Bucket hat – Mũ tai bèo: Món phụ kiện đang làm nên cơn sốt từ sàn diễn thời trang xa xỉ đến thương hiệu Việt
Ngày đăng: 25/06/21
Chiếc mũ tai bèo – bucket hat, hay còn gọi là mũ xô, nó có lịch sử lâu đời, từng được ưa chuộng bởi những người chơi gôn, nông dân, binh lính và những chàng trai hip-hop. Và bây giờ, một lần nữa chúng lại trở nên phổ biến trong mùa Xuân Hè năm nay.
Sau đây là những điều bạn cần biết về món phụ kiện này và những câu chuyện đằng sau nó.
Cơn sốt mũ tai bèo
Một khi bạn bắt đầu để ý đến những chiếc mũ tai bèo, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong mùa Xuân Hè năm nay. Trên tài khoản Instagram của hậu vệ cánh phải Hector Bellerin, Arsenal; Trong sự hợp tác với Uniqlo của JW Anderson; Trong bộ phim tài liệu Teddy Pendergrass; Trong một bức ảnh của Kader Attia bên ngoài phòng trưng bày Hayward; Được Rita Ora đội trong cơn mưa tuyết; Trên sàn catwalk của Christian Dior và xuất hiện trên look book của các local brand.
Chúng có đủ loại mẫu mã từ dạng khăn hay vải in hình quả chuối, có logo hoặc không có logo, bằng vải kaki hay màu hồng neon với nhiều mức giá.
Asos cho biết doanh số bán mũ tai bèo của họ đã tăng 343% trong một năm, thiết kế trị giá 10 bảng Anh với hình mặt cười màu cam là phổ biến nhất trên trang web. Kangol đã sản xuất mũ tai bèo từ những năm 70. Trên toàn cầu, đơn đặt hàng cho chiếc mũ tai bèo của hãng tăng 339% vào mùa xuân năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mẫu Bermuda Casual của thương hiệu thì tăng 113%.
Mũ tai bèo giờ đây đã xuất hiện thường xuyên trên sàn diễn thời trang cùng với Dior, nó đã xuất hiện trong các buổi trình diễn của Craig Green, Prada và Burberry. Trong khi đó, Rihanna là “thần hộ mệnh” của mũ tai bèo khi diện chúng ở nhiều nơi.
Lịch sử về mũ tai bèo, dành cho những ai quan tâm!
Nhưng mũ tai bèo không phải là mới nổi. Nó có một lịch sử tương đối dài, nó được dùng trong thời tiết khắc nghiệt, sử dụng bởi quân lính và chúng còn mang nét văn hóa đại chúng.
Stephen Jones, thợ máy người Anh, người đã thiết kế những chiếc mũ tai bèo trên sàn diễn Dior, cho biết nó có thể là “Phiên bản cổ xưa nhất của những chiếc mũ. Nếu bạn nhìn lại thế kỷ 14, những chiếc mũ tai bèo đã xuất hiện. Bạn cần một thứ gì đó trùm lên đầu để bảo vệ tóc, và vành mũ, là để bảo vệ khuôn mặt của bạn”.
Chiếc Sou’wester là một trong những tổ tiên gần đây nhất của chiếc mũ tai bèo. Được thiết kế với vành mũ dài hơn ở phía sau và được làm bằng vải không thấm nước, nó được đặt tên theo những cơn gió Tây Nam và được các ngư dân làm việc ngoài khơi Cape Cod đeo. Amber Butchart, tác giả của Nautical Chic, nói rằng sou’westers “là một lựa chọn thời trang trong cơn sốt phục trang của những năm 20”, nó cũng xuất hiện trong bộ sưu tập của Vogue và Jean Patou.
Giống như kiểu đan Breton hay Aran, sou’wester cho thấy cách trang phục của ngư dân “hình thành nền tảng cho những món đồ kinh điển, sang trọng… Di sản của phong cách này vẫn còn ở lại với chúng ta ngày nay”.
Một phiên bản quân sự của chiếc mũ tai bèo lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 40 với tư cách là quân phục tiêu chuẩn cho Lực lượng Phòng vệ Israel, để bảo vệ binh lính khỏi ánh nắng sa mạc. Một chiếc khác được mặc bởi các binh sĩ Hoa Kỳ tại Việt Nam, sống mãi với hình tượng Trung tá Henry Blake trong bộ phim truyền hình M * A * S * H *.
Timothy Godbold, tác giả của Military Style Invades Fashion, chỉ ra nón tai bèo phổ biến ở Ireland vào đầu thế kỷ 20, nơi những người nông dân hay mang mũ tai bèo bằng len hoặc vải tuýt, vì chúng dễ giặt và cất vào túi.
Mặc dù sự tiện lợi và thiết kế bảo vệ của mũ tai bèo đã khiến nó trở nên phổ biến trong số đông, nhưng ban đầu nó vẫn chưa trở thành một biểu tượng thời trang. Chiếc mũ tai bèo là biểu tượng đặc trưng của người cựu hải quân may mắn Gilligan trong Gilligan’s Island, bộ phim sitcom của Mỹ những năm 60 về một nhóm người bị kẹt tại hoang đảo. Sau đó, chiếc mũ tai bèo được những người chơi gôn sự thay thế cho mũ phẳng.
Nhưng sau đó, chiếc mũ tai bèo đã sớm được phát hiện bởi một nhóm nhân khẩu học khác – những chàng trai và cô gái theo đuổi hip-hop ở Bronx vào cuối những năm 70. Eric Arnold, một nhà sử học và nhà tư vấn về hip-hop trong triển lãm Respect: Hip-Hop Style & Wisdom năm 2018 của Bảo tàng Oakland, cho biết những chiếc mũ tai bèo đã trở thành “một cách để xác định liệu bạn là một nhà văn hóa hay một tín đồ của hip-hop”. LL Cool J và Run DMC sau này cũng đã đội chúng.
Arnold gợi ý rằng việc sử dụng chiếc mũ của nhóm người chơi golf có thể được coi là một hình thức lật đổ, thách thức những ý tưởng về phong cách phù hợp cho một cộng đồng những người trẻ da màu sống ở các thành phố. Ông nói: “Tôi nghĩ đối với một số người, nó biểu thị sự phá vỡ và cải tạo lại thực trạng. Điều tương tự cũng xảy ra với Timberland và Polo, thậm chí cả MCM, Louis Vuitton và Gucci – những thương hiệu được coi là thời trang đường phố thành thị”.
Khi hip-hop di chuyển từ Bronx và trở thành hiện tượng toàn cầu giới vào cuối những năm 80, chiếc mũ tai bèo cũng trở nên nổi tiếng. Cùng với Kangol, Stüssy là cũng một thương hiệu quan trọng – mũ tai bèo với chữ “S” kép của nó đã được Beastie Boys quảng cáo và theo người đồng sáng lập Frank Sinatra Junior, chiếc mũ tai bèo chiếm 20% hoạt động kinh doanh của thương hiệu vào cuối những năm 80.
Chính những chiếc mũ tai bèo của Stüssy, và những mẫu mã khác của các thương hiệu thời trang đường phố tương tự, đã được sử dụng trên thị trường âm nhạc sôi động ở Anh. Người ta nhìn thấy một biển những chiếc mũ tai bèo tại đám đông trong buổi biểu diễn trên đảo Spike Island năm 1990 của Stone Roses, và tay trống của ban nhạc, Reni, cũng đội một chiếc mũ tương tự. Đối với King Adz, chuyên gia và tác giả về thời trang đường phố, chính điều này đã làm cho chiếc mũ xô trở thành biểu tượng.
“Đó là chiếc mũ của sự sôi động” anh nói. “Tôi hình dung ngay đến Đảo Spike, đài Centreforce, bùn trên đôi ủng Travel Fox từ một cơn mưa rào trên cánh đồng ngay bên ngoài Elstree vào năm 1989 ”.
Chính những khoảnh khắc văn hóa này đã tạo nên thành công hiện tại của chiếc mũ tai bèo. Sean Leon, giám đốc tiếp thị toàn cầu của Kangol, cho rằng sự hồi sinh hiện tại của chiếc mũ tai bèo là do sự hoài niệm của những người từ 19 đến 24 tuổi. “Tôi nghĩ rằng thế hệ ngày nay có lẽ đang khám phá lịch sử đầu những năm 80, 90,” anh nói. “Họ đang nhìn lại nó theo cách mà tôi sẽ nhìn lại những năm 70”. Không chỉ trong quá khứ mới có những người nổi tiếng đội nó. Leon đề cập đến bối cảnh hiện đại: Anderson Paak đã mang một chiếc trong Saturday Night Live, A $ AP Ferg mang những chiếc bằng vải cotton và Gully Guy Leo, một người có ảnh hưởng thời trang đường phố trẻ cũng vậy.”
Gully Guy Leo, một thiếu niên người Anh tên thật là Leo Mandella, có 715.000 người theo dõi trên Instagram, đội một chiếc mũ tai bèo kết hợp với kính râm nhỏ xíu, kiểu thời trang sẽ gây ấn tượng mạnh những quán bar. Theo Jian Deleon, giám đốc biên tập tại trang web thời trang đường phố Highsnobiety, đây là hiện thân mới nhất của mũ tai bèo. Anh nói: “Nó có lẽ phổ biến hơn như một món đồ tại hộp đêm hoặc phụ kiện cho cuộc sống về đêm hơn là với mục đích tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt bạn”.
Nhưng nó chỉ có ý nghĩa như vậy trong bối cảnh hiện đại – như một món đồ cổ điển, chắc chắn ý nghĩa của nó sẽ thay đổi một lần nữa. “Nó gợi nhớ đến những công dân cao tuổi, những chính khách lão làng của hip-hop và những cổ động viên bóng đá Anh,” Deleon nói. “Đó là một chiếc mũ đa ý nghĩa.”
Những chiếc mũ tai bèo thú vị từ local brand
Và nếu bạn đã bị chinh phục bởi những chiếc mũ tai bèo hay muốn bổ sung thêm vài chiếc vào tủ trang phục mình, thì có vài mẫu thú vị từ các local brand mà Style-Republik muốn giới thiệu đến bạn. Dẫu sao thì, với thời trang đang phát triển để trở nên toàn diện hơn, chúng tôi dự đoán rằng chiếc mũ tai bèo vẫn sẽ trường tồn bởi tính linh hoạt của nó.
Chuyển ngữ: Như Nguyễn
Theo Lauren Cochrane/ The Guardian