Thuê quần áo chưa chắc đã tốt! Hãy mua ít hơn, chi trả nhiều hơn và trao cho mình quyền sở hữu quần áo!

Ngày đăng: 03/12/19

Nền kinh tế chia sẻ (The sharing economy) thúc đẩy sự tiêu thụ quá mức đến thiếu mức kiểm soát, ông Dave Rabkin, phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tại American Express lập luận: Hãy mua ít hơn, trả nhiều tiền hơn cho món hàng và giữ quần áo của bạn lâu hơn.

Vài năm trở lại đây, nền kinh tế chia sẻ tăng trưởng đột biến. Điều này đến từ sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nền tảng cho thuê thời trang. Thị trường điện tử toàn cầu của lĩnh vực thuê lại quần áo sẽ chạm ngưỡng 1,96 tỷ USD, sau khi đã đạt 1,18 tỷ USD vào năm 2018. Nhận thấy sự thành công của Rent the Runway, các nhà bán lẻ như Urban Outfitters hay Bloomingdales cũng bắt đầu nhảy vào để chia nhau chiếc bánh ngọt này.

Trên website của mình, Rent the Runway, được định giá 1 tỷ USD, chào mời với những khẩu hiệu như “Tự do thời trang” hay “thoải mái linh hoạt” và hàng loạt cam kết thân thiện môi trường. Nghe thì rất hấp dẫn, nhưng việc sử dụng quần áo không thuộc quyền sở hữu của mình không hẳn là có lợi.

Rent the Runway chiếm một phần rất lớn trong thị trường cho thuê thời trang

Các thông tin về tính bền vững và thân thiện khi thuê quần áo thay vì mua hẳn là hoàn toàn không đáng tin. Không một ai biết rõ quy trình giặt khô – đóng gói – vận chuyển hàng núi quần áo thực sự thế nào.

Elizabeth Cline, tác giả của 2 cuốn sách “Overdressed” và “The Conscious Closet” chia sẻ rằng: “Không có một nghiên cứu cụ thể nào củng cố cho khái niệm rằng các nền tảng cho thuê thật sự bền vững. Chúng ta cần biết nhiều hơn về quy trình vận chuyển và giặt khô một cách minh bạch.” Cô cũng là người đặt câu hỏi trên tạp chí ELLE US về việc liệu kinh doanh cho thuê thời trang có bền vững hay không.

Bài giới thiệu về tính bền vững của Rent the Runway được xây dựng một cách cẩn thận đến nỗi khiến nó trở nên như một thương hiệu thời trang nhanh, điểm khác biệt duy nhất nó một dịch vụ. Điều này ẩn ý rằng thay vì được sở hữu bởi các cá nhân, quần áo có thể kết thúc vòng đời ngắn ngủi của mình tại bãi rác.

Thêm nữa, những tuyên bố như “Tự do thời trang” và “Thoải mái linh hoạt” là lời cổ xúy cho chủ nghĩa tiêu dùng không cần cam kết. Trong thế giới của những nhà cho thuê, mọi thứ đều là phù du, chúng nhanh đến nhưng cũng chóng đi. Nền kinh tế chia sẻ khiến cho mối quan hệ giữa chúng ta với thế giới vật chất trở nên thoáng qua và thiếu bền vững. Những tuyên ngôn tự do của Rent the Runway là sự tự do nhưng thiếu trách nhiệm.

Những chiếc áo Teddy coat của Max Mara không chỉ mang dến sự ấm áp mà còn ẩn chứa câu chuyện ý nghĩa đằng sau

Ví như khi bạn bị cuốn hút bởi một chiếc áo khoác, lúc đó không chỉ có giá trị vật chất, vượt lên tính sử dụng cơ bản chính là giá trị tinh thần.

Thời trang thường bị xem là “duy vật”, nhưng chủ nghĩa duy vật không nhất thiết phải gắn liền với những gì nông cạn. Vẫn có những điều tích cực khi ta bàn về nó. Ví như khi bạn bị cuốn hút bởi một chiếc áo khoác, lúc đó không chỉ có giá trị vật chất, vượt lên tính sử dụng cơ bản chính là giá trị tinh thần. Đó có thể là giá trị tình cảm giữa người cho kẻ nhận hoặc nếu bạn mua nó bằng số tiền lương đầu tiên của mình thì thật sự nó vô cùng ý nghĩa đối với bạn. Đó còn là sự tôn trọng với người làm nên nó, những giá trị văn hóa được gửi gắm từ người thiết kế ra chiếc áo khoác mang đến bạn. Hay đơn giản là sự ấm áp và cảm giác tự tin mà nó mang lại.

Chiếc áo khoác đồng hành cùng bạn trong một quãng thời gian dài, trải qua những trải nghiệm trong cuộc sống. Đối với bạn, nó có một ý nghĩa đặc biệt và bạn sẵn lòng chăm sóc, giữ gìn nó. Có khi bạn bộc lộ tình cảm của mình khi nói: “Tôi rất thích chiếc áo của mình.” Thay vì đem vứt ra bãi rác, bạn nâng niu cất giữ nó một cách cẩn thận.

Với sự thay đổi của tâm lý người tiêu dùng, thị trường cho thuê thời trang đang có những sự tăng trưởng đáng kể

Còn đối với việc thuê lại quần áo, bạn chẳng giữ được gì cả. Bộ đồ bạn thuê không còn mang lại nhiều ý nghĩa đối với bạn, hoặc bạn cũng chẳng mấy quan tâm gì đến nó. Có thể chúng sẽ làm bạn vui trong 1,2 ngày (trong trường hợp nó phải lung linh và đẹp như hình ảnh trên website) nhưng cảm xúc thật sự và ý nghĩa chắc chắn không còn nhiều như chiếc áo kia.

Ngày nay, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi quá nhiều, một phần theo hướng tiêu cực. Nhất là sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng xã hội đương đại, họ luôn đòi hỏi sự mới mẻ một cách liên tục. Những bảng luật bất thành văn buộc con người phải chạy theo sở thích số đông. Họ sẵn sàng vứt bỏ quần áo sau một thời gian vô cùng ngắn, chỉ để phục vụ cho cuộc sống trên Instagram được xây dựng hào nhoáng, đẹp đẽ, khi không được phép mặc lại bộ đồ đó trong một tuần hay tâm lý ngại ngùng khi xuất hiện một người mặc cùng chiếc váy của mình trong buổi tiệc. Chính thái độ này thúc đẩy những sản phẩm giá rẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ thời trang nhanh, mà còn là các dịch vụ cho thuê như những viên thuốc xoa dịu cái “chứng bệnh” đòi hỏi quá mức.

Việc sử dụng thời trang quá mức khiến môi trường đối mặt với nguy cơ bị tàn phá

Đối với những người sử dụng thời trang một cách thiếu kiểm soát và không có trách nhiệm, ta có thể gọi là “khách du lịch thời trang”. Đơn giản vì họ không đi sâu vào thời trang mà chỉ chạy theo thị hiếu chung. Không phải một công việc nghệ thuật, kể cả thời trang, đó không phải là thành quả của những NTK, không phải quyền sở hữu, tất cả là sự ham muốn nông cạn.

“Chẳng mấy khi tôi đi thuê trang phục bên ngoài, bởi tôi nghĩ rằng mình phải dành thời gian để hiểu quần áo của mình, sử dụng và cảm nhận về chúng nhiều hơn.” – Elizabeth Cline.

Dịch vụ cho thuê quần áo có thể nhanh chóng thúc đẩy sự tự do, linh hoạt và “bền vững” trong dịch vụ của họ. Nhưng chúng ta vẫn nên: Mua ít hơn, chi trả nhiều hơn và trao cho mình quyền sở hữu chúng. Đó không chỉ là cách chúng ta trân trọng thời trang, hiểu được thành quả lao động của những người thợ, mà chúng ta còn đang góp phần giảm thiệu tác động của thời trang đến các vấn đề ô nhiễm và phá hủy môi trường.

Lược dịch: Hiếu Lê

Theo BOF