nguồn: AndAgain TikTok

Các nhà lãnh đạo tư tưởng (Thought leader)

How TikTok Is Influencing Sustainable Fashion | Her Campus

“Rất nhiều thương hiệu làm việc với các nhà lãnh đạo tư tưởng, những người trong ngành bền vững hoặc những người có ảnh hưởng khác. Nội dung giáo dục thuần túy thường có mức độ tương tác thấp nhất, trong khi nội dung được sản xuất với sự cộng tác của những người có ảnh hưởng có mức độ tương tác cao nhất ”.

Thương hiệu giày dép bền vững Thousand Fell ưu tiên nội dung được cung cấp bởi những người sáng tạo đã có lượng người theo dõi rộng rãi. Các video được đăng lại từ những người như Mark Edward và styledbysoleil, cung cấp lời khuyên về kiểu dáng hoặc trích dẫn các thông tin thực tế về giày của nhãn hiệu.

Mặt khác, Andagain, một thương hiệu quần áo có trụ sở tại LA, định hình TikTok của mình từ quan điểm của người đồng sáng lập Morgan Young, một ‘nhà lãnh đạo tư tưởng’ trong lĩnh vực thời trang bền vững. Cùng với các cảnh quay hậu trường và quy trình thiết kế hàng may mặc, Young thể hiện mối liên hệ sâu sắc hơn với các sản phẩm may mặc mà cô ấy làm ra.

Việc giới thiệu một nhà lãnh đạo tư tưởng mang lại một cái nhìn khác về các khía cạnh bền vững của một thương hiệu. Người tiêu dùng có thể thấy bên thứ ba này đáng tin cậy hơn, đồng thời lấy cảm hứng từ định hướng của sản phẩm.

Tất nhiên, thời trang không phải là lĩnh vực duy nhất cần tập trung vào tính bền vững. Pangaia đã giới thiệu với khán giả về chủ quyền thực phẩm thông qua quan hệ đối tác với đầu bếp “không lãng phí”, Max La Manna. Khác với phương pháp tập trung vào sản phẩm điển hình của mình, Pangaia đã lấy một cá nhân có ảnh hưởng từ một ngành khác và đa dạng hoá thông tin của nó.

TikTok và hơn thế nữa

Make it feel right

“TikTok là một nền tảng mà mọi người tin tưởng hơn vào nội dung, họ cảm thấy đó là một cái nhìn dễ tiếp cận hơn về tính bền vững,” Huggard nói. “Mọi người thường thấy tính thẩm mỹ của tính bền vững trên Instagram không thể tiếp cận được vì họ không thể liên hệ được với lối sống.”

Niềm tin cũng là thứ liên quan đến sự gia tăng của các trang web phát trực tiếp, chẳng hạn như Twitch, thúc đẩy các cộng đồng nhỏ. Các nền tảng đã trở nên rõ ràng hơn đối với người tiêu dùng trẻ tuổi, liên tục mang đến các nội dung mang tính trực quan, thường được cá nhân hóa từ những streamers mà họ biết và tin tưởng.

Huggard kết luận: “Ý tưởng về một nền tảng xã hội nơi mọi người tương tác với cộng đồng – tôi vẫn đang thấy điều đó phát triển”.

Chuyển ngữ: Nhi Nguyễn

Nguồn: Fashion United