Nike sau phát ngôn “thương hiệu của Trung Quốc”: Cư dân mạng Trung Quốc chế giễu, toàn cầu đòi tẩy chay

Ngày đăng: 29/06/21

Cách đây vài ngày, Giám đốc điều hành John Donahoe đã có phát ngôn công ty là “một thương hiệu của Trung Quốc và dành cho Trung Quốc” khiến cả thế giới ngỡ ngàng. 

John Donahoe – CEO Nike gây bất ngờ với phát ngôn: “Chúng tôi đang là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đây, chúng tôi là thương hiệu của Trung Quốc và cho người Trung Quốc. Tài sản lớn nhất chúng tôi có ở Trung Quốc là niềm tin của người tiêu dùng. Khách hàng cảm thấy kết nối sâu sắc và mạnh mẽ với Nike, Jordan và thương hiệu Converse tại Trung Quốc. Điều đó là thật”. Donahoe nhấn mạnh hơn 40 năm kinh doanh của Nike tại Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng đây sẽ tiếp tục là một thị trường đang phát triển cho thương hiệu này.

Nike đưa ra mức doanh thu 1,9 tỷ USD tại thị trường Trung Quốc trong 3 tháng kết thúc vào ngày 31/5, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhận xét được đưa ra sau khi báo cáo doanh thu tăng trưởng với một nhóm các nhà phân tích Phố Wall trong một cuộc gọi báo cáo về thu nhập quý 4 mới nhất của Nike, Giám đốc điều hành John Donahoe trả lời câu hỏi về sự cạnh tranh do sự trỗi dậy của các thương hiệu Trung Quốc.

Báo cáo tiết lộ doanh thu tốt hơn dự kiến ​​và giúp công ty phục hồi từ khoản lỗ 790 triệu đô la Mỹ ở thời điểm thấp nhất của đại dịch, lên mức lợi nhuận 1,5 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, Nike đưa ra mức doanh thu 1,9 tỷ USD tại thị trường Trung Quốc trong 3 tháng kết thúc vào ngày 31/5, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Khi phát ngôn “một thương hiệu của Trung Quốc và dành cho Trung Quốc” này được công bố, theo Mothership đưa tin, cư dân mạng Trung Quốc đã lên tiếng chế giễu coi đây là hành vi vì tiền mà “uốn gối khom lưng” của thương hiệu. Không chỉ vậy, cư dân mạng toàn cầu cũng đã lên tiếng tẩy chay Nike lan rộng trên Twitter. Nhiều người dùng bày tỏ sự khinh thường đối với thương hiệu và cho rằng đây là hành vi phục tùng chính phủ Trung Quốc vì lợi nhuận.

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Nike, theo báo cáo cuối năm 2020, thị trường này đóng góp 1/5 tổng số doanh thu của thương hiệu. 

Vào tháng Ba năm nay, Nike có phát ngôn không sử dụng bông có nguồn gốc từ Tân Cương để chống lại việc người Uyghur bị cưỡng bức lao động trong tình trạng tồi tệ, theo một báo cáo được đưa ra từ phía Mỹ. Điều này Nike bị các cư dân mạng Trung Quốc tẩy chay. 

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Nike, theo báo cáo cuối năm 2020, thị trường này đóng góp 1/5 tổng số doanh thu của thương hiệu.

Doanh số của thương hiệu cũng ảnh hưởng rõ rệt. Nike đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng sụt giảm trên nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba’s Tmall, vào tháng 4, theo Bloomberg. Doanh thu của Nike cũng giảm 59% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, việc tẩy chay Nike cũng không hoàn toàn diễn ra triệt để với toàn bộ người tiêu dùng Trung Quốc. South China Morning Post đã chỉ ra rằng các đội tuyển thể thao đã hạn chế bình luận về các giao dịch mà họ có với Nike và Adidas. Trong khi đó, nhu cầu từ người tiêu dùng Trung Quốc vẫn cao đối với các sản phẩm hai thương hiệu hàng đầu này, đặc biệt là những sản phẩm được bán trực tuyến.

Truyền thông nhà nước cũng không đề cập đến việc tẩy chay, thậm chí hướng sự chú ý đến chính phủ Hoa Kỳ và đổ lỗi cho họ bị cáo buộc thao túng nhóm phi lợi nhuận Better Cotton Initiative đình chỉ cấp phép bông Tân Cương.

Thực hiện: K.