Vì sao ngày 11.11 lại trở thành ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm?

Ngày đăng: 09/11/20

Nếu đang sử dụng mạng internet, bạn dễ dàng bắt gặp những biển quảng cáo về ưu đãi cực lớn diễn ra vào ngày 11.11 tới đây tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… Bạn có thắc mắc vì sao ngày 11/11 lại trở thành ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm? 

Ngày 11.11 với người dân Trung Quốc còn gọi là ngày Lễ độc thân, điều này bắt nguồn từ trong tiếng Trung ngày 11.11 được viết bằng 4 nét gạch, trong tiếng Ả Rập tượng trưng cho 4 cây gậy, ám chỉ sự lẻ loi, cô đơn – điều này khiến người ta liên tưởng đến những người độc thân. Đây vốn không phải là một ngày lễ truyền thống của người dân Trung Hoa, cũng không phải là một lễ hội du nhập từ văn hóa Phương Tây mà là một lễ hội tự phát mang tính giải trí của giới trẻ. Tuy nhiên, ngày này trở nên phổ biến trên toàn cầu hơn khi tập đoàn Alibaba tổ chức sự kiện mua sắm với mức ưu đãi cực lớn vào ngày này. 

Trung Quốc, thị trường đã tạo nên sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất toàn cầu được biết đến với tên gọi Singles’ Day, diễn ra vào ngày 11/11, ngày mà các thương hiệu đua nhau ra mắt sản phẩm mới hoặc bán sản phẩm với mức giá ưu đãi cực lớn trong thời hạn 24 giờ. 

Được ra mắt lần đầu vào năm 2009, bởi tập đoàn Alibaba, sự kiện mua sắm nhanh chóng thành công vượt quả mong đợi. Năm 2017, ghi nhận có hơn 200.000 thương hiệu tham gia — tăng từ 60.000 vào năm 2017, trong khi năm 2009 chỉ có 27 thương hiệu tham gia. Với sự thành công của Alibaba, ngày 11.11 dần trở thành ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm. 

Theo Forrester Forecasts, ngày Lễ độc thân đã trở thành sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới cho đến nay trên thế giới, thu về hơn 30 tỷ USD tổng khối lượng hàng hóa năm 2018 – và doanh thu dự kiến sẽ đạt 37 tỷ USD năm 2019. Lễ hội thương mại điện tử này dự kiến sẽ ngày càng phát triển cùng với việc Alibaba không ngừng tăng số lượng mặt hàng được bán. Các nhà bán lẻ Hoa Kỳ cũng ngại vào cuộc, gần 25%, theo Adobe, có kế hoạch tham gia, bao gồm các tên tuổi lớn từ Apple đến Estee Lauder, với các giao dịch trên nền tảng của Alibaba cùng với các trang web của riêng họ ở Hoa Kỳ.

Alibaba, công ty khởi động sự kiện bằng cách tổ chức các buổi biểu diễn thời trang và buổi hòa nhạc lộng lẫy, cũng mời các ngôi sao tham gia để tăng sự chú ý của công chúng. Năm 2019, Taylor Swift được mời biểu diễn trong buổi dạ tiệc khai mạc, trong khi Kim Kardashian đã phát trực tiếp trên Tmall để giới thiệu nước hoa của mình trong lễ hội mua sắm.

Khi chiết khấu ngày càng lớn, các chương trình khuyến mãi cũng đang tăng lên cấp độ mới. Theo Sophie Cheng, tổng giám đốc của Future Brand Trung Quốc, phương tiện truyền thông xã hội và đặc biệt là thương mại điện tử đã phát triển trong những năm gần đây, dự kiến sẽ là một phần lớn hơn nữa trong thị trường mua sắm trong năm nay. “Trải nghiệm đang được nhiều người coi là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của lễ hội, chẳng hạn như thông qua sự chứng thực của người nổi tiếng và sự đánh cược của nền tảng Alibaba”. 

Trước đây, người dân Trung Quốc có thể mua sắm ở các trang web thuộc Alibaba, như Taobao và Tmall, để tìm kiếm mức giá hời hết mức có thể, trong khi người dùng quốc tế có thể sử dụng AliExpress.com. Tuy nhiên, giờ đây, sự kiện mua sắm này không còn giới hạn trên các trang thương mại điện tử trực thuộc Alibaba nữa. Tại Việt Nam, bạn có thể mua sắm thỏa thích tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… hay thậm chí của các nhà bán lẻ Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim… Một số thương hiệu thời trang cũng tham gia ngày hội này với mức giảm giá hấp dẫn tại các kênh bán hàng của họ. 

Thực hiện: Côn Quân