Việc nhà xưởng Việt Nam tạm ngừng hoạt động ảnh hưởng gì đến ngành thời trang thế giới?

Ngày đăng: 12/09/21

Đại dịch Covid bùng phát tại Việt Nam với biến thể Delta khiến cho các nhà xưởng phải ngừng hoạt động do lệnh giãn cách, điều này đe dọa chuỗi cung ứng của các công ty thời trang như Nike và Adidas. 

Theo tờ Business of Fashion cho biết, gần 70% các nhà xưởng của Tập đoàn On nằm tại Việt Nam. Các nhà xưởng này hiện đang đóng cửa. 

Đại dịch Covid bùng phát tại Việt Nam với biến thể Delta khiến cho các nhà xưởng phải ngừng hoạt động do lệnh giãn cách, điều này đe dọa chuỗi cung ứng của các công ty thời trang như Nike và Adidas. 

Vào tháng 7 vừa qua, cả Hà Nội và Hồ Chí Minh đều áp dụng lệnh giãn cách nghiêm ngặt. Mặc dù các nhà máy được phép tiếp tục hoạt động nếu họ cung cấp chỗ ở cho công nhân, nhưng nhiều nhà máy đã không thể chịu chi phí hoặc phải đóng cửa sau khi nhân viên có kết quả dương tính.

Sự gián đoạn này đã tác động nghiêm trọng đến thị trường giày thể thao toàn cầu; Việt Nam là nước xuất khẩu giày thể thao hàng đầu thế giới vào năm 2019, theo Observatory of Economic Complexity, một nền tảng dữ liệu trực tuyến.

Việt Nam là nước xuất khẩu giày thể thao hàng đầu thế giới vào năm 2019, theo Observatory of Economic Complexity, một nền tảng dữ liệu trực tuyến.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết các doanh nghiệp chiếm 62% tổng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã phải tạm ngừng sản xuất vào ngày 4 tháng 8. Việc đóng cửa kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các thương hiệu lớn. Việt Nam là quốc gia cung ứng hàng đầu của Adidas vào năm 2020, chiếm 28% tổng sản lượng sản phẩm của thương hiệu, theo kết quả quý 2 năm 2021. Theo dữ liệu từ Panjiva, một bộ phận của S&P Global Market Intelligence, gần một nửa lượng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Hoa Kỳ liên quan đến các sản phẩm của Nike trong quý 2 năm 2021 đến từ Việt Nam. Robert-Jan Bartunek, quản lý cấp cao về truyền thông công ty, cho biết khoảng 15% sản lượng toàn cầu của Puma đến từ Việt Nam.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết các doanh nghiệp chiếm 62% tổng giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã phải tạm ngừng sản xuất vào ngày 4 tháng 8.

Một báo cáo gần đây của S&P cảnh báo rằng Nike có nguy cơ hết sneakers sản xuất tại Việt Nam. Không rõ liệu cuộc khủng hoảng hiện tại có dẫn đến sự thiếu hụt giày thể thao trên toàn cầu hay không. Andy Halliwell, giám đốc cấp cao bộ phận bán lẻ của công ty tư vấn kỹ thuật số Publicis Sapient cho biết: “Điều này sẽ phụ thuộc vào năng lực của [một thương hiệu] phát triển sâu rộng như thế nào và chuỗi cung ứng của họ tinh gọn ra sao”.

Theo Panjiva, các thương hiệu Mỹ đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng – Việt Nam chiếm khoảng 40% lượng hàng nhập khẩu bằng đường biển của Mỹ trong năm tính đến ngày 31/7, theo Panjiva. Vào tháng 8, Hiệp hội May mặc và Da giày Hoa Kỳ (AAFA), một nhóm thương mại công nghiệp, đã thúc giục Tổng thống Biden đẩy nhanh việc cung cấp vắc xin của Hoa Kỳ cho Việt Nam và các “quốc gia đối tác” khác.

“Thành công của ngành công nghiệp may mặc và giày dép Hoa Kỳ, và 3 triệu công nhân Mỹ của chúng tôi, phụ thuộc trực tiếp vào các nhà cung cấp của chúng tôi trên khắp thế giới có lực lượng lao động khỏe mạnh”, bức thư của AAFA gửi Biden viết.

Trong khi đó, các thương hiệu như On, Puma và Adidas đang phân bổ lại nguồn lực cho các trung tâm và khu vực khác. Leung nói: “Chi phí có thể tăng trong ngắn hạn, nhưng đối với các công ty như Nike, việc đáp ứng nhu cầu quan trọng hơn là phải chịu tình trạng hết hàng.”

Một báo cáo gần đây của S&P cảnh báo rằng Nike có nguy cơ hết sneakers sản xuất tại Việt Nam.

Ông Bartunek cho biết, chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu hạn chế sự bùng phát dịch bệnh trước ngày 15 tháng 9. Nhưng ban lãnh đạo của Puma dự kiến ​​việc ngừng hoạt động sẽ được kéo dài thêm ít nhất hai tuần. Ông nói thêm, công ty sẽ không giảm khả năng trì hoãn bốn, hoặc thậm chí sáu tuần. Vào tháng trước, Giám đốc điều hành Kasper Rørsted nói với các nhà phân tích trong cuộc họp báo gần đây nhất của công ty, Adidas dự đoán việc ngừng hoạt động của nhà máy có thể đến cuối quý ba.

Việc đóng cửa cảng ở Trung Quốc và sự chậm trễ trong khâu trung chuyển ở Mỹ cũng gia tăng độ khó cho chuỗi cung ứng và dội thêm chi phí. Các thương hiệu sẽ phải đối mặt với áp lực liên tục để đa dạng hóa và thích ứng.

Giám đốc cấp cao bộ phận bán lẻ của công ty tư vấn kỹ thuật số Publicis Sapient, Andy Halliwell cho biết: “Đây lại là một sự gián đoạn khác trong một thế giới mà việc gián đoạn trong chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng”. “Chuỗi cung ứng gọn gàng hơn với vốn lưu động giảm” của các thương hiệu và nhà bán lẻ đơn giản là không thể chịu được tác động của một loạt các sự kiện theo phong cách ‘thiên nga đen’ như thế này.”

Thực hiện: K.

Theo BOF