Cảm hứng được “mượn” từ hình ảnh của bầu trời trong các thiết kế thời trang

Ngày đăng: 12/03/23

Theo cosmogony, Trái Đất được hình thành từ bốn nguyên tố cốt lõi: lửa, không khí, đất và nước. Đối với các triết gia cổ đại, không khí là biểu tượng của sự cân bằng, là “cầu nối” hòa giải giữa nước và lửa, chúng còn có ý nghĩa là mang đến sự thuần khiết của tinh thần và trí tưởng tượng sống động.

Có lẽ vì những lý do này mà giới thời trang đã dễ dàng nắm bắt được yếu tố này và đưa chúng vào quần áo, lấy cảm hứng từ luồng gió thanh tao và sự nhẹ nhàng của mây. Thậm chí đôi khi được “hóa trang” dưới hình dạng của phụ kiện, đôi khi yếu tố ấy còn là ý tưởng cho cả bộ sưu tập.

Editorial Gallery: Lady Gaga for Vanity Fair | SHOWstudio
Tạo hình của Lady Gaga khi chụp cho tạp chí Vanity Fair năm 2010

Nếu ta bỏ qua vô số lần các nhà thiết kế đã chọn vải tuyn để tạo nên những đường diềm xếp nếp lộng lẫy, hay những phom dáng bất quy tắc đã khiến các nhà thiết kế như Issey Miyake và Iris Van Harpen trở thành những thương hiệu dẫn đầu không thể tranh cãi trong làng thời trang phản trọng lực, hãy cùng nhau khám phá lại những bộ thiết kế nổi tiếng nhất mà được “lồng ghép” với yếu tố không khí góp phần đưa chúng trở thành “nhân vật chính” trong các tuần lễ thời trang, từ đồ họa siêu thực của Virgil Abloh đến chiếc váy máy bay “điều khiển từ xa” của Hussein Chalayan.

Shift Souls | Collections | Iris van Herpen
Đường vân độc lạ khiến ta liên tưởng đến những đám mây bồng bềnh
Loewe's Padded Bomber Is Shaping Up To Be This Winter's Must-Have | British Vogue
Chiếc áo vừa được bơm hơi của nhà Loewe
The Big Blow Up: Moschino Spring/Summer 2023 Collection - V Magazine
Đúng chất “phồng như bong bóng” trong BST Xuân/Hè 2023 của thương hiệu Moschino

Thời trang “bong bóng” 

Những trò đùa về lạm phát kinh tế trong giới thời trang đã xuất hiện từ lâu, cũng như câu nói cửa miệng của mọi người: các nhà thiết kế như những quả bóng bay. Có thể là do đại dịch khiến mọi người hoài niệm về tuổi thơ, hoặc có thể là do Sam Smith mặc bộ áo liền quần màu đen rất buồn cười đã khiến xu hướng lấy cảm hứng từ bong bóng bắt đầu trở lại. Tuy nhiên, có vẻ như xu hướng mới về quần áo và phụ kiện “phồng như bong bóng” đang ở trên đầu ngọn xu hướng. Sự suy giảm kinh tế sắp xảy ra chào đón chúng ta vào năm 2023 này trước tiên đã thể hiện trong thế giới thời trang với sự biến mất của hàng loạt các trang sức trên thảm đỏ, sau đó là cơn sốt trang phục phồng như bong bóng.

Trước bộ đồ của Sam Smith do Harri thiết kế, đã có vô số thứ tự phụ kiện được xem là lỗi thời: giày lười và túi “mềm” của Prada – bộ sưu tập được TikTok đặt tên là “Puff-ification of Prada” – và Jacquemus, áo khoác bomber Loewe được yêu thích của các cô nàng Kendall Jenner và Taylor Russel, cùng bộ sưu tập SS2023 của ông hoàng hài hước đa sắc màu Jeremy Scott, người không bao giờ chậm chân trong trào lưu thời trang tự ti.

Brit Awards 2023: Sam Smith Wears Latex Jumpsuit on Red Carpet
Sao Hollywood Sam Smith cũng bắt kịp xu hướng này trong lễ trao giải Brit Awards 2023

“Tôi bắt kịp xu hướng và đưa nó vào bộ sưu tập” – nhà thiết kế nói ở hậu trường. Người ta không biết chính xác ai là nhà thiết kế đầu tiên “khởi xướng” xu hướng này, một số người đã góp phần nâng cao độ thảo luận sôi nổi trong bộ sưu tập của nhà thiết kế Fredrik Tjærandsen đã trình diễn vào năm 2019 khi anh cố gắng hoàn thành luận văn của mình tại Đại học Central Saint Martins ở London.

Bầu trời xanh và chủ nghĩa siêu thực được mô tả một cách mơ hồ 

Cũng giống như lửa, hình ảnh được lấy cảm hứng từ không khí cũng xuất hiện bằng những thiết kế siêu thực trong thế giới thời trang. Mây và bầu trời xanh tràn ngập trong họa tiết của các loại vải và đồ da của Louis Vuitton vào năm 2020 khi buổi trình diễn thứ tư do Virgil Abloh thiết kế diễn ra trong Tuần lễ thời trang Paris mùa đông. Bối cảnh cũng được “trang trí” với hình ảnh bầu trời đầy nắng, nhìn như xa chúng các bộ trang phục trông cực kì mờ ảo. Bước trước Abloh, Jonathan Anderson và Bill Gaytten cũng đã thử nghiệm những đồ họa này vào bộ sưu tập năm 2017 cho Loewe và 2013 cho John Galliano. Vào năm ngoái, Sarah Burton đã sử dụng những hình ảnh tương tự cho một số bộ trang phục thuộc BST Xuân/Hạ của hãng Alexander McQueen, như một biểu tượng của sự tự do và phóng túng.

Burton đã từng chia sẻ trong BST năm đó: “Từ bỏ quyền kiểm soát và đương đầu trực tiếp với những điều không thể đoán trước là một phần của ngoài tự nhiên, [BST gợi lên cảm hứng] để nhìn và cảm nhận nó ở mức độ mãnh liệt nhất, để hòa làm một với một thế giới rộng lớn và quyền lực hơn chính chúng ta”. 

John Galliano Spring 2013 Menswear Collection | Vogue
Họa tiết được in hình những đám mây trong BST Xuân/Hè 2013 của John Galliano
For Spring 2022, Alexander McQueen Soars Through London Skies - Fashionista
BST Xuân/Hè 2022 của thương hiệu Alexander Mcqueen
Louis Vuitton FW20 Paris Fashion Week Runway Show | Hypebeast
Louis Vuitton diện cả bộ trang phục bầu trời ton-sur-ton với cả background trong BST menswear Thu/Đông 2020

 

 

Gisele Bundchen Loewe Fall / Winter 2017 Campaign | Printed handbags, Loewe, Loewe bag
Chiếc túi “chứa đựng” cả bầu trời ra mắt trong BST Loewe Thu/Đông 2017

McQueen và Chalayan đã kết hợp chúng với công nghệ

Alexander McQueen's Kate Moss Hologram Is Being Revived
Chẳng có gì có thể ngăn cản sức sáng tạo của Alexander McQueen trong BST Thu/Đông 2006
shreya on Twitter: "Alexander McQueen Fall 2006 https://t.co/hQFXUH4J77" / Twitter
BST Alexander McQueen Thu/Đông 2006

Khi đề cập đến các show diễn thời trang với concept cầu kỳ và độc lạ, ít ai có thể không nhắc đến huyền thoại Alexander McQueen trong giới thời trang. Mặc dù thực tế là nhà thiết kế người Anh thường chọn những màu sắc được lấy hình tượng từ yếu tố lửa như sắc đỏ trong các bộ sưu tập của mình, chẳng hạn như trong BST ‘Joan’ và ‘Highland Rape’ và trong vô số BST thể hiện lòng tôn kính đối với cội nguồn Scotland của ông ấy – nhưng có vẻ như trong tất cả các BST thì BST ‘The Widows of Culloden’ chắc chắn thuộc vào “hàng hiếm” nổi bật nhất.

Chúng được tổ chức vào tháng 3 năm 2006 trong bộ sưu tập ra mắt tại Paris, trên một sàn catwalk bằng gỗ được bao quanh bởi một kim tự tháp bằng kính tương tự như của Louvre. Âm thanh của gió được lồng ghép vào nhạc nền của chương trình để gợi đến bầu trời lạnh giá, các người mẫu bước trên đường băng với những sản phẩm bồng bềnh do nghệ nhân thiết kế phụ kiện người Ireland – Philip Treacy sáng tạo, để tưởng nhớ nàng thơ trong lịch sử của nhà thiết kế Isabella Blow được thể hiện rõ ràng niềm đam mê lấy cảm hứng từ động vật trong các BST của McQueen.

Bên cạnh sự tinh tế khó quên của concept lần này, điểm nổi bật còn lại là sự xuất hiện của Kate Moss, được phác họa trong hình ảnh ba chiều như đang lơ lửng trong không trung trong bộ thiết kế bồng bềnh như những đám mây. Đó là một khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử, không phải vì việc sử dụng công nghệ tiên tiến này, mà còn vì sự lựa chọn chọn Kate Moss, một siêu mẫu chỉ vài tháng trước đó đã mất nhiều hợp đồng với các nhà thiết kế lâu đời sau khi trở thành trung tâm của một vụ bê bối lớn, được giới truyền thông Anh chụp ảnh khi đang sử dụng cocaine tại một bữa tiệc. Với một hình ảnh gợi cảm khiến khán giả không nói nên lời, McQueen đã tạo cho Moss một hình ảnh bay bổng đẹp như mơ, tái lập danh tiếng của cô trở lại đỉnh cao như một biểu tượng vĩ đại.

File:Remote Control Dress, 1999. Hussein Chalayan (2).jpg - Wikimedia Commons
Chiếc váy được lấy cảm hứng từ máy bay phản lực có tên Remote Control Dress
CASE of CURIOSITIES: AIRBOURNE: Hussein Chalayan Airplane Dress
Độc đáo là thế, đây là thiết kế của Hussein Chalayan trong BST Xuân/Hè năm 1999

Nhà thiết kế người Síp Hussein Chalayan cũng đã sử dụng nguồn cảm hứng này cho bộ sưu tập Echoform năm 1999 của mình. Đây là một nhà thiết kế giống như McQueen, đã đi vào lịch sử với những buổi trình diễn kết hợp giữa thời trang với nghệ thuật trình diễn. BST lần này được trình diễn trên đường băng toàn màu trắng và chúng được mở đầu bằng một diện mạo tương lai vô cùng ấn tượng: một chiếc váy sợi thủy tinh sáng bóng được kết hợp với hình dáng của thân máy bay, khi người mẫu Audrey Marney lên đến đỉnh của đường băng, mọi thứ bắt đầu di chuyển, một số phân đoạn của chúng bắt chước sự chuyển động trước khi cất cánh của máy bay. Ý tưởng đằng sau thiết kế này dựa trên mối liên kết phức tạp giữa nhà thiết kế với thế giới trong ngành hàng không, cũng được Chalayan sáng tạo trong bộ váy Airmail Dress, một chiếc váy làm bằng vải giống như giấy có tên là Tyvek, có thể gấp lại và gửi đi.

Hussein Chalayan's Airmail Dress | Central Saint Martins
Điểm nổi bật của Airmail Dress chính là khả năng gấp lại như một bức thư.

Thực hiện: Mỹ Tâm

Theo Nss Mag