Tại sao những show diễn thời trang tại các điểm du lịch nổi tiếng đã không còn là ý tưởng hay?
Ngày đăng: 03/01/23
Đã qua rồi thời đại của Karl Lagerfeld – sự kinh diễm của những show diễn thời trang hàng đầu, giờ đây, giới truyền thông và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến môi trường nhiều hơn.
Một làn sóng chỉ trích đã nổ ra khi các nhà mốt lựa chọn trình diễn bộ sưu tập tại các địa điểm du lịch trên khắp thế giới, kéo theo hàng nghìn người cùng lượng khí thải từ máy bay, ô tô không cần thiết. Vậy, 2023, những show diễn thời trang tại các điểm du lịch nổi tiếng, có còn là một ý tưởng hay?
Tháng trước, hai nhà mốt hàng đầu thế giới: Dior và Chanel đã đem đến cho giới điệu mộ thời trang hai show diễn vô cùng ngoạn mục, với điểm đến là Cairo (Ai Cập) và Dakar (thủ đô của Senegal). Dĩ nhiên, hai show diễn vẫn khiến các khách mời vô cùng thích thú, nhất là Dior – với bối cảnh là kim tự tháp lớn nhất thế giới Giza, nhưng rất nhiều nhà báo bày tỏ nỗi băn khoăn trước ý tưởng đưa hàng trăm khách hàng, KOLs, người mẫu và nhân viên từ khắp nơi trên thế giới để đi du lịch 3 ngày và tham gia show diễn kéo dài vỏn vẹn 20 phút.
Vấn đề không nằm ở việc lãng phí tiền của (các ông lớn vốn nổi tiếng là giàu có), nhưng lượng khí thải do máy bay và ô tô di chuyển của lượng lớn khách hàng, VIC, nhà báo, người nổi tiếng,… – những vị khách với nhiệm vụ duy nhất là khơi dậy sự quan tâm “giả tạo” đến từ công chúng sau khi được truyền thông lăng xê, và sau vài ngày là rơi vào lãng quên mới là thứ cần cân nhắc.
Vanessa Friedman – nữ phóng viên đến từ The New York Times, người vốn không hay để ý đến các luồng ý kiến trái chiều không cần thiết như thế, nhưng lần này cũng không khỏi nghi ngờ về sự cần thiết của những chuyến đi xa hoa đầy phiêu lưu và lãng phí của Chanel. Hơn nữa, địa điểm, lựa chọn thiết kế cũng không phù hợp với hướng sáng tạo cụ thể nào.
“Quần áo dường như là cái cớ để đưa 850 người, trong đó khoảng 500 người từ khắp Châu Phi để đến Dakar. Bao gồm cả những người nổi tiếng như Pharrell Williams, Whitney Peak và Nile Rogers,… cũng tốt để quảng bá danh tiếng của thành phố như một trung tâm văn hoá, và Chanel với tư cách một nhà sáng tạo. Nhưng để làm gì? “Ông hoàng màu mè” hay để đơn giản để khoe rằng mình là một thương hiệu quyền lực toàn cầu?” – Nữ phóng viên chia sẻ.
Show diễn của Dior cũng gặp phải những nghi ngờ tương tự, tuy không ảnh hưởng đến những đánh giá về bộ sưu tập, nhưng cũng đủ để đặt ra một câu hỏi. Liệu những show diễn kết hợp với một điểm đến du lịch này có thực sự là một ý tưởng hay? Và liệu chúng còn có khả năng mê hoặc bất kỳ ai hay không?
Những show diễn này như đang đưa chúng ta chìm vào giấc mơ, và vỡ mộng lúc nào không hay. Điều tuyệt nhất: địa điểm thu hút với cảnh quan đẹp ngoạn mục, bối cảnh khiến sự kiện trở nên hấp dẫn hơn. Điều tệ nhất: Các điểm đến kỳ lạ trở nên nổi tiếng hơn, thu hút sự chỉ trích về chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tinh hoa, các hoạt động không bền vững,… Và kịch bản khác, việc tổ chức tại một địa điểm xa xôi khiến chu kỳ tin tức truyền thông (vốn chỉ trong 24h) sẽ buộc phải kéo dài hơn, thậm chí đánh mất đi “tính nóng hổi”, “xôi hỏng bỏng không” và cuối cùng là một sự kiện “flop” mọi mặt trên truyền thông!
Lẽ ra, các nhà mốt hoàn toàn có thể hô biến các show diễn của mình một các hoàn hảo và tốt hơn nếu bộ sưu tập được trình bày mạch lạc và kỹ lưỡng. Hãy nhớ rằng trung tâm của mọi show diễn là các thiết kế. Chúng ta vẫn luôn khắc ghi hình ảnh Martin Margiela ra mắt bộ sưu tập thời trang mới trong sân chung cư, Helmut Lang thậm chí còn không sử dụng sàn diễn thông thường, và Cristobal de Balenciaga còn trình làng bộ sưu tập thời trang cao cấp của mình với toàn thế giới ngay tại xưởng may.
Thế nhưng, Karl Lagerfeld – người khởi xướng cuộc đua đưa các show diễn thời trang đến tổ chức tại các địa điểm xa xôi và những nơi mang phong cách của các Pharaon, có mấy ai còn nhớ được khi ông ấy tổ chức buổi trình diễn trên một hòn đảo nhân tạo dựng ngoài bờ biển Dubai vào năm 2014? Hay khi ông đưa Fendi trình diễn tại Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc? Hay khi ông ấy chiếm toàn bộ đại lộ Paseo del Prado ở Cuba, mang theo một đội quân toàn những người mẫu, nhân viên thời trang? Ai còn nhớ?
Nếu như trong thời kỳ hậu đại dịch, giới truyền thông tương đối hoan nghênh sự trở lại của những chuyến thời trang du lịch, thì trong những tháng cuối năm 2022, các nhà bảo vệ môi trường ngày càng lo ngại cho sự trỗi dậy của hàng loạt “mánh khoé quảng cáo”, bất chấp lãng phí tiền bạc, tài nguyên, lựa chọn những địa điểm không phù hợp chỉ để đổi về hiệu ứng “wow” của người hâm mộ.
Nói cách khác, thời trang du lịch đã lỗi mốt trong năm nay, nếu không muốn nói là hết sức lỗi thời và xa hoa “lạc quẻ”. Một “mánh khoé quảng cáo” khác, mang tên “trải nghiệm”, khi các thương hiệu phung phí hàng trăm euro cho vận chuyển hàng không và mặt đất để quảng cáo viên nang mùa đông ở những địa điểm trượt tuyết độc quyền: từ Courmayeur đến St.Moritz, qua cả Cortina d’Ampezzo,… Trong khi có lẽ, một bảng quảng cáo được đặt trực tiếp, hay một quảng cáo phụ xuất hiện trên báo chí còn đem lại giá trị truyền thông cao hơn.
Tất nhiên, việc tổ chức show diễn tại các địa điểm cụ thể thường nhằm củng cố sự hiện diện của thương hiệu tại thị trường đó, đó là lý do vì sao Louis Vuitton, Prada, Gucci lại tổ chức song song các show diễn tại Châu Âu và Châu Á, tại sao Celine lại trình diễn ở Los Angeles và tại sao Marni sẽ trình diễn ở Tokyo vào tháng hai, sau đó sẽ quay trở lại Milan để kỷ niệm ngày thành lập. Trong những trường hợp khác, các show diễn với những điểm đến du lịch đều có lý do riêng của nó, chẳng hạn, các buổi trình diễn ở Roman của Fendi và Valentino, cân bằng tác động đến môi trường từ show diễn bằng cách tài trợ cho các hoạt động trùng tu di sản nghệ thuật Rome, Nhà tắm Caracalla, Bậc thang Tây Ban Nha,… Tuy nhiên, những hoạt động bảo vệ môi trường này vẫn còn rất mờ nhạt, ví dụ như Gucci. Hãng đã thông báo rằng show diễn sẽ không phát thải, có nghĩa là “bất kỳ lượng khí thải nào không thể giảm hoặc tránh được, bao gồm những khí thải liên quan đến việc đi lại của khách hàng và nhân viên, sẽ được chuyển đổi thành nguồn tài trợ cho các sáng kiến trồng rừng.” Ở những nơi khác, mọi người vẫn đầy nghi hoặc về Fashion Trust Arabia 2022 – chương trình vinh danh các siêu sáng kiến về thời trang, đang mang toàn bộ những tinh hoa thời trang thế giới đến Doha trong vài ngày, đồng thời thu hút các siêu mẫu, Influencers và người nổi tiếng bay đến Trung Đông từ các địa điểm trên khắp thế giới.
Và những Influencers, ngay cả khi họ chỉ đang làm công việc của mình, có lẽ, chúng ta nên bắt đầu quy trách nhiệm cho họ về lượng khí thải do các chuyến đi vòng quay thế giới của họ tạo ra. Một số người nổi tiếng hàng đầu trong ngành, không cần nhắc đến tên, vẫn đang sống trong những chuyến du lịch không ngừng: liên tục trên máy bay, băng qua Đại Tây Dương như thể đang đi siêu thị, luôn ở một địa điểm mới như Châu Âu hoặc Bắc Phi, dành ba mươi ngày cuối tuần mỗi năm để thăm những địa điểm mới bằng máy bay dân sự, máy bay tư nhân, ô tô, du thuyền,… đốt cháy hàng hecto lít nhiên liệu. Thậm chí, cách các Influencers “lên đồ” cũng khiến môi trường ô nhiễm, có cả một đoàn những tài xế, người giao hàng, trợ lý,… đi đi lại lại từ phòng trưng bày đến khách sạn chỉ để giúp các Influencers có vẻ ngoài “lồng lộn” trong vòng chưa đầy một giờ, hoặc tặng những mòn quà (mà họ thường không muốn) đến từ hàng trăm dặm, và đống quà đó, sẽ lấp đầy khoang chứa máy bay hoặc xe tải.
Một lần nữa, vấn đề không phải là số tiền mà các thương hiệu hay người nổi tiếng đã chi ra, mà là lượng khí thải tích luỹ từ các cá nhân tạo ra dưới danh nghĩa “marketing”. Sẽ hợp lý hơn nếu họ là Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc kinh doanh – những người bắt buộc phải đi công tác, nhưng rõ ràng, không cần phải đi xa, các Influencers vẫn có thể sáng tạo ra các nội dung trên mạng xã hội trong các khách sạn năm sao gần đó. Tháng 12 năm nay, trong Lễ trao giải Thời trang của London, các trải nghiệm trên núi và các show diễn trên khắp thế giới, đã khiến hàng nghìn người phải di chuyển thực tế hàng tuần.
Mặc dù trên các phương tiện truyền thông, không có phản ứng nào quá dữ dội về các show diễn và trải nghiệm du lịch trong vài tháng qua, nhưng những màn phô trương không phù hợp này không tạo ra văn hoá thực sự, cũng như không đáp ứng được bất kỳ mục đích nào. Nếu chúng ta vẫn đang ở thời đại của Lagerfeld, khi mà di chuyển một tảng băng nặng 265 tấn từ Thuỵ Điển đến Grand Palais ở Paris là điều có thể chấp nhận được. Nhưng thật không may, thời đại đó đã qua, cuộc khủng hoảng khí hậu và các vấn đề xã hội đã biến sự tráng lệ đó trở thành sự lãng phí gần như vô đạo đức. Và có lẽ trong năm 2023 tới, các show diễn thời trang tại các điểm đến du lịch sẽ không còn là một ý tưởng hay!
Thực hiện: Heidi Trương
Theo NSS Magazine