Người phụ nữ phía sau Martin Margiela
Ngày đăng: 16/02/19
Phía sau Martin Margiela, nhà thiết kế bí ẩn đã khai sinh ra một thương hiệu thời trang đầy bí ẩn mang tầm ảnh hưởng lớn đối với giới thời trang, ít ai biết rằng đã luôn có một người phụ nữ bên cạnh ông ấy trong suốt thời gian dài. Đây là câu chuyện về Jenny Meirens.
Nếu phải nói đến một biểu tượng đã bị phá vỡ, thì đó là sự khai sinh của nhãn trắng Maison Martin Margiela. Bắt đầu từ buổi tối năm 1988 ở một quán bar nhỏ bé tại Mantova, Ý, khi phục sức đang được đề cao, ý tưởng được biết đến như một biểu tượng then chốt, hoặc cũng có thể nói đối với trang phục ngay lập tức người nghĩ đến “nhà thiết kế” trước tiên. Thì điều gì đã đi ngược lại với truyền thống?
Khi ấy, Margiela và nhà đồng sáng lập, cũng là đối tác của ông, bà Jenny Meirens, người đã khơi nguồn ý tưởng tạo nên một chiếc danh thiếp vô danh, đại diện cho niềm tin vào chất lượng thiết kế chứ không phải thỏa mãn khách hàng một cách chớp nhoáng. “Tôi chắc chắn chúng ta không nên – chúng ta không thể – hãy cứ bắt đầu với cái gì đó đọc là Martin Margiela” – Meirens nói thế “Khi mọi người đến mua sắm và thấy những bộ trang phục không hề có nhãn mác trên chúng, họ sẽ càng tò mò hơn nữa”.
Margiela trầm mặc một lúc, nhưng cuối cùng cũng đồng ý, chỉ với một điều kiện: bốn mũi khâu trắng, không thấy đường viền từ phía ngoài sẽ được thêm vào. Meirens nói “Luật sư của chúng ta sẽ không thể tin nổi bởi vì, dĩ nhiên, chẳng ai bảo vệ được một khoảng trắng. Chúng tôi lừa ông ấy và nói sẽ in tên Martin Margiela vào mặt sau. Nhưng chúng tôi chẳng bao giờ làm”. Từ thỏa thuận nho nhỏ đó, một cặp đôi có tầm ảnh hưởng hàng đầu trong giới thời trang đã bắt đầu hình thành.
Tính huyền bí của Margiela khiến thương hiệu trở nên không an toàn về mặt thời trang: hãy tưởng tượng một chiếc áo T-shirt dài chấm đất với họa tiết in trên nền lụa đính sequins, một chiếc áo khoác nữ giới có kích cỡ 60 của nam giới hoặc một chiếc khoác dựa trên hình mẫu của người thợ may Stockman, được in kí tự và đánh số, tất cả đều được đồng bộ từ đầu đến chân với đôi boots tabi. Kỹ thuật may vá điệu luyện của ông đáng để cho những người cùng thời phải ganh tỵ và là cột mốc cho thế hệ nối tiếp noi theo.
Cũng giống như nhãn hiệu, mặc dù có nhiều lời khen ngợi, nhưng cả Meirens và Margiela hầu như giữ kín danh tín trong suốt 16 năm dài hợp tác, từ chối chụp ảnh và trả lời phỏng vấn của báo chí. Năm 2008, một tựa đề trên tạp chí có ghi “Mặc dù đã có 20 năm kinh doanh, Martin Margiela vẫn là một trong những nhân vật khó nắm bắt nhất trong làng thời trang – điều này lý giải vì sao những nhà thiết kế khác lại có thể tự do thông qua những sáng tạo được lưu trữ để tìm kiếm nguồn cảm hứng”. Câu chuyện được minh họa bởi 05 hình ảnh trên sàn catwalk: người mẫu mặc trang phục của Marc Jacobs, A.F. Vandevorst, Junya Watanabe, Hermès và Prada, đây được xem như sự giới thiệu nguyên thủy về Margiela.
Giới thời trang có sự vay mượn mạnh mẽ từ Margiela, không chỉ với việc thiết kế trang phục, mà còn đối với việc quảng bá, nhiếp ảnh thời trang và styling. Mặc dù, ông từ giã làng thời trang để về hưu và Meirens vẫn tiếp tục nhưng bán phần lớn cổ phần của công ty cho Renzo Rosso (người sáng lập ra Only the Brave).
Raf Simons bày tỏ lòng kính trọng đối với Martin Margiela. Vetements và Balenciaga tiếp thu nhiều từ gu thẩm mỹ của ông ấy. Những nhà thiết kế nổi danh như Vejas, Marques Almeida và Jacquemus cũng bày tỏ lòng tôn kính với những thành tựu của ông, trong đó có cả Kanye West.
Thị trường thời trang xa xỉ đã trở nên bão hòa, vì thế thời trang đang chuyển hướng đến một phân khúc thấp hơn, điều này đi ngược lại với những gì ban đầu Margiela và Meirens theo đuổi.
Thị trường thời trang xa xỉ đã trở nên bão hòa, vì thế thời trang đang chuyển hướng đến một phân khúc thấp hơn, điều này đi ngược lại với những gì ban đầu Margiela và Meirens theo đuổi.
Ngày nay, Meiren đã 72, trong một bức ảnh nhỏ, mái tóc vàng cùng đôi mắt xanh sáng hiện lên cùng trong chiếc váy lụa đen dài đến mắt cá chân. Đó là thiết kế của Martin Margiela trong bản sắc vintage, bà sẽ nói sau này, đó là những gì bà mặc. Nhà của bà nằm trơ trọi một cách kiêu hãnh trên đỉnh đồi Pajottenland, một khung cảnh thôn quê an nhàn, cách Brussels 45 phút chạy xe. Được xây dựng dưới lòng đất theo ý của Meirens, mặt tiền của ngôi nhà được bao bọc bởi cỏ và những tấm gỗ thô lớn. Tầm nhìn rất đặc sắc và mặc dù nhiệt độ bên ngoài lên cao, thì bên trong vẫn mát mẻ nhờ nội thất tối giản và bình dị.
Nếu Margiela là người thiết kế, thì Meirens chính là người gầy dựng và người hỗ trợ, người phụ nữ đã đảm bảo rằng ông có mọi thứ mình cần để thực hiện, duy trì và khuếch trương tên tuổi. “Chúng tôi hoàn toàn độc lập về tài chính và sáng tạo,” bà Meirens nói, và đó là những gì bà đã làm. “Chúng tôi chưa bao giờ có đồng nào nhưng chúng tôi cũng chưa bao giờ phải vay mượn. Luôn có đủ để tiếp tục.” Điều quan trọng hơn hết: “Dĩ nhiên đó là tự do. Đó là điều tối quan trọng.”
Nếu Margiela là người thiết kế, thì Meirens chính là người gầy dựng và người hỗ trợ, người phụ nữ đã đảm bảo rằng ông có mọi thứ mình cần để thực hiện, duy trì và khuếch trương tên tuổi.
Sự hợp tác giữa Meirens và Margiela đã dẫn đến việc tạo ra một thế giới hoàn chỉnh và hoàn toàn khác biệt, từ rất lâu trước khi thời trang biết đến những điều kiện đó. Trái ngược với việc tìm kiếm tầm nhìn cao cấp và thể hiện một khả năng sáng tạo đơn lẻ, nhà mốt đã thực hiện dựa trên sự cộng tác của một đội ngũ.
Những show diễn diễn ra hai lần trong năm, đã tránh việc xếp đặt chỗ ngồi, thay vào những ai đến trước sẽ được phục vụ trước. Trước khi show diễn bắt đầu chỗ ngồi mới được sắp xếp. Margiela trình diễn các chương trình của mình ở khắp mọi nơi từ một sân chơi của trường học bỏ hoang ở ngoại ô Paris đến nghĩa trang Montmartre.
Vào mùa xuân năm 1993, hai buổi trình diễn đã diễn ra ở nghĩa trang, một toàn trắng, một toàn đen, với lời mời gọp chung. Mùa thu 1997, bộ sưu tập được giới thiệu tại ba địa điểm khác nhau xung quanh thủ đô nước Pháp với các người mẫu, trong chiếc áo fur coats vintage với những đường cắt “wigs cut”, được đưa từ nơi này đến nơi khác bằng một chiếc xe buýt thuê cùng đội hộ tống Bỉ đầy sầu thảm. Vào lúc họ đến, đám đông chờ đợi tay đang cầm cốc rượu vang đỏ sẫm được phục vụ trong ly nhựa trắng, đã bị trang phục của của Margiela dọa sợ.
Những lần casting cho show diễn cũng trái với lẽ thường. Người mẫu thường được tìm thấy trên phố hoặc ngoài cộng đồng thời trang. Nếu ngày nay đó đã là chuyện thường tình, thì vào lúc bấy giờ đó là điều chưa từng có. “Tất nhiên, thật dễ dàng hơn khi fitting trang phục dựa trên người mẫu chuyên nghiệp” – bà Meirens cho biết “Nhưng tôi không thích ý tưởng rằng phụ nữ phải trở nên hoàn hảo. Tôi cho rằng phụ nữ trên đường phố có thể diễn tả được điều gì đó. Tôi thích phụ nữ mạnh mẽ hơn xinh đẹp…” – các gương mặt người mẫu thường bị che đậy, thay vào đó người xem có thể tập trung hoàn toàn vào trang phục trình diễn.
Rất nhiều lần, Margiela chống lại hệ thống thời trang. Show diễn mùa thu năm 1989, Meirens đã đặt một quảng cáo in chi tiết bao gồm thời gian, ngày tháng và địa chỉ của chương trình trên một tờ báo miễn phí. Sau khi được phát hành, đội ngũ Margiela đã copy hàng trăm bản, đóng dấu đỏ và gửi đi “Đây là thư mời rẻ nhất từ trước đến nay” – Meirens nói. Trong trường hợp khác, người mua và truyền thông nhận được một tấm card trắng thô chỉ với số điện thoại, và khi họ gọi vào đó giọng nói vang lên từ thư thoại thông báo cho họ biết thời gian và địa điểm diễn ra show diễn.
Tuy nhiên, không có bất kì ý tưởng nào có ý nghĩa nếu thiếu vắng trang phục. “Với tôi, một trong những điều mạnh mẽ nhất về Martin là ông ấy làm cho những thứ rất phổ biến, bình thường hay rẻ tiền trở thành một thứ gì đó trang trọng” Meiren nói. Ông ấy luôn sử dụng loại vải lót đen shiny bình dân cho bộ suit của nam giới. Ông làm chiếc áo khoác chubby với đồ trang sức bạc và nhẫn nhựa màu vàng. Sau đó là gấu áo sờn, đường may ngược, sự tái sinh của vintage được tìm thấy từ những chiếc tạp dề của người thợ da cho đến những chiếc váy cưới cổ điển – vòng quay của trang phục thật sự lên xuống và đảo ngược. Rất chật vật để tìm được từ để miêu tả về công việc của Margiela, khi mà các nhà phê bình đã gắn cho nó từ “deconstructed”, mặc dù điều đó chưa bao giờ được nhà mốt chấp nhận. Nếu bỏ qua thuật ngữ “haute” và “humble” sang một bên, thì ông ấy là một nghệ nhân điêu luyện. Đôi vai của Margiela nói riêng – vô cùng vững chắc, to lớn và vững chãi – chứa đựng rất nhiều học thức uyên thâm.
Năm 1997, Meirens đã làm một thỏa thuận để Margiela được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của Hermès. Trách nhiệm của Margiela tại Hermès kéo dài sáu năm, đã không làm tổn hại đến đường lối truyền thống của nhà mốt, kết quả là những bộ trang phục đẹp đẽ không lỗi thời, sang trọng và tiết chế đã ra đời. Đối với Meirens, cam kết với Hermès chủ yếu nhằm vào một điều “Tất cả tiền bạc đều trở lại với công ty” bà nói, đề cập đến Maison Martin Margiela.
Mặc dù chắc chắn rằng có sự tưởng niệm đối với thương hiệu – cũng như với chính Margiela – thì cho rằng việc ông được tất cả mọi người kính trọng, thậm chí tôn vinh, không hoàn toàn chính xác. Meirens thường làm việc với những người không có nền tảng thời trang, tìm kiếm những người làm thuê bình thường hơn là thuê những người “cuồng loạn”. Và một trong số những người họ thuê có Patrick Scallon, người đã dẫn dắt cho đội ngũ truyền thông từ năm 1993 cho đến 2008: “Mọi người nhìn vào Margiela bây giờ thông qua lăng kính bỏ bé màu hồng” Scallon cho biết. “Họ đã quên rằng có thời họ không thích công việc của Martin tại Hermès. Làm thế nào mà một người tài năng đến vậy lại làm những thứ quá thương mại, quá buồn chán đến thế? Họ cũng ghét luôn show diễn của Margiela. Điều quan trọng là mọi người hiểu cái giá của việc được làm Margiela. Chúng tôi không quảng bá. Nhà thiết kế không ăn trưa với các nhà biên tập để xoa dịu họ. Văn phòng của chúng tôi nằm tại khu phố 18, một nơi xinh xắn, nhưng không phải là một nơi dễ chịu hay thuận tiện đối với các vị khách. Tại các show diễn, không có ghế ngồi. Những người căm ghét gọi đến vào buổi sáng sau đó thật không thể tin nổi”.
Thật không dễ dàng gì để tìm được số điện thoại được đăng ký để than phiền. Tên của công ty là Sarl Neuf (đặt theo con số chín may mắn của Meirens và Margiela) chứ không phải theo tên gọi của hai nhà đồng sáng lập. “Jenny rất thích những âm mưu, sự kiêu khích và cả những đòi hỏi miệt mài”, ông nói.
Meirens đã gặp Margiela vào năm 1983 khi bà đảm nhận vai trò chấm giải Golden Spindle Award, một cuộc thi được tổ chức bởi ngành công nghiệp dệt may Bỉ. Và ông là một người mới toanh. Thời trang Bỉ cũng chỉ mới được biết đến. Dirk Van Saene – người đã tốt nghiệp Mỹ thuật tại Học viện hoàng gia Antwerp một năm sau Margiela và là một phần của những gì được biết đến với tên gọi Antwerp Six – đã giành được giải nhất. Nhưng Meirens đã chỉ rõ cho Margiela: “Đối với tôi, như thế là tốt nhất. Tôi đã chiến đấu với họ” – bà nhớ lại và mỉm cười. “Trang phục được lấy cảm hứng từ giẻ lau các bác sĩ phẫu thuật, váy thì rất to và giày thì rất đẹp, rất vững chắc, với gót giày thấp như của nam giới, đôi giày cao gót nặng nề”.
Ngay sau đó, Meirens đã đưa bộ sưu tập của nhà thiết kế tài năng này bài bán ở cửa hàng cách tân của mình mang tên Crea, mở trước đó một năm trên đường Catherine ở trung tâm Brussels, khu vực được biết đến với chợ cá nhiều hơn là thời trang. “Jenny quyết định ra mắt ở khu vực lân cận và đó là những gì diễn ra cho đến ngày nay, Brussels là khu vực thiết kế được quảng bá nhiều nhất” – Margiela xác nhận lại sau này “Chúng ta nợ bà ấy một tượng đài”.
Tại Crea, Meirens đã giới thiệu các thiết kế của các nhà thiết kế đương đại Bỉ, còn có France Andrevie, một tên tuổi đang lên, Claude Montana và Yohji Yamamoto, những người đã làm thời trang Paris bùng nổ. Cửa hàng của bà là nơi để đưa ra chọn lựa thay thế vẻ đẹp “jolie madame” đang hiện hành. Meirens nói: “Những gì tôi chán ghét là phụ nữ luôn phải trông thật quyến rũ. Tôi nghĩ bạn quyến rũ hoặc không, không phải chỉ dựa vào việc khoe ngực hay chân thế là quyến rũ được”.
Margiela nhớ lại hồi ức, trong cửa hàng của Meirens đã sắp xếp trang phục dựa theo sắc, không phải dựa theo nhãn hiệu. “Mặc dù cửa hàng rất nhỏ, nhưng phòng thử đồ hoàn toàn hợp lý”, ông nói “Ở đó bà ấy có thể đưa ra những lời khuyên cho khách hàng, giống như một nhà tư vấn trang phục hay ‘personal shopper’ hơn là một chủ cửa hàng. Sau đó bà thiết kế một buổi triển lãm cho các nhà thiết kế cùng với nghệ sĩ Gorik Lindemans. Bà ấy thường phát hiện ra các tài năng, thu hút những người làm nghệ thuật và những người sáng tạo xung quanh. Bà ấy phát hiện ra công việc của tôi, bà ấy bị kích thích bởi nó, vì thế chúng tôi bắt đầu gặp gỡ nhau thường xuyên”.
Năm 1984, Meirens quyết định mở cửa hàng Comme des Garçons đầu tiên ở Bỉ. Bà nhớ lại lần đầu đến Tokyo để gặp Rei Kawakubo. “Tôi mặc toàn trang phục Margiela, kể cả đôi giày đang mang. Bà ấy nhìn tôi và không nói gì, cho đến cuối cùng tôi hỏi “cô nghĩ gì về bộ trang phục này?”. Bà ấy nói “Tôi thích đôi giày của cô rất nhiều”. Và bà ấy đặt một đôi. Tôi trở về phòng mình và gọi ngay cho Martin trong đêm: “Martin, tôi bán được đôi giày cho Rei Kawakubo”. Dĩ nhiên, ông ta hạnh phúc biết bao”.
Kawakubo đồng ý với đề xuất của Meirens, và cho đến ngày nay vẫn còn ấn tượng với những suy nghĩ của bà. Như Kawakubo đã nói “Jenny là một người mạnh mẽ, phương châm của bà ấy về trang phục rất mới mẻ và kiên quyết” – lời tuyên bố đến từ một nhà thiết kế đại tài dù chỉ có vài từ cũng có giá trị khen ngợi rất cao.
Margiela đã nhận ra sự đồng điệu hiếm có với Meirens, vào năm 1988 ông rời công việc ở Paris và để cho nhóm thiết kế Jean-Paul Gaultier tiếp tục hợp tác với bà. “ Chúng tôi cảm thấy đã sẵn sàng để trải nghiệm thời trang cùng nhau, ngôi nhà của chúng tôi sẽ trở thành Maison Martin Margiela”. Ông nói: “Chúng tôi chia sẻ những ý tưởng qua lại suốt cả năm, bà ấy xây dựng chiến lược và tôi tạo ra phong cách trong các bộ sưu tập”.
“Nó luôn là một cuộc trao đổi, nó xuất phát từ việc cùng động não. Dù ban đầu chỉ có Martin và tôi” – Meirens nói.
Bà đã dành một tuần làm việc tại thủ đô của Pháp, nơi Margiela đặt trụ sở, làm mọi thứ để gây quỹ hay tư vấn cho ông trong việc làm trang phục. “Nếu tôi nói phụ nữ có lẽ sẽ không thích điều này hay điều kia, ông ấy lắng nghe”, bà cho biết “Ông ấy nhìn có vẻ rất nghiêm túc”. Bà trở lại Bỉ mỗi tuần để duy trì hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ cho kế hoạch mới và chăm sóc cho hai đứa con, Sophie và Frank. “Tôi đã làm việc rất, rất, rất, rất chăm chỉ”, bà nói “Với một chút tiền tôi sẽ lái xe đến Paris, và có những khi tôi lo lắng về việc đổ đầy bình xăng”.
“Với tôi mọi thứ có vẻ như bình thường”, Sophie nói. “Jenny vắng mặt thường xuyên và để lại chúng tôi tự lo liệu mọi thứ cho chính mình. Bà không nắm tay chúng tôi. Bà sẽ trở lại vào cuối tuần để nấu nướng và chất đầy tủ lạnh. Đó cũng là lúc những tấm giấy ghi chú xuất hiện. Bà thích nó lắm. Căn nhà luôn luôn đầy những lời hướng dẫn: làm sạch nhà tắm sau khi tắm xong, làm điều này, điều kia, điều khác, điều nọ”. Sophie làm việc với mẹ của mình tại Margiela. “Ngay trước khi họ bắt đầu thành lập công ty, Jenny và Martin đã luôn ở cùng nhau rồi”, cô nói “Nó giống như hai tâm hồn tìm thấy nhau trong niềm đam mê cực đoan của họ”.
Ngay trước khi họ bắt đầu thành lập công ty, Jenny và Martin đã luôn ở cùng nhau rồi. Nó giống như hai tâm hồn tìm thấy nhau trong niềm đam mê cực đoan của họ.
Meirens và Margiela, theo cách nào đó, hoàn toàn bổ khuyết cho nhau. “Jenny mang đến nhiều thứ trên bàn” – Simons nói – “Bà ấy luôn có đầu óc kinh doanh, bạn biết đấy, một người phụ nữ rất, rất muốn kinh doanh. Những thứ diễn ra với Martin vào thời kì đó khá cực đoan. Để liên kết các ý tưởng đó với ‘O.K, hãy bắt đầu một công ty’, Jenny trở thành người tiên phong. Nó rất khác với hiện tại. Nó không có nghĩa là ngay lập tức tạo dựng sự nghiệp. Jenny và Martin biết rõ đâu là thế mạnh của đối phương. Tôi nghĩ bà thực sự gánh vác trách nhiệm, chăm lo cho những gì mà người bình thường cần phải chăm nom, vì thế Martin có thể hoàn toàn tự do”.
Vào thời điểm Meirens nghỉ hưu, năm 2003, bà đã đưa Margiela đi xa hết mức có thể. “Tôi đã mệt mỏi”, bà nói. Con quay của thời trang đã mang trở lại những sản phẩm mang thương hiệu và trang phục trophy, những thứ mà bà luôn muốn chống lại. Với số tiền nhận được từ việc bán công ty, bà mua căn nhà ven biển ở Puglia, nuôi một con chó nhỏ mang tên Luna cùng nhà đất trên đồi Pajottenland, nơi mà bà dành phần cuối đời mình ở đó.
Ngôi nhà được sơn đen, trái ngược với gam màu trắng quen thuộc, biểu tượng của Margiela. Đội ngũ Maison Martin Margiela, giờ dưới quyền John Galliano, vẫn luôn và sẽ mãi mặc chiếc áo blouses trắng của Margiela trong lúc làm việc. Người đứng đầu Margiela đã sơn trắng từ sàn nhà cho đến đồ gỗ ở cửa hàng và lót sàn bằng vải bông trắng. Ông ấy rất thích cái cách mà màu trắng xuyên qua thời gian và sự chuyển đổi của nó. Đó cũng là cách tạo ra lợi nhuận.
Giống với ý tưởng make-do-and-mend từng được chia sẻ bởi Margiela và Meirens, nó mang đến nét độc đáo và trong sạch với môi trường. Scallon nhớ lại mỗi tối thư tín sẽ được đóng kín trong các bao đựng bông thay vì giấy: “Một hôm trong văn phòng tôi nói với Martin rằng chúng ta phải gửi đi một món quà cảm ơn. Martin đi tới thùng rác, lấy ra một túi nhựa đựng đồ và buộc vào một góc”.
“Ngay cả khi bà ấy trông thấy thế giới tối đen, tôi nhìn thấy thế giới màu trắng” – Margiela nói “Và bên cạnh khoảng cách thế hệ của chúng tôi, chúng tôi đã hấp dẫn, thách thức và khiến cho đôi bên kinh ngạc. Nó đã trở thành một sự cộng sinh hoàn chỉnh. Đối với một nhà thiết kế trẻ, sự khởi đầu vô cùng quan trọng, vì thế tôi luôn biết ơn Jenny đã khởi tạo những giấc mơ hoang dại nhất của tôi thành một chiến lược kinh doanh hiệu quả.”
Trên căn gác của Meirens, ba khung tranh vintage nho nhỏ treo trên tường, chúng trống rỗng – những tấm canvas được cắt ra để trưng bày những tấm gỗ lâu năm, tương trưng cho nhãn hiệu Martin Margiela một thời. Với tính khiêm tốn, Meiren phản đối khi nghe nói rằng bà có đóng góp cho sự định hình của thời trang hiện tại. Meirens cho biết “tự do thể hiện sáng tạo và lòng dũng cảm và sự vững tin”, mảnh vải bông màu trắng là thành tựu đáng tự hào nhất của bà.
Tác giả: Susannah Frankel
Chuyển ngữ: Hoàng Khôi
Theo Nytimes