5 bài học từ sự thành công của NTK Jeanne Lanvin
Ngày đăng: 22/02/19
Lanvin, được đặt theo tên của người sáng lập Jeanne Lanvin, là một trong những nhà mốt lâu đời nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Thương hiệu hàng đầu thế giới vào những năm 20-30, sở hữu nhiều thành tựu, và trở thành một biểu tượng quan trọng trong lịch sử thời trang.
Là một người có tinh thần tự học, rất mực yêu thương con gái, có đầu óc kinh doanh nhạy bén, có sự sáng tạo đỉnh cao, theo đuổi tinh thần lãng mạn và cái tôi riêng mình, ở Lanvin có rất nhiều điều để học hỏi.
Style-Republik rút ra 5 bài học từ cuộc đời của nhà thiết kế tài năng này.
1. Tự học hỏi bất chấp hoàn cảnh
Jeanne Lanvin sinh năm 1867, trong gia đình cho 10 anh chị em. Cha bà là một nhà báo. Mặc dù rất thông minh và khôn khéo, tuy nhiên xã hội cuối thế kỷ XIX không phải là thời điểm thích hợp cho một cô gái trung lưu tạo dựng sự nghiệp cho chính mình. Năm 13 tuổi, Jeanne giúp việc cho một tiệm sửa quần áo. Bà trải qua thời niên thiếu để học nghề, sau đó chuyển đến làm trợ lý của một thợ may, trước khi tự có thương hiệu của riêng mình.
Vào tuổi mười tám, bà mở một cửa hàng trang phục phụ nữ nhỏ tại đường Marche Saint Honoré vào năm 1885, từ tiền tiết kiệm được. Đây là một sự khởi đầu khiêm tốn đối với một người đầy sáng tạo, người mà trong những năm 1920, đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà thiết kế thời trang thành công nhất tại Paris về mặt thương mại.
Bản thân Lanvin không được đào tạo bài bản để trở thành một nhà thiết kế, nhưng quá trình là một người giúp việc, trở thành một trợ lý của thợ may, mọi hoàn cảnh đều giúp bà dần dần học hỏi tích lũy kinh nghiệm để tạo dựng thương hiệu của riêng mình. Đó là một sự nghiệp, được xây dựng dựa trên sự nỗ lực mạnh mẽ tự thân.
Năm 1885, bà mở một cửa hàng trang phục phụ nữ nhỏ tại đường Marche Saint Honoré từ tiền tiết kiệm được. Năm 1920 Lanvin trở thành một trong những nhà thiết kế thời trang thành công nhất tại Paris về mặt thương mại.
2. Có đầu óc kinh doanh nhạy bén
Không giống như NTK Vionnet – một trong những gương mặt thành công khác của những năm 20 tại Paris, Jeanne Lanvin không được cho là NTK bị ám ảnh bởi sự tân tiến. Trang phục của bà thiên về đẹp đẽ hơn đặc tính thời trang, tuy nhiên Lanvin thành công vì mang đến nữ giới điều quan trọng: sự tự tin.
Phụ nữ ai ai cũng mặc chiếc áo choàng Lanvin vào những năm 20, vào thời kì bấy giờ, đấy là một điều đáng kể. Trong khi Chanel dần tiết chế, thì Lanvin thêm vào sự trang trí, bởi vì bà biết rằng nó hấp dẫn những người phụ nữ muốn tỏ ra thông minh nhưng không muốn ăn vận theo mốt.
Vì thế, Jeanne Lanvin chưa bao giờ có một “look” đặc trưng qua một mùa. Mỗi bộ sưu tập cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng, được hiệu chỉnh cẩn thận để phù hợp với nhiều độ tuổi và hình thể. Tất cả mọi thứ mà bà cung cấp cho khách hàng đều nhằm đề cao sự nữ tính, không chỉ trong mắt của họ mà còn cả những người chồng và người tình, những người thực sự chi trả các hóa đơn.
Xét về kỹ thuật, Jeanne Lanvin không tạo nên những kỹ thuật mới như Vionnet, cũng không thể làm nên sự phá cách như Balenciaga, bà cũng không giải phóng phụ nữ theo tinh thần Chanel, thay vào đó bà tập trung vào yếu tố lãng mạn và quyến rũ dành cho phái đẹp. Để tồn tại và phát triển, cần phải có con đường của riêng mình, có những ưu thế riêng biệt với những người cùng thời, đó là điều mà Lanvin đã làm được.
Phụ nữ ai ai cũng mặc chiếc áo choàng Lanvin vào những năm 20, vào thời kì bấy giờ, đấy là một thành tích đáng kể. Trong khi Chanel dần tiết chế, thì Lanvin thêm sự trang trí vào bởi vì bà biết rằng nó hấp dẫn những người phụ nữ muốn tỏ ra thông minh nhưng không muốn ăn vận theo mốt.
3. Biến tình yêu con gái thành niềm cảm hứng mạnh mẽ
Jeanne Lanvin rất yêu thương con gái, bà đã thiết kế trang phục cho cả hai mẹ con khi cô gái còn rất nhỏ. Điều này đã tạo nên một chương mới trong lịch sử thời trang. Vì vậy, Lanvin đã thành công khi tạo nên một thị trường mới: thời trang mẹ và con.
Vào những năm ba mươi, Lanvin nhận được lời yêu cầu thiết kế váy dự tiệc cho công chúa Elizabeth và Margaret cho buổi tiệc của Nữ hoàng Elizabeth. Lanvin đã gửi cho nữ hoàng con búp bê ăn mặc giống nhau, từ đó nó đã trở thành hình ảnh thường thấy giữa mẹ và con gái.
Jeanne Lanvin rất yêu thương con gái, bà đã thiết kế trang phục cho cả hai mẹ con khi cô gái còn rất nhỏ.
Ngày nay, chai nước hoa Arpege của Lanvin vẫn được trang trí bằng hình ảnh của một người mẹ cúi xuống con gái, như tình yêu của Lanvin dành cho con mình.
4. Tạo ra những thành tựu riêng cho thương hiệu
Có thể nói phong cách thời trang của Jeanne Lanvin tạo ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Robe de Style, trang phục dạ hội được làm theo tiêu chuẩn cao nhất của Pháp Couture, mang đầy màu sắc lãng mạn và đẹp đẽ. Bà đã tạo nên những bộ trang phục mềm mại, quyến rũ, và mềm rũ trên cơ thể, có đường viền hoặc kết hợp với những chiếc khăn quấn để làm nêu bật nét nữ tính. Những dấu ấn của nhà mốt Lanvin – có thể kể đến những đường thêu và kết cườm, đính hạt – được lấy cảm hứng từ Ai Cập, Rome và Hy Lạp.
Lanvin cũng là nhà thiết kế thích tạo ra những màu sắc riêng cho thương hiệu của mình. Ngay từ năm 1923, Lanvin đã đầu tư vào một nhà máy nhuộm để có được màu sắc chính xác mà bà cần: hồng, xanh lá cây và xanh dương, sự kết hợp mạnh mẽ của màu đỏ và đen được sử dụng rộng rãi. Quan tâm đến nghệ thuật thời Trung Cổ và Phục hưng, cùng với Ai Cập và thời cổ đại, Lanvin đã tạo ra một màu xanh mềm mại nhưng rực rỡ, rất tôn vinh làn da và màu tóc. Được gọi là Fra Angelico blue, nó đã trở thành một dấu ấn của thương hiệu.
Những dấu ấn của nhà mốt Lanvin – có thể kể đến những đường thêu và đính hạt – được lấy cảm hứng từ Ai Cập, Rome và Hy Lạp.
Là một người luôn theo kịp thời đại, năm 1922, khi La Garonne, “The Bachelor Girl” của Victor Margaritte đã được xuất bản, Jeanne Lanvin đã nhận ra rằng những chiếc mũ sẽ trở thành xu hướng. Bà hòa trộn gu thẩm mỹ của mình vào nét trẻ trung mà cư dân Paris yêu thích, những chiếc áo choàng của bà – một trong sản phẩm những thời trang bền lâu nhất, vừa có tính sang trọng, vừa mang đến cảm giác tự do, kết hợp với những chiếc mũ tinh tế. Mũ và áo choàng của bà có đặc tính mềm rũ, để tạo nên cảm giác bí ẩn mà cũng rất quyến rũ.
5. Có niềm tin vào chính bản thân mình
Thời trang chuyển những năm 30 đã có những sự chuyển đổi, Robe de Style nhẹ nhàng dần dần bị thay thế bởi một phong cách mới, trang trọng và tượng hình hơn. Jeanne Lanvin lại là người đi tiên phong. Đối lập với cách tiếp cận của Chanel, Lanvin lại đi theo xu hướng mãng mạn. Bà chia sẻ với Vogue vào năm 1934: “Tôi hành động theo sự thúc đẩy và niềm tin vào bản thân. Trang phục của tôi không được tính toán trước. Tôi bị cuốn theo cảm giác, và hiểu biết kỹ thuật giúp tôi mang nó ra thực tế”.
Đến năm 1927, bà ra mắt mẫu nước hoa Arpège, một trong những nhãn hiệu nước hoa thành công nhất thế giới hiện nay. Kiến trúc sư hàng đầu của Pháp, Armand Albert Rateau đã thiết kế ra chai đựng thủy tinh màu đen. Ông cũng là người đã thiết kế cửa hiệu và biệt thự của bà, Rateau đã trở thành đối tác kinh doanh quan trọng. Ông đã quản lý Lanvin Sport cho bà và cùng nhau, họ đã tạo những đồ trang trí nhà cửa, giờ đây chúng được sưu tầm bởi những người yêu thích Art Deco.
Tôi hành động theo sự thúc đẩy và niềm tin vào bản thân. Trang phục của tôi không được tính toán trước. Tôi bị cuốn theo cảm giác, và hiểu biết kỹ thuật giúp tôi mang nó ra thực tế.
Jeanne Lanvin sống đến tuổi 79, và mất vào năm 1946. Cho đến ngày nay, bà là một trong những nhân vật tiêu biểu của thời trang Pháp thế kỉ XIX. Bài học từ cuộc đời và sự thành công của bà sẽ mang ý nghĩa sâu sắc cho những nhà thiết kế trẻ khởi tạo sự nghiệp của chính mình.
Thực hiện: Koi
Tài liệu về Jeanne Lanvin: từ BOF