Vì sao các thương hiệu thời trang xa xỉ ra mắt game?

Ngày đăng: 08/08/21

Trong cuộc đua gay gắt để giành lấy thị phần của các thương hiệu thời trang xa xỉ, tiến công lĩnh vực game giúp họ đẩy mạnh chiến lược tiếp thị và kinh doanh cũng như gia tăng doanh số từ phân khúc khách hàng tiềm năng mang tên Game thủ. 

Theo báo cáo của Newzoo từng dự đoán, thị trường game toàn cầu sẽ tạo ra 159,3 tỷ USD vào năm 2020 và sẽ vượt 200 tỷ USD vào cuối năm 2023. Từ đó thị trường game là mảnh đất màu mỡ để các thương hiệu thời trang xa xỉ khai thác nhằm tiếp cận trực tiếp thế hệ Millennial lẫn Gen Z. 

Cuộc đua về game của các thương hiệu xa xỉ

Trong vài năm trở lại đây, chúng ta chứng kiến các thương hiệu xa xỉ tiến công lĩnh vực trò chơi, từ các game nho nhỏ đến chuyên nghiệp với các game thủ. Năm 2018, Hermès ra mắt ứng dụng game trên smartphone tên “H-pitchh”. Trò chơi lấy cảm hứng từ di sản phụ kiện cưỡi ngựa của mình, đồng thời như một phần của lễ kỷ niệm kéo dài một năm xoay quanh chủ đề ‘chơi’. Cũng năm 2019, Burberry đã ra mắt trò chơi trực tuyến đầu tiên có tên B Bounce, mang đến trải nghiệm chơi game cho khách hàng trên toàn cầu tại trang web chính thức Burberry.com.

Năm 2018, Hermès ra mắt ứng dụng game trên smartphone tên “H-pitchh”. Trò chơi lấy cảm hứng từ di sản phụ kiện cưỡi ngựa của mình, đồng thời như một phần của lễ kỷ niệm kéo dài một năm xoay quanh chủ đề ‘chơi’.

Gucci đưa trò chơi điện tử vào ứng dụng của mình với một phần mới có tên Gucci Arcade. Tại đây, người dùng có thể chơi với các nhân vật trong nhà trong các trò chơi lấy cảm hứng từ các tựa game cổ điển từ những năm 1970 và 1980. Tháng 8 năm nay, Nhà mốt Pháp Louis Vuitton giới thiệu trò chơi trực tuyến LV200: Louis The Game để kỷ niệm 200 năm thành lập thương hiệu. 

Game được ra mắt bởi Burberry

Giới game thủ toàn cầu: khách hàng tiềm năng. Theo nghiên cứu của Kantar, có tới gần 90% Gen Z hiện nay là game thủ, trong khi đó tính trên toàn cầu, số lượng game thủ chỉ đạt 59%. Điều đó cho thấy GenZ chiếm tỷ lệ lớn như thế nào trong giới game thủ toàn cầu. Nghiên cứu cũng ước tính rằng, GenZ có sức mua lên đến 44 tỷ USD, rất tiềm năng với các thương hiệu. 

Nhà mốt Pháp Louis Vuitton giới thiệu trò chơi trực tuyến LV200: Louis The Game để kỷ niệm 200 năm thành lập thương hiệu. 

Một lối tiếp thị sáng tạo gia tăng độ nhận diện và kể câu chuyện thương hiệu một cách sinh động

Đồng thời, việc ra mắt các trò chơi cũng giúp các thương hiệu có cơ hội quảng bá và tiếp thị thương hiệu lẫn sản phẩm của mình theo một cách mới mẻ và sáng tạo, thay vì qua các bài viết hay hình ảnh như truyền thống. 

Như với LV200: Louis The Game, người chơi có thể nhập vai vào Vivienne, nhân vật chính và cũng là linh vật của Louis Vuitton, trên hành trình chinh phục những vùng đất kỳ diệu Paris, London, Beijing, Tokyo và New York để đến vùng đất lễ hội kỷ niệm sinh nhật 200 năm tuổi. Thông qua các nhiệm vụ của nhân vật, nhà mốt giới thiệu được về lịch sử thương hiệu, những màn hợp tác đỉnh cao, dấu ấn nghệ thuật, bí mật nhà nghề, những tạo tác độc đáo và những khoảnh khắc sàn diễn ấn tượng.

Song song đó, với đồ hoạ của game, các thương hiệu có thể khéo léo lồng ghép hình ảnh logo, ​​monogram, các sản phẩm đặc biệt của mình để đưa vào tâm trí khách hàng. Louis Vuitton đã thiết kế chiếc rương độc đáo cho cúp chung cuộc giải đấu Liên Minh Huyền Thoại. Thiết kế rương độc đáo phô diễn đường viền phát sáng lấy cảm hứng từ thế giới kỳ ảo trong game và họa tiết đặc trưng của nhà mốt Pháp.

Louis Vuitton đã thiết kế chiếc rương độc đáo cho cúp chung cuộc giải đấu Liên Minh Huyền Thoại.

Bán song song cả sản phẩm thật và ảo 

Các thương hiệu khai thác bán song song cả trang phục thật và ảo cho các game thủ. Marc Jacobs và Valentino cũng đã hợp tác với tựa game Animal Crossing: New Horizons – để tích hợp các mẫu trang phục của họ vào tạo hình của các nhân vật trong game. Thậm chí, Valentino và Marc Jacobs đã mở một buổi trình diễn thời trang ảo ngay trong chính trò chơi. 

BST LV x LOL, ra bởi Louis Vuitton và Riot Games năm 2019, khiến tín đồ thời trang và game thủ mê mẩn. Lấy cảm hứng từ chiến phục của nhân vật Qiyana hay bộ skin mới nhất của nhóm nhạc ảo True Damage do Riot Games tạo ra, những thiết kế di sản bao gồm túi xách Neverfull, Speedy, Bumbag, Souple, giày sneakers Archlight hay giày platform Beauborg… đều được biến tấu sao cho phù hợp với phong cách năng động, trẻ trung của game thủ. 

BST LV x LOL, ra bởi Louis Vuitton và Riot Games năm 2019, khiến tín đồ thời trang và game thủ mê mẩn.

Balenciaga cũng đã ra mắt video game với tên gọi “Afterworld: The Age of Tomorrow” lấy bối cảnh năm 2031. Trong video nhập vai anh hùng tiến đến những khu vực để làm nhiệm vụ, mà có thể được chơi trên các trình duyệt đồng thời giới thiệu bộ sưu tập thời trang mới của thương hiệu. Theo báo cáo thời trang kỹ thuật số của nền tảng mua sắm toàn cầu Lyst, tìm kiếm các tác phẩm của Balenciaga đã tăng 41% trên Lyst chỉ 48 giờ sau khi giới thiệu Bộ sưu tập Thu Đông 2021 của nhà mốt thông qua trò chơi. 

Balenciaga cũng đã ra mắt video game với tên gọi “Afterworld: The Age of Tomorrow” lấy bối cảnh năm 2031.

Điều này xảy ra tương tự với các tìm kiếm về Bộ sưu tập Burberry’s TB Monogram (+ 32%), tăng vọt sau khi giới thiệu trò chơi “B Surf” với các tác phẩm do nhà thiết kế Anh Quốc thiết kế. Với sự ra mắt của bộ sưu tập thời trang tuần hoàn “Off The Grid” bởi Gucci trong “Sims 4”, lượt tìm kiếm các sản phẩm từ nhà mốt Ý đã tăng 82% trong những ngày tiếp theo.

Với sự ra mắt của bộ sưu tập thời trang tuần hoàn “Off The Grid” bởi Gucci trong “Sims 4”, lượt tìm kiếm các sản phẩm từ nhà mốt Ý đã tăng 82% trong những ngày tiếp theo.

Thực hiện: Koi